“Trên con đường đi tìm một căn tính phi Hán của nước Việt Nam hiện đại” – Đó là câu trả lời của cá nhân tôi.

———————————

By Le Minh Khai

Người dịch: Hoa Quốc Văn

Trong nửa thứ hai của thế kỉ XX, trống đồng đã trở thành một biểu tượng về “thời cổ nước Việt”.

Image

Tuy nhiên, từ thời điểm người dân mà chúng ta gọi là Việt bắt đầu ghi chép thông tin về mình cho đến nay – một quãng thời gian đại khái tương ứng với một nghìn năm thuộc thiên niên kỉ thứ 2 sau Công lịch – trống đồng chưa bao giờ là một bộ phận của đời sống văn hoá người Việt. Thay vào đó là những người mà người Việt xem là khác với bản thân họ, và những người người Việt tỏ thái độ kẻ cả, những người dùng trống đồng trong đời sống văn hoá của họ.

Hiểu đơn giản, không người Việt nào trước thế kỉ XX từng xem trống đồng là một biểu tượng về “thời cổ nước Việt”. Thực vậy, trong nhiều thế kỉ, hầu hết người Việt có lẽ đã sống và chết mà chưa từng nhìn thấy, hay nghe nói về một chiếc trống đồng.

Đối với người Việt đã viết về trống đồng trước thế kỉ XX, họ cũng không hề biết tí gì về chúng. Trong nhiều trường hợp, khi họ viết về trống đồng, họ thực hiện việc này bằng cách trích dẫn những nguồn tư liệu “Trung Hoa” hiện có lúc bấy giờ. Đó là bởi bản thân họ không biết gì về trống đồng.

Chẳng hạn, hãy xem xét việc Lê Tắc phải nói về trống đồng trong cuốn An Nam chí lược 安 南志略ở thế kỉ XIV. Trong công trình này, Lê Tắc kết nối trống đồng với một nhóm sắc tộc khác, nhóm Lão/Liêu Tử 獠子, một nhóm người mà Lê Tắc nhắc đến bằng khái niệm có tính miệt thị là “người mọi” (man t 蠻子). Đây là điều mà ông viết:

“Lão/Liêu Tử là tên khác của người mọi. Họ có nhiều ở Hồ Quảng và Vân Nam. Một số phục tùng Giao Chỉ. Cũng có một số dân xăm lên trán và khoan lỗ vào răng. Có một ít kiểu người man khác nhau. Người xưa chép rằng cho loại người Lão/Liêu hình đầu người (頭形獠子 đầu hình Lạo Tử– có lẽ là chép sai từ Lạo Tử đầu bay  飛頭獠子 – phi đầu Lạo tử), Liêu Tử khố đỏ (赤裸獠子 – Xích loã ) và Lão/Liêu Tử uống bằng mũi (鼻飲獠子 – tị ẩm Lạo tử). Họ đều sống ở hang động hoặc ở ổ, hốc. Họ thường uống rượu bằng ống sậy. Họ thích đánh nhau với kẻ thù [thạo bắn nỏ] và họ đánh trống đồng. Họ đánh giá cao những chiếc trống lớn. Khi một chiếc trống mới được hoàn thành, họ đặt nó ở ngoài sân cùng với rượu rồi mời đồng loại đến [ăn mừng]. Họ đến đứng chật cửa [sân]. Con cái của một nhà quý tộc lấy chiếc thoa bằng vàng hoặc bạc đánh vào trống, sau đó cô ta để lại nó cho chủ nhà”(1).

Image

Vậy là trong văn bản này, trống đồng được liên hệ với một nhóm người khác với người Việt – tức người Lão/Liêu Tử, được Lê Tắc gọi một cách miệt thị là “người mọi”. Dễ dàng nói rằng cái tên này chỉ nhóm người mà ngày nay chúng ta gọi là “Lào”, nhưng điều đó có lẽ không chính xác, khi mà việc sử dụng trống đồng dường như không giới hạn ở tổ tiên của nhóm người mà ngày nay chúng ta gọi là Lào.

Dù thế nào, không có chi tiết nào Lê Tắc cung cấp là của bản thân ông. Thay vào đó, chúng có thể được tìm thấy trong những nguồn tư liệu “Trung Hoa” sớm hơn. Một số người sẽ lập luận rằng Lê Tắc có lẽ đã viết bằng cách này bởi ông viết sách này khi ông đang ở “Trung Quốc”, nhưng một văn bản địa dư ở thế kỉ XIX, cuốn Đi Nam nht thng chí 大南一統志, cũng dẫn các nguồn tư liệu “Trung Hoa” để giải thích thế nào là trống đồng.

