Mỹ và Pháp đạo nhạc Trịnh Công Sơn!

67 Comments

Sau entry “Nghi án Trịnh Công Sơn copy nhạc“, phản hồi thật sự nằm ngoài tưởng tượng của tôi. Entry ấy tôi viết trên blog cá nhân, một dạng nhật ký cá nhân với những dấu hỏi và hy vọng được thỉnh giáo giới chuyên nghiệp. Logic rất đơn giản, tôi từng là khách hàng trả tiền cho những sản phẩm âm nhạc của TCS, tôi có quyền đặt câu hỏi. Bạn sẽ làm gì nếu một ngày đi mua trứng vịt lộn mà bị bán cho trứng cút lộn?

Từ nhật ký cá nhân lên Báo điện tử thì vấn đề đã trở nên hoàn toàn khác. Người đọc Báo điện tử không còn là vài chục bạn bè thường ghé qua blog tôi mỗi ngày nữa. VTC khai thác ngay nguồn tin mà không đắn đo được mất. Thanh Niên tinh đời hơn, họ có nửa trang nhất hoành tráng với ảnh lấy từ gia đình TCS và một cái tựa về bản chất chả khác gì VTC nhưng khó bắt bẻ. Được dịp, nhiều nhạc sĩ và ca sĩ đua nhau múa mép một cách đầy cảm tính, đôi khi xỉ vả tôi không tiếc lời.

Tôi đã thầm nhủ chấm dứt từ hôm qua với việc sửa chữ “đạo” thành “copy” cho nó nhẹ nhàng, tuy trong lòng bức bối không kể xiết. Tuy vậy, như người ta thường nói “Ở hiền gặp lành”, “Cây ngay không sợ chết đứng”, hôm nay có hai độc giả của tôi gửi đến cho tôi hai cặp ca khúc có nét giống nhau không khác gì “Con mắt còn lại” và “The syncopated clock”. Rút kinh nghiệm “xương máu” tôi kết luận ngay chính người Pháp và người Mỹ đã đạo nhạc Trịnh Công Sơn. Tôi hy vọng nhạc giới Pháp và Mỹ đừng cảm tính như nhạc giới Việt Nam, trả lời giúp tôi nghi án mới này.

1. The Syncopated Clock đạo Con mắt còn lại.

2 và 3. Domino là bản nhạc mở đầu mà bất cứ người học Guitar nào cũng gặp. Nó đạo bài “Diễm xưa” và “Rừng xưa đã khép” của Trịnh Công Sơn: Hai bản nhạc này cùng giọng, ba nốt làm nên motive chủ đạo lập đi lập lại rất giống nhau SI ĐÔ SI – LA SI LA. Điều khác nhau ở hai bản này chỉ là nhịp 3/4 và 2/4 và những nốt phát triển lên từ motive chủ đạo. Thoạt nghe khó nhận ra hơn “Con mắt còn lại” và “The syncopated clock”.

4. Harlem Nocturne đạo bài “Hạ trắng” của Trịnh Công Sơn: Có hẳn một câu gần giữa, giống như hai trẻ sinh đôi cùng trứng.

5. Boulevard tiếp tục copy “Chiếc lá thu phai“. Kiểu này thì “Hồ sơ thần copy” chắc còn dài lắm.

6. Chủ Nhật Buồn nhạc Tây. Đạo bài Lời buồn thánh của Nhạc sĩ vĩ đại của thế giới – TCS

Extra Bonus: “Blowin in The Wind” của nhạc sĩ, chủ nhân giải Nobel văn học 2016 đã copy ý tưởng “Để gió cuốn đi“.

———-

Xin người đọc tự đánh giá khi nhấn vào các link đã ẩn tại mỗi bài hát. Tôi cấm tất cả những ca sĩ và nhạc sĩ đã bình luận và bênh vực cho TCS trên các báo không được bênh vực người Pháp và người Mỹ trong trường hợp này, để tránh cảm tính “ghét cay ghét đắng” văn hóa tư bản thực dân, dẫn đến những kết luận không tỉnh táo và thiếu lý trí.

