John Barrow, nhân viên tòa đại sứ đầu tiên của Anh tại Trung Hoa (1792), sau này ông được thăng tiến đến chức phó tự lệnh Hải quân Anh. Trong bài viết A Voyage to Cochinchina, in the Years 1792 and 1793 có một chi tiết đặc biệt về vua Gia Long: “He neither makes use of Chinese wine, nor any kind of spirituous liquors, and contents himself with a very small portion of animal food, a little fish, rice, vegetables and fruit, with tea and light pastry, constitute the chief articles of his diet. Like a true Chinese descended, as he boasts to be, from the imperial family of Ming, he always eats alone, not permitting either his wife or any part of his family to sit down to the same table with him.”
Ngô Bắc dịch như sau: “Ngài không uống rượu nho của Tàu cũng như không dùng bất kỳ loại rượu mạnh nào khác, và lấy làm hài lòng với một lượng thịt rất nhỏ. Một ít cá, cơm, rau và trái cây, cùng với trà và chút bánh ngọt, tạo thành các đồ ăn chính trong thực đơn hàng ngày của Ngài. Giống như một hậu duệ Trung Hoa thực sự, như Ngài từng tuyên xưng, của một vương gia nhà Minh, Ngài luôn luôn dùng bữa một mình, không cho phép vợ Ngài hay bất kỳ người nào khác trong gia đình được ngồi ăn cùng mâm với Ngài…”
Ban đầu đọc đoạn này, tôi cảm thấy khó hiểu. Chẳng lẽ Gia Long đã từng xác nhận mình là hậu duệ của một vương gia nhà Minh?
Hôm nay, nhân đọc bản dịch Hải quốc văn kiến lục của Trần Luân Quýnh trên talawas, phát hiện thêm 4 tài liệu ghi rõ ràng rằng Nguyễn Hoàng gốc người Trung Quốc:
1. Hải quốc văn kiến lục: Họ bên ngoại (của chúa Trịnh) được giao giữ đất Thuần Hóa, tùy vào nơi trú đóng và theo thế đất mà lập pháo đài Mã Long giác, cách một sông ở phía bắc là pháo đài Giao Chỉ, lấy [sông này] làm ranh giới. Từ Thuần Hóa đi về Nam đến Chiêm Thành là nước Quảng Nam, còn gọi là An Nam. Vua [An Nam] họ Nguyễn, gốc họ người Trung Quốc.
2. “Hoàng triều văn hiến thông khảo”, mục “Tứ Duệ” viết: “廣南國為古南交地,王本中國人,阮姓。歷代以來通職貢/ nước Quảng Nam là đất cũ Nam Giao, vua gốc người Trung Quốc, họ Nguyễn, các đời đều sang nộp cống”.
3. Từ Diên Húc trong “Việt Nam tập lược”
4. Phan Lai trong “Toại Sơ Đường văn tập”.
———————
Xin đặt cuối entry này một dấu hỏi, cũng như đã đặt ở tựa đề. Mong được các vị thức giả chỉ bảo thêm.
Recent Comments