Có một đoạn văn trong cuốn sách đó nói về một ngôi đền có tên là đền thần Đồng Cổ (Đồng Cổ Thần Từ 銅鼓神祠) mà tôi sẽ viết về nó sau này, và ở cuối đoạn văn, một số văn bản “Trung Hoa” được trích dẫn để giải thích thế nào là trống đồng. Và tôi nghĩ có một điều có ý nghĩa cần lưu ý là bản dịch tiếng Việt của văn bản này đã bỏ qua thông tin này (vâng, một ví dụ nữa về việc vì sao phiên bản quốc ngữ của các văn bản Hán khiếm khuyết một cách vô vọng).

Đây là điều văn bản đó viết:

“Theo sách Hậu Hán thư (Hou Hanshu 後漢書), Mã Viện chiếm được những trống đồng Lạc Việt ở Giao Chỉ. Sách Quảng Châu kí [Guangzhouji 廣 州記chép rằng] dân Lị và Liêu đã đúc trống bằng đồng, chỉ những chiếc cao lớn mới được đánh giá cao, và nó rộng hơn 1 mét. Khi trống đồng mới được đúc xong, nó được treo giữa một cái sân. Rượu được bày ở đó và họ mời đồng loại đến. Con gái của một vị hào phú lấy một chiếc thoa vàng hoặc bạc đánh vào trống, sau đó cô ta để lại nó cho chủ nhân của trống. Sách Tuỳ thư [Suishu 隋 書] cũng [chép] các tộc mọi khác đều đúc trống đồng lớn. Khi có việc gì đó, họ sẽ đánh trống và mọi người kéo đến như mây tụ…”(2)

Image

Vậy là trước thế kỉ XX, trống đồng, cái ngày nay là biểu tượng của “thời cổ nước Việt”, về cơ bản không được người Việt biết đến.

Vậy tại sao chỉ sau khi người châu Âu khai quật được trống đồng từ dưới đất ở thế kỉ XX và giới thiệu khái niệm dân tộc chủ nghĩa cho người Việt, người Việt mới bắt đầu xem trống đồng là biểu tượng quan trọng?

Ồ, tôi nghĩ tôi vừa trả lời câu hỏi của chính mình…

http://leminhkhai.wordpress.com/2013/09/15/the-unimportance-of-bronze-drums-in-viet-history/

Chú thích của người dịch:

(1) Đoạn này sách An Nam chí lược (bản dịch của Viện đại học Huế, 1961) dịch như sau:

Liêu-Tử: là một tên khác của giống man, di, phần đông thống thuộc vềcác tỉnh Hồ-Nam, Lưỡng-Quảng và Vân-Nam, nhưng có một sốphục-tùng nước Giao-Chỉ. Lại có bọn khắc chữ nơi trán, cà răng, chủng loại rất nhiều. Sách cổ chép có thứ Liêu-tử “đầu-hình”, thứ Liêu-Tử xích-côn (váy đỏ), thứ Liêu-Tử tỷ-ẩm (uống bằng mũi), đều ởtrong hang đá, hầm đất, hoặc ởchuồng, ở ổ, hay uống rượu sậy, thích đánh giặc, phần đông biết dùng cung nỏ, và đánh trống đồng. Thứtrống nào cao lớn là quí. Cái trống mới đúc xong, thì đặt giữa sân, thết tiệc, mời cảngười đồng loại cùng tới đầy cửa. Con gái nhà hào phú lấy những chiếc soa bằng vàng bạc, đánh vào trống, xong, đểchiếc soa ấy lại cho chủnhà. Có kẻ nói: trống đồng là chiêng của Gia-Cát-Lượng lúc đi đánh giặc mọi.

Đúng là nguyên bản viết “xích côn” (quần ngắn màu đỏ 赤裩) không phải “xích loã” (trần truồng).

(2) Đoạn này tôi chưa kiểm tra được phiên bản quốc ngữ. Theo nguyên bản Hán văn có thể dịch như sau:

“Theo sách Hậu Hán thư (Hou Hanshu 後漢書), Mã Viện bắt được những trống Lạc Việt ở Giao Chỉ. Sách Quảng Châu kí [Guangzhouji 廣 州記chép rằng] dân Lị và Liêu đã đúc trống bằng đồng, chỉ những chiếc cao lớn là được xem là quý, và nó rộng hơn 1 trượng. Khi trống đồng mới được làm xong, nó được treo ở sân. Rượu được bày ở đó và họ mời đồng loại đến. Con gái của một vị hào phú dùng vàng bạc làm chiếc thoa lớn gõ vào trống, sau đó cô ta để lại nó cho chủ nhân. Lại sách Tuỳ thư [Suishu 隋書] [chép rằng]: các tộc mọi đều đúc trống đồng lớn. Khi có việc gì đó, họ sẽ đánh trống và, người kéo đến như mây tụ…”

The Unimportance of Bronze Drums in Việt History

15Sep13

In the second half of the twentieth century, the bronze drum became a symbol of “the antiquity of Việt nation.”