Ảnh minh họa: Bên trái, quyển sách cáu bẩn thời gian vì tôi đã sử dụng hồi bé và bây giờ sắp đến con gái 8 tuổi của tôi sử dụng để học đàn Piano. Bên phải là quyển ca khúc TCS thời sinh viên tôi đã mua, giá của nó cao hơn học bổng 40 ngàn đồng tháng của tôi. Hóa ra tôi đã phí tiền mua quyển sách có bài nhạc Pháp kia, vì nhạc sĩ đã đạo bài “Rừng xưa đã khép” của TCS. Tôi sẽ kiện NXB trả lại tiền cho mình.

——————–

Cập nhật 17.04.2011:

Không như lý luận siêu phàm của một số người là tôi rảnh quá, không có việc gì làm nên mới phát hiện Mỹ – Pháp đạo nhạc TCS. 3/4 phát hiện do các bạn đọc blog tôi chỉ ra và báo chí góp phần phát tán tài liệu liên quan. Do vướng liên tiếp các chuyến công tác nước ngoài, tôi không có nhiều thời gian cho đến ngày 29.4. Xin thành thật xin lỗi các bạn nếu không trả lời comment. Ngoài ra số comment chửi bới thỉnh thoảng tôi mới cho lên một cái, để các bạn hình dùng ra chân dung một nhóm fan nào đó của nhạc Trịnh. Đã bước vào thế giới mạng thì phải chấp nhận sống chung với lũ thôi. 🙂

Ảnh: Máy bay vừa hạ cánh xuống Bangkok

Ai sẽ minh oan cho Trịnh Công Sơn?

1 Comment

Báo Đất Việt – 5 giờ trước 40 lượt xem

Ai se minh oan cho Trinh Cong Son?

Một lần nữa, cách làm báo kiểu “giật gân”, “câu khách” lại bị cộng đồng mạng phê phán khi động chạm đến tên tuổi của một cây đại thụ làng âm nhạc Việt.

Ngày 13/4 vừa qua, một tờ báo mạng Việt Nam đã làm người đọc ngỡ ngàng với một bài viết có tiêu đề “Trịnh Công Sơn dính nghi án đạo nhạc?”. Nội dung bài viết đưa ra nghi vấn ca khúc Con mắt còn lại của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn giống một tác phẩm âm nhạc cổ điển của Mỹ.

Bài viết nhanh chóng được nhiều báo khác đăng tải lại và trở thành đề tài tranh cãi trên nhiều diễn đàn trực tuyến. Trong các cuộc tranh luận, vấn đề chính được đặt xoay quanh chuyện bài hát của nhạc sĩ Trịnh Cơng Sơn “giống” hay “khác” bản nhạc của Mỹ.

Nhưng còn một vấn đề khác không kém phấn quan trọng cũng được rất nhiều người bàn luận. Đó là cách ứng xử của những người đưa tin đối với một nghệ sĩ lớn của đất nước, khi những thông tin nhạy cảm được đưa ra vào thời điểm kỷ niệm 10 năm ngày mất của ông mới diễn ra cách đây ít ngày.

Với những chứng cứ mơ hồ, chưa qua thẩm định của các chuyên gia âm nhạc mà cái gọi là “nghi án đạo nhạc” đối với nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã xuất hiện tràn làn trên mặt báo là một điều khó có thể chấp nhận. Nhiều bạn trẻ bất bình khi một số tờ báo vừa qua đã đưa nghệ sĩ đáng kính Trịnh Công Sơn, người đã về với đất mẹ, để đặt ngang hàng với mấy ca sĩ, người mẫu “dính nghi án” đạo nhạc, lộ ảnh nóng. Trên trang WordPress, một blogger bày tỏ quan điểm: “Biển trời âm nhạc mênh mông, có vô tình chạm nhau một chút là lẽ thường tình. Nhạc sĩ Trịnh tài hoa chưa hẳn viết cho mọi người thưởng thức mà chủ thể nói lên tiếng lòng của mình. Không nên dùng từ “đạo”, thế là hết sức xúc phạm”.

Lấy làm buồn vì chuyện tên tuổi Trịnh Công Sơn bị xúc phạm, blogger doidau tâm sự trên Blog Yume: “Sáng nay, mở các trang báo mạng, thấy la liệt những tin dạng: Trịnh Công Sơn dính nghi án đạo nhạc, Trịnh Công Sơn cũng đạo nhạc?… Là một người yêu Trịnh, thông tin trên khiến tôi thật sự ngỡ ngàng. Trịnh mất đã 10 năm rồi, ai sẽ giải thích hay minh oan cho ông đây?

