Nếu cho rằng Âu Lạc là quốc gia của An Dương Vương ở đồng bằng sông Hồng thì nó sẽ mâu thuẫn với tất cả các ngữ cảnh, trừ tập hợp #1A. Theo #1A: Quan Giám Quế Lâm đã ngồi máy bay trực thăng đi xuống đồng bằng sông Hồng phía tây nam Quế Lâm, vượt qua khoảng cách 640km theo đường chim bay, phía dưới là núi non trùng điệp, để dụ hơn 40 vạn dân binh Âu Lạc thuộc Hán.
Mặt khác theo Địa lý chí hạ của Hán Thư: 交趾郡,戶九萬二千四百四十,口七十四萬六千二百三七 Giao Chỉ quận có 92.440 hộ, 746.237 nhân khẩu. Nếu cho số liệu của Hán Thư là ở cuối thời Tây Hán, thì trong vòng 100 năm, dân số Âu Lạc, tức quận Giao Chỉ đã tăng gần gấp đôi.
Khả năng rất lớn ở đây là sử quan thống kê nhân khẩu đã nhầm lẫn giữa Giao Chỉ quận và Giao Chỉ bộ. Thật vậy, theo Hán Thư số liệu nhân khẩu các quận của Giao Chỉ bộ như sau: Nam Hải: 19.613 hộ, 94.253 khẩu. Uất Lâm: 12.415 hộ, 71.116 khẩu. Thương Ngô: 24.379 hộ, 146.160 khẩu. Hợp Phố: 15.398 hộ, 78.980 khẩu. Tổng cộng nhân khẩu 4 quận phía nam nhà Tây Hán là 390.509 người. Suýt soát 40 vạn, chính là con số Sử Ký đã đưa ra.
Việc không có các con số nhân khẩu của Châu Nhai và Đạm Nhĩ, hai quận thuộc đảo Hải Nam là do quan Hán ra đảo luôn bị người bản xứ giết hại. Sau khi Hán Chiêu đế lên ngôi thì sát nhập hai quận làm một là Chu Nhai. Sau năm 48 BC thì bỏ luôn vì chi phí giữ quận cao quá.
Các sử gia phương Tây, những người luôn tư duy rất logic trên các con số như Bielenstein (1948), Stephen O’ Harrow (1978) đều bật ngửa (confused) với số liệu dân số quận Giao Chỉ thời Tây Hán. Họ đâu biết rằng chính sử gia Trung Quốc cũng lẫn lộn giữa Giao Chỉ bộ và Giao Chỉ quận, chứ không phải riêng sử gia phong kiến Việt Nam.
Bảng dưới đây thống kê dân số chín quận thuộc Giao Chỉ bộ ở hai thời kỳ Tây Hán và Đông Hán, lấy ra từ Hán Thư và Hậu Hán Thư.
Chúng tôi tin chắc con số 746.237 là dân số của Giao Chỉ bộ gồm 9 quận. Giao Chỉ bộ bắt đầu bằng bốn quận nội địa Nam Hải, Uất Lâm, Thương Ngô và Hợp Phố, dân số của nó tương đương 40 vạn người là số liệu Sử Ký đã nói. Các quận còn lại dần dần mới bị chiếm đóng sau này.
Như vậy nếu lấy số 746.237 trừ đi tổng số của sáu quận còn lại, chúng ta sẽ có con số khá thuyết phục, dân số quận Giao Chỉ khoảng cuối thời Tây Hán là 120.230 người. Nó hoàn toàn hợp lý trong tương quan dân số với các quận còn lại.
Số dân quận Cửu Chân nhiều hơn quận Giao Chỉ gần gấp rưỡi cũng nói lên những điều rất thú vị. Trung tâm của đồ đồng Đông Sơn đông dân hơn, có khả năng trù phú hơn đồng bằng sông Hồng ở thời điểm Công nguyên là điều dễ hiểu.
Dân số Thương Ngô tăng gấp ba lần, Nam Hải tăng hai lần rưỡi sau khoảng hơn 100 năm, cũng có khả năng do sự di dân của người Hán từ Trung Nguyên xuống. Nói cách khác, sự Hán hóa đã xảy ra mãnh liệt ở các quận phía bắc của Giao Chỉ bộ trong thời Hán.