However, from the time that the people we refer to as the Việt started to record information about themselves until the present – a time period roughly equivalent to the thousand years of the second millennium AD – bronze drums were never part of the cultural lives of the Việt. Instead, it is people whom the Việt perceived to be different from themselves, and whom the Việt looked down upon, who employed bronze drums in their cultural lives.

As such, no Việt prior to the twentieth century ever saw bronze drums as a symbol of “the antiquity of the Viêt nation.” Indeed, for many centuries most Việt probably lived and died without ever having seen, or heard of, a bronze drum.

bd

As for the Việt who wrote about bronze drums before the twentieth century, they also didn’t know anything about them. In the few instances when they wrote about bronze drums, they did so by citing information from extant “Chinese” sources. This is because they did not know anything about the drums themselves.

Let’s look, for instance, at what Lê Tắc had to say about bronze drums in his fourteenth-century An Nam chí lược 安南志略. In that work, Lê Tắc associated bronze drums with a different ethnic group, the Lão/Liêu Tử 獠子, a group of people whom Lê Tắc referred to in derogatory terms as “savages” (man tử 蠻子). This is what he wrote:

“Lão/Liêu Tử is another name for savages. There are many in Huguang and Yunnan. Some serve Giao Chỉ. There are also some who tattoo their foreheads and bore their teeth. There are quite a few different types of them. It was recorded in the past that there are Head-Shaped Lão/Liêu Tử (頭形獠子 – probably a mistake for ‘Flying-Head Lạo Tử’ 飛頭獠子), Red-Pants Lão/Liêu Tử (赤裸獠子) and Nose-Drinking Lão/Liêu Tử (鼻飲狻子). They all live in cliff caverns or nest huts. They drink wine through reeds. They are fond of warring with enemies and they beat bronze drums. They value big ones. When a drum is first completed, they place it in a courtyard with wine and invite their fellow kind. Those who come fill [the courtyard] to the gates. The daughter of a notable takes a gold or silver hairpin and strikes the drum, after which she leaves it with the owner.”

ancl

So in this text, bronze drums are associated with a people who are different from the Việt – Lão/Liêu Tử, whom Lê Tắc derogatorily labeled “savages.” It would be convenient to say that this name refers to the same people that we today call the “Lao,” but that’s probably not accurate, as the use of bronze drums was probably not limited to the ancestors of the people whom we today call the Lao.

In any case, none of the details that Lê Tắc provided were his own. Instead, they can be found in earlier “Chinese” sources. Some people will argue that Lê Tắc probably wrote this way because he wrote this book when he was in “China,” but the nineteenth-century geographical text, the Đại Nam nhất thống chí 大南一統志, likewise cited “Chinese” sources to explain what bronze drums were.

dnntc2 - Copy

There is a passage in that work on a shrine called the Shrine of the Spirit of the Bronze Drum (Đồng Cổ Thần Tự 銅鼓神祠), which I will write about later, and at the end of that passage several “Chinese” texts are cited to explain what bronze drums are. And I think it is significant to note that the Vietnamese translation of this text omits this information (yet one more example of why the quốc ngữ versions of Hán texts are hopelessly flawed).

This is what that text says:

“According to the History of the Later Han [Hou Hanshu 後漢書], Ma Yuan obtained Lạc Việt bronze drums in Giao Chỉ/Jiaozhi. The Record of Guang Region [Guangzhou ji 廣州記] [records that] the Li and the Liao cast drums out of bronze. Only those that are tall are valued, and over a meter wide. When a drum is first completed, it is hung in a courtyard. Wine is placed there and they invite their fellow kind. The daughter of a notable takes a gold or silver hairpin and strikes the drum, after which she leaves it with the owner. Also, the History of the Sui [Suishu 隋書] the various savages all cast large bronze drums. When there was some incident they would sound it and people would arrive like clouds. . .”

dsbd

So prior to the twentieth century, bronze drums, which are now the symbol of “the antiquity of the Việt nation,” were basically unknown to the Việt.

So why is it that it is only after Europeans dug bronze drums out of the ground in the twentieth century and introduced the concept of nationalism to the Việt that the Việt started to see the bronze drums as such important symbols?

Oh, I think I just answered my own question. . .