Đạo có nghĩa là ăn cắp, chôm chĩa. Giới văn nghệ sĩ người ta có thể bỏ đi tất cả chỉ để giữ lại riêng mình chữ “sĩ”. Vậy khi mình chưa khẳng định được điều gì mà lại giật cái tít “đạo nhạc” vào cái tên Trịnh Công Sơn, các bạn có còn đạo đức nghề để thấy lòng áy náy?”.

Blogger này kết luận: “Với công chúng yêu nhạc thật sự, Trịnh có “đạo” hay không bài hát ấy, cũng sẽ không làm suy giảm chút nào lòng mến mộ mà họ đã dành cho ông. Lòng mến mộ – nó quá nhỏ bé và tầm thường so với những gì ông đã sống, đã để lại cho đời”.

Trên diễn đàn Aeguitar.org, thành viên ktslevanhoc nhận định: “Trong suy nghĩ giữa người với nhau luôn có đồng cảm, luôn có những suy nghĩ cùng bộc phát giống nhau. Âm nhạc cũng vậy. Việc hai tác phẩm âm nhạc giống nhau một nét nào đó là chuyện bình thường. Chỉ có một bài nhạc mà gán ghép tên bác Trịnh Công Sơn với từ “đạo nhạc” thật là bất công”.

Ngay cả cách sử dụng ngôn từ “dính nghi án” dường như cũng chứa đựng sắc thái thiếu tôn trọng cố nhạc sĩ. Thành viên Lam_blue (diễn đàn Linkhay) bảy tỏ: “Ghét cái từ ‘dính nghi án’ quá. Đưa người đang nằm dưới ba tấc đấc lên để đặt ngang hàng với mấy ca sĩ, người mẫu dính nghi án đạo nhạc, lộ ảnh nóng thì có chấp nhận được không?”.

Thành viên luclac2009 (diễn đàn Web trẻ thơ) không giấu nổi sự ngán ngẩm: “Ôi lại một chiêu ăn theo người nổi tiếng. Cái đáng nói là đặt ra cái gọi là ‘nghi án đạo nhạc’ với một người đã khuất là chẳng ‘chơi đẹp’ chút nào…”.

Đồng tình với nhận định trên, thành viên Euphoria webtretho chia sẻ: “Không thần thánh hóa, nhưng không có nghĩa là mang tên tuổi người ta (nhất là người đã khuất) ra gán với những thông tin nghe hơi nồi chõ rồi xào lại thành bài. Một nửa cái bánh mì thì vẫn là bánh mì, nhưng một nửa sự thật thì không phải là sự thật, nữa là đây còn chả có mẩu bánh nào”.

Nghi vấn Trịnh Công Sơn đạo nhạc được nhà văn kiêm blogger Trương Thái Du đặt ra trên blog cá nhân của mình vào ngày 10/4. Để viện dẫn cho nghi vấn, blogger này đã đưa ra bản phối tác phẩm The Syncopated Clock của Leroy Anderson sáng tác năm 1945 và được Gontiti phối khí năm 1983 và bản phối Con mắt còn lại của Trịnh Công Sơn sáng tác năm 1992 để so sánh với bản phối acappella do 5 Dòng kẻ trình bày. Trước một tượng đài âm nhạc và có nhiều fan như nhạc sĩ họ Trịnh, Trương Thái Du đã rất thận trọng cho rằng, có thể trong vô thức, tác phẩm này được đạo lại mà tác giả không hay. Theo blogger này, khi tiếp xúc hai bản nhạc, người nghe dễ dàng nhận thấy sự giống nhau giữa giai điệu hai ca khúc, đặc biệt ở đoạn dạo đầu.

Dòng tin bài khác:

Quốc Lê

‘Không thể nói Trịnh Công Sơn đạo nhạc’

Giới làm nhạc tỏ ra bức xúc khi gần đây, trên mạng đang dấy lên nghi vấn cố nhạc sĩ tài hoa ‘copy’ một tác phẩm cổ điển của Mỹ khi sáng tác ‘Con mắt còn lại’. Ca sĩ Trịnh Vĩnh Trinh cho rằng, đây là một sự xúc phạm anh trai cô.
> Ca sĩ Việt ngẫu hứng với nhạc Trịnh/ Thế giới hội họa đa sắc của Trịnh Công Sơn