(Trích sách KHẢO CHỨNG TIỀN SỬ VIỆT NAM bằng THIÊN VĂN HỌC CỔ ĐẠI TRUNG HOA)
May 08, 2017 @ 20:14:43
40 vạn dân thì không dụ nổi cả đâu, tức là chỉ dụ quân trưởng hoặc thủ lĩnh của 40 vạn dân Âu Lạc thôi! Chỉ có quân trưởng và thủ lĩnh mới nắm được dân số của mình, mới có con số 40 vạn dân đấy. Nếu không thì nếu có 40 vạn lão Cư Ông may ra mới dụ được 40 vạn dân nhé. Còn nhớ chuyện Đường Mông đi sứ Tây Nam Di hứa hẹn đặt quan lại, cho tiền lụa, người Tây Nam Di ham tiền lụa của nhà Hán thì là hàng cái rụp cho đặt thành quận Kiền Vi đấy thôi. Huống chi Cư Ông là đi dụ hàng, còn mang theo binh uy của Phục ba tướng quân là Lộ Bác Đức vừa phá xong thành Phiên Ngu, các quan tướng Nam Việt từ quan Quận giám đến Quận thú-Huyện lệnh đến Hầu vương đã ra hàng cả, lại đã đến đóng quân ở đất Hợp Phố ngấp nghé chuẩn bị vào cõi, vậy thì mấy lão Lạc tướng tản mát ở Giao Chỉ hoặc 2 tay điển sứ của Nam Việt ở Giao Chỉ-Cửu Chân mới hàng, đem sổ sách đến dâng nộp ở Hợp Phố, được cho về làm Thái thú. Cộng với việc nhà Hán hứa hẹn là “lấy theo tục của địa phương để cai trị”, vẫn lấy Lạc tướng trị dân như cũ, do đó mới có chuyện hàng nhà Hán và đặt thành quận huyện, như chuyện vua nước Điền nghe tin quân Hán diệt các nước Lao Tẩm, Mi Mạc thì hàng vậy.
May 02, 2017 @ 17:48:05
Nếu người VN tin Âu Lạc là ở đồng bằng sông Hồng thì họ đã xúc phạm tổ tiên mình như một đàn cừu đấy. 40 vạn dân binh Âu Lạc mà để cho Triệu Đà đem mấy thứ vớ vẩn dụ làm nô lệ, để 1 ông quan giám vớ vẩn tận quế lâm bay trực thăng xuống nói 1 câu là hàng nhà hán cái rụp 🙂
May 02, 2017 @ 12:09:53
Dân số Thương Ngô tăng gấp ba lần, Nam Hải tăng hai lần rưỡi sau khoảng hơn 100 năm, cũng có khả năng do sự di dân của người Hán từ Trung Nguyên xuống. Nói cách khác, sự Hán hóa đã xảy ra mãnh liệt ở các quận phía bắc của Giao Chỉ bộ trong thời Hán.
_________
Không chừng cũng vì thế mà Lưỡng Quảng đã dễ Hán hóa như vậy. Còn Bắc Việt Nam ở xa hơn và đông dân hơn nên di dân Hán xuống không áp đảo được dân bản địa.
May 01, 2017 @ 10:17:02
Giao Chỉ có xuất từ Nam Giao không?
Thượng thư – Ngu thư – Nghiêu điển: 乃命羲和,欽若昊天;歷象日月星辰�� �敬授人時。分命羲仲,宅嵎夷,曰暘� ��。寅賓出日,平秩東作;日中、星鳥 ,以殷仲春。厥民析;鳥獸孳尾。申�� �羲叔,宅 。平秩南訛;敬致。日永、星火,以�� �仲夏。厥民因;鳥獸希革。分命和仲� ��宅西,曰昧谷。寅餞納日,平秩西成 ;宵中、星虛,以殷仲秋。厥民夷;�� �獸毛毨。申命和叔,宅朔方,曰幽都� ��平在朔易;日短、星昴,以正仲冬。 厥民隩;鳥獸氄毛。
Vua Nghiêu bèn sai Hi-Hòa kính theo trời xanh, xét sự di chuyển của Mặt trời-Mặt trăng-Tinh tú để nêu rõ lịch trời cho người dân biết.
– Ra lệnh cho Hi Trọng đến ở đất Ngung Di, chỗ ấy gọi là Dương Cốc, đón xem Mặt rời mọc lên ở phía đông để xét đoán đường di chuyển của Mặt trời, vào buổi chiều tối thì chòm sao Tinh Điểu xuất hiện ở phía chính nam, lúc này xác định được ngày trọng xuân. Lúc này người dân đi cày ruộng, chim thú bắt đầu sinh nở.
– Ra lệnh cho Hi Thúc đến ở đất Nam Giao, xem đường di chuyển của Mặt trời về phía nam, lúc này là ngày dài nhất, vào buổi chiều tối thì sao Hỏa xuất hiện ở phía nam, lúc này xác định được ngày trọng hạ. Lúc này người dân ở nơi thoáng mát, chim thú cũng rụng lông.
– Ra lệnh Hòa Trọng đi về phía tây, chỗ ấy gọi là Muội Cốc, xem đường di chuyển của Mặt trời lặn xuống để xét đường di chuyển của Mặt trời về phía tây, lúc này ngày đêm dài ngang nhau, vào buổi chiều tối thì chòm sao Hư xuất hiện ở phía chính nam, lúc này xác định được ngày trọng thu. Người dân chuyển đến chỗ bằng phẳng, chim thú bắt đầu mọc lông mới.
– Ra lệnh Hòa Thúc đến đất Sóc Phương, chỗ ấy gọi là U Đô, xem đường di chuyển của Mặt trời về phía bắc, lúc này là ngày ngắn nhất, vào buổi chiều tối thì chòm sao Mão xuất hiện ở phía chính nam, lúc này xