A: HÀNH VI ĐẠO VĂN TRẮNG TRỢN.
Ảnh 1: Tiểu đoạn [Vì sao có tên gọi “Hòn ngọc Viễn Đông”] của chủ nhân blog này, đăng trên BBC ngày 1.4.2016. Link trên BBC. :
Ảnh 2: Chụp báo giấy Tuổi Trẻ tiểu đoạn [“Hòn ngọc Viễn Đông”?] của KTS Nguyễn Hữu Thái, ngày 20.8.2016. Link trên Tuổi Trẻ Online.
Ảnh 3: Tô màu đỏ những chữ khác nhau của hai đoạn văn.
Bản của BBC có 319 chữ. Bản của Tuổi Trẻ 357 chữ. KTS Nguyễn Hữu Thái đã lấy 90,9% số chữ của BBC đưa vào báo Tuổi Trẻ, số chữ này bằng 81,2% tổng số chữ của tiểu đoạn trên Tuổi Trẻ. Các thao tác sau khi copy và paste “nguyên con” khiến có sự sai lệch là: dịch thêm tên sách sách France in Indochina: Colonial Encounters ra tiếng Việt, đảo từ kép như [đối ứng -> ứng đối], thay từ na ná với nhau như [thực sự -> thật sự], [các -> những], [xin xét -> thử xét], [được vận động bởi -> tạo động lực] …
Mang theo cái sai từ BBC sang báo Tuổi Trẻ: Copy phần dịch của tôi mà không google truy nguyên gốc thì thật ẩu tả và tùy tiện. Gần nửa tiểu đoạn của BBC là phần dịch. Nguyên văn tiếng Anh đoạn dịch trong bài báo của tôi thực ra không nằm trong quyển sách Colonial Encounters. Đó là sự nhầm lẫn nhưng rất may không ảnh hưởng đến logic và suy luận nội tại. Đoạn viết này hiện diện tại một bài viết của tác giả Nicola Cooper tự giới thiệu quyển sách đã đề cặp: “The colonization of the various territories which later made up Indochine française took place over a number of years. The French conquest began in the South, in Cochinchina, in the 1860s. Throughout the next 30 years, France pushed steadily North, gaining territories in Annam and Tonkin, and also Cambodia and Laos. These territories were formally brought together under the name Indochine française in 1885. This desire to establish a French empire in South-East Asia was partly driven by imperial rivalry with Great Britain. French Indochina was intended to rival British India: the French created their ‘Perle de l’Extrême-Orient’ in response to the ‘Jewel in the Crown’ that India represented for Britain”.
Cái sai này cũng đã được bạn bè tôi trong facebook chỉ ra:
B: THÁI ĐỘ CỦA BÁO TUỔI TRẺ:
Ngay sau khi đọc bài báo của KTS Nguyễn Hữu Thái, tôi đã nêu vấn đề này trong tài khoản facebook của mình. Có ít nhất hai nick từ báo Tuổi Trẻ đã đọc và comment là Bùi Thanh (hình như ông từng là phó tổng biên tập Báo Tuổi Trẻ, bút danh Bút Bi, nổi tiếng là một ngòi bút đạo đức, luôn vạch trần thói dối trá ngoài xã hội) và Le Thi Thai Hoa.
Dễ dàng thấy rằng trước cáo buộc của tôi, họ phủ nhận trước đã, rồi tính sau. Thậm chí nick Thai Hoa còn dẫn comment của blogger Đông A nổi tiếng (nghe nói là một tiến sĩ thực thụ, ghét cay ghét đắng giả trá trong khoa học và các tiến sĩ giấy) để biện hộ cho luận điểm của mình:
Một số người quen thân của tôi cũng đã phản hồi quyết liệt dưới bài báo trên Báo Tuổi Trẻ online.
Tất cả đều chìm vào sự im lặng đáng sợ.
Ngay cả khi một số tài khoản facebook khác khẳng định đây là một vụ đạo văn và tag nhà báo Thai Hoa của báo Tuổi Trẻ vào, cô bèn áp dụng chiêu “im lặng là vàng”.
C. KTS NGUYỄN HỮU THÁI – ÔNG LÀ AI?
Khi tìm kiếm từ mục “KTS Nguyễn Hữu Thái” trên Báo Tuổi Trẻ online chúng tôi nhân thấy đây là một tác giả gạo cội, đã cộng tác lâu dài với Báo Tuổi Trẻ, một trí thức lớn tuổi đã được hưởng nền giáo dục Thực dân khai hóa và sau đó là nền giáo dục tự do học thuật VNCH.
Tôi chỉ thấy vấn đề đạo văn này trở thành “to tát” nếu KTS Nguyễn Hữu Thái, người đạo bài báo trên trang web BBC của tôi chính là ông Nguyễn Hữu Thái “đại trí thức XHCN”, đã cùng Trịnh Công Sơn hân hoan chào đón những người cộng sản vào tiếp quản Sài Gòn ngày 30.4.1975.
Thật vậy, cách đây 5 năm tôi đã tình cờ nhận ra nghi án Trịnh Công Sơn “đạo nhạc”, sau đó vì bị các fan của TCS tấn công một cách cảm tính tới tấp trên truyền thông, tôi đã phải đổi giọng “Mỹ và Pháp đạo nhạc Trịnh Công Sơn” và chỉ ra thêm nhiều ca khúc khác, toàn loại “đình đám” trải suốt các thời kỳ sáng tác của TCS có âm hưởng Mỹ – Pháp.
Mối “nghiệt duyên” của tôi với hai ông thật là bẽ bàng. Tôi tiếc cho những người CS đã được chào đón bởi những cá nhân có nghi vấn tì vết trong đạo đức học thuật: ĐẠO NHẠC và ĐẠO VĂN!
D. KẾT LUẬN
Hôm nay 27.8.2016, tròn một tuần từ ngày đoạn văn ăn cắp của KTS Nguyễn Hữu Thái “chường mặt” trên báo in Tuổi Trẻ và từ đó đến nay vẫn trâng tráo thách thức dư luận bằng phiên bản online.
Tôi tin rằng thông tin này đã đến được tất cả những nơi cần biết, kể cả ông “đại trí thức” KTS Nguyễn Hữu Thái. Họ đã chọn im lặng một cách sống sượng và hèn nhát, bới nói cho cùng ăn cắp từ lâu đã trở thành chuyện nhỏ, chuyện thường ngày ở xã hội này.
Là một người viết amateur đơn độc, tôi chỉ có thể cố gắng trình bày cụ thể sự việc, rõ ràng và rành mạch, rồi lưu lại mãi mãi trên trang nhật ký điện tử của mình cũng như thế giới cyber.
Xin cảm ơn tất cả các bạn đã quan tâm và chia sẻ. Mong rằng hệ luân lý Việt Nam sẽ không bao giờ chấp nhận hành vi xấu xa của KTS Nguyễn Hữu Thái và sự đồng lõa trơ trẽn của những người có trách nhiệm tại Báo Tuổi Trẻ – Cơ quan ngôn luận của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.
Recent Comments