Những hoạt động kỷ niệm 10 năm ngày Trịnh Công Sơn ra đi chưa kịp lắng thì trên mạng xôn xao chuyện ca khúc Con mắt còn lại của cố nhạc sĩ (sáng tác năm 1992) có giai điệu giống tác phẩm The Syncopated Clock của Leroy Anderson (sáng tác năm 1945), nhất là ở đoạn dạo đầu.
Clip
* “The Syncopated Clock” của Leroy Anderson
* “The Syncopated Clock”, bản phối năm 1983 của Gontiti
* “Con mắt còn lại” của Trịnh Công Sơn – 5 Dòng Kẻ hát
* “Con mắt còn lại” – Hồng Nhung hát

Thông tin này do một blogger đăng tải với dẫn chứng là bản phối có nhiều nét tương đồng của 2 ca khúc trên. Bản phối The Syncopated Clock được Gontiti phối khí năm 1983, còn bản phối Con mắt còn lại là tiết mục nhóm 5 Dòng kẻ trình bày trong chương trình Rơi lệ ru người, diễn ra tại TP HCM kỷ niệm 7 năm ngày Trịnh Công Sơn mất.

Con mắt còn lại của Trịnh Công Sơn được sáng tác năm 1992, lấy nguyên câu thơ “Còn hai con mắt khóc người một con” trong bài thơ Mắt buồn của thi sĩ “điên” Bùi Giáng. Còn The Syncopated Clock được Leroy Anderson viết năm 1945 khi phục vụ quân đội Mỹ. Tác phẩm này được ghi âm vào năm 1950, được chọn làm nhạc nền cho “Late Show” – chương trình TV thu hút lúc bấy giờ, khiến âm nhạc Anderson được nhiều người biết đến.

Ngay khi nghi vấn được đăng tải, nó lập tức dấy lên làn sóng tranh luận sôi nổi từ các khán giả yêu và quan tâm nhạc Trịnh.
Ca khúc của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn làm rung động hàng triệu trái tim người yêu nhạc. Ảnh: Tư liệu
Ca khúc của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn làm rung động hàng triệu trái tim người yêu nhạc. Ảnh tư liệu.

VnExpress ghi nhận ý kiến của những nhạc sĩ, ca sĩ – giới chuyên môn gắn bó với dòng nhạc Trịnh về vấn đề này.

Nhạc sĩ Hoài Sa – người hòa âm, đạo diễn âm nhạc cho nhiều chương trình nhạc Trịnh – cho rằng, sự so sánh này không có căn cứ và “vô cùng nhảm nhí”. Anh giải thích: “Đây là nhạc country, tất cả ca khúc thuộc dòng nhạc này đều giống nhau về nhịp, phách, tốc độ và hòa âm… Đây cũng được xem là cái chuẩn để các nhạc sĩ sáng tác ra các tác phẩm thuộc dòng nhạc này”.

Nhạc sĩ còn cho biết, dòng nhạc country có nguồn gốc từ Mỹ, nên nhiều ca khúc nhạc nhẹ Việt Nam có đôi chút nét giống là điều không tránh khỏi. “Nhưng không vì thế mà đặt ra nghi vấn nhạc sĩ Trịnh Công Sơn ‘đạo nhạc’. Tôi có thể kiếm ra trên dưới 50 ca khúc có bản phối tương tự bản phối của The Syncopated Clock của Leroy Anderson”, Hoài Sa bức xúc.
Nhạc sĩ Hoài Sa là đạo diễn âm nhạc, nhạc sĩ hòa âm phối khí nhiều chương trình nhạc Trịnh. Ảnh: st.

Bất bình cũng là cảm giác của nhạc sĩ Trần Mạnh Tuấn ngay khi nghe được thông tin này. Theo anh, những người đưa ra nghi vấn này không phải là những người làm nhạc. Sau khi nghe qua 2 bản phối mà blogger dẫn chứng, Trần Mạnh Tuấn cho biết, giữa hai ca khúc The Syncopated Clock và Con mắt còn lại hoàn toàn khác nhau, chỉ giống nhau ở 3 nốt đầu.

“Âm nhạc là sự kế thừa và mỗi nhạc sĩ khi sáng tác có sự trùng lắp là điều hiển nhiên. Nhưng với tư cách và âm nhạc của Trịnh Công Sơn thì không thể nói Trịnh đi copy nhạc của người khác. Tôi cảm thấy buồn và nực cười cho những người kém hiểu biết khi đưa ra thông tin này với một nhạc sĩ như Trịnh Công Sơn”, Trần Mạnh Tuấn nói.

Ca sĩ Ánh Tuyết cũng kịch liệt phản đối việc nghi ngờ nhạc sĩ Trịnh Công Sơn “đạo nhạc”. Chị chia sẻ, ca khúc Con mắt còn lại lấy từ ý thơ của Bùi Giáng khi ông bị rớt mắt kính và ngẫu hứng làm thành thơ. Từ chi tiết này, Trịnh Công Sơn viết nên giai điệu của ca khúc dựa trên sự tinh nghịch của thi sĩ “điên”.

Còn về vài nốt nhạc giống nhau giữa hai bản phối, Ánh Tuyết cho rằng, đó là sự giống nhau vô tình của những tâm hồn âm nhạc lớn.

“Nếu nói sự giống nhau thì trên đời này có rất nhiều sự giống nhau không thể giải thích nổi. Tôi khẳng định anh Sơn không đạo nhạc. Nếu dựa vào tâm hồn anh, lối sống của anh thì không bao giờ có chuyện ăn cắp nhạc của người khác. Việc nói Trịnh Công Sơn đạo nhạc là xúc phạm anh và xúc phạm đến hàng nghìn trái tim yêu nhạc Trịnh”, chị nói.
Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn và em gái – ca sĩ Trịnh Vĩnh Trinh. Ảnh tư liệu.

Phía gia đình Trịnh Công Sơn không phản hồi gì nhiều về chuyện này vì cho rằng đây là chuyện bịa đặt, xúc phạm đến danh dự của Trịnh Công Sơn. Mong muốn của gia đình là khán giả hãy tìm đến những người có chuyên môn để thẩm định.

Trịnh Công Sơn (28/2/1939 – 1/4/2001) là một trong những nhạc sĩ lớn của tân nhạc Việt Nam. Ngoài nhạc, ông còn được xem là một nhà thơ, một họa sĩ.

Trịnh Công Sơn sáng tác khoảng hơn 500 ca khúc, không những mang đậm phong cách riêng mà còn gửi gắm nhiều triết lý. Ông từng lý giải: “Tôi chỉ là một tên hát rong đi qua miền đất này để hát lên những linh cảm của mình về những giấc mơ đời hư ảo”.

Tình yêu là đề tài lớn nhất trong các tác phẩm của Trịnh Công Sơn. Những bản tình ca chiếm đa số trong danh mục nhạc phẩm. Khả năng viết nhạc tình của họ Trịnh tưởng chừng không biết mai một theo năm tháng. Hàng loạt ca khúc ra đời, nhận được sự yêu mến của đông đảo khán giả yêu nhạc nhiều thế hệ.

Năm 1972, ông đoạt giải thưởng Đĩa Vàng ở Nhật Bản với bài Ngủ đi con qua tiếng hát của ca sĩ Khánh Ly. Năm 1985, đoạt giải Nhất cuộc thi “Những bài hát hay nhất sau 10 năm chiến tranh” với bài Em ở nông trường, em ra biên giới.

Năm 1997 ông đoạt giải thưởng lớn của Hội nhạc sĩ cho chuỗi bài hát: Xin trả nợ người, Sóng về đâu, Em đi bỏ lại con đường, Ta đã thấy gì đêm nay.

Năm 2004, Giải thưởng Âm nhạc Hòa bình Thế giới được trao cho Trịnh Công Sơn vì “lý tưởng hòa bình mà ông đã đấu tranh không mệt mỏi cho nhân loại”.

Tháng 3/2011, Hội đồng nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế thông qua việc đặt tên của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn cho con đường dài 600 mét, rộng 11 m lát nhựa mới mở ven sông Hương, TP Huế.

Hoàng Dung

山楂树 Hoa sơn tra

1 Comment

Đây là bài hát Sơn tra thụ do Đào Lân Trúc trình diễn, trong phim Tình yêu cây sơn tra của Trương Nghệ Mưu.

哦 那茂密的山楂树白花开满枝头

哦 你可爱的山楂树为何要发愁

Hoa sơn tra nở trắng trên đầu
Em khả ái như hoa, cớ sao lại âu sầu.

(Đông Vũ trong vai Tĩnh Thu)

山楂树

 

歌声轻轻荡漾在黄昏水面上

暮色中的工厂在远处闪着光

列车飞快奔驰 车窗的灯火辉煌

两个青年等我在山楂树两旁

哦 那茂密的山楂树白花开满枝头

哦 你可爱的山楂树为何要发愁

 

秋天大雁歌声已消失在远方,

大地已经盖上了一片白霜。

但是在这条崎岖的山间小路上

我们三人到如今还彷徨在树旁。

哦 那茂密的山楂树白花开满枝头

哦 你可爱的山楂树为何要发愁

 

他们谁更适合于我的心愿

我却没法分辨我终日不安

他俩勇敢和可爱呀 全都一个样

亲爱的山楂树呀要请你帮忙

哦 最勇敢最可爱呀到底是哪一个

哦 我亲爱的山楂树请你告诉我

Nghi án Trịnh Công Sơn copy nhạc?

36 Comments

Rất có thể Trịnh Công Sơn đã copy một cách vô thức bản phối “The Syncopated Clock” của Gontiti. Gontiti phối bài này năm 1983 trong khi đó “Con mắt còn lại” của Trịnh Công Sơn sáng tác năm 1992.

Nghe bản phối của Gontiti

Nghe bài “Con mắt còn lại” của TCS.

Một số comment trên facebook của tôi:

  • Tú Trung Hồ xác định niên đại xem cái nào trước đã hãy nói. 

    14 hours ago ·
  •  

    Trương Thái DuTú Trung Hồ Như vậy bác công nhận là air giống nhau rồi đúng không ạ? Xác định rất dễ mà. 

    14 hours ago ·
  •  

    Tú Trung Hồ Bản gốc ở đây, chả thấy hơi hướm gì giống “con mắt còn lại cả” Cho đên khi GONTITI chơi guitar thì mới có âm hưởng giống nhạc tcs. Thế nhưng GONTITI chơi bản này 1983 

    14 hours ago ·
  •  

    Trương Thái Du TCS sáng tác bài Con mắt còn lại năm 1992. Vậy phải nói TCS giống Gontiti chứ bác. [http://www.tcs-home.org/songs/titles/ConMatCon

    14 hours ago ·
  •  

    Tú Trung Hồ bản gốc đây:
    http://en.wikipedia.org/wiki/The_Syncopated_Clock 

    14 hours ago ·
  •  

    Trương Thái Du Dạ, em biết fan của TCS nhiều lắm. Em đã tra kỹ trước khi nói, không thì chết em 🙂 . Số là vừa rồi em nằm nghe nhạc mà ngủ quên, cái đĩa cứ quay đi quay lại mấy lần bài này mới nhận ra. 

    14 hours ago · · 1 personLoading…
  •  

    Tú Trung Hồ hi… phải nhạc sĩ, chuyên gia mới kết luận được . 

    14 hours ago ·
  •  

    Hồ Huy có mấy hợp âm giống nhỉ? nhưng sao mình ko hỏi ngược lại, người ta cop của ông Sơn, hihi 

    14 hours ago ·
  •  

    Trương Thái DuHồ Huy Bài của TCS sáng tác sau bản phối của Pontiti 9 năm, sao hỏi ngược được? 

    13 hours ago ·
  •  

    Kar Huynh Ngôi đền thiên của âm nhạc Vịt đấy (phỏng theo lời của nhà thơ Thạch Thảo khi đăng đàn mắng 1 bé gái hỉ mủi chưa sạch), bác chớ có động vào. 

    13 hours ago · · 1 personLoading…
  •  

    Phong Lan 

    Cám ơn bác post . Nghe đúng là rất hao hao tương tự nhau, cùng 1 cách syncopated . Hmm… 🙂 Trong chính trị thì PL không cùng quan điểm với TCS, nhưng trong âm nhạc thì PL thấy TCS cũng có bài hát rất đặc biệt và một trường phái âm nhạc r…iêng của ông ta . Nhưng hôm nay nghe sự “hao hao giống ” của hai bài này thì thấy quả bài này của TCS không có gì đặc biệt . Bài “Còn Hai Con Mắt” thì lời bài hát không có gì đặc biệt, chỉ có nốt nhạc là hay và đáng chú ý, nhưng giờ khám phá ra là nốt nhạc thì tại tương tự như của Pontiti . Thế thì bài hát này coi như “tiêu” . 🙂See More
    9 hours ago · · 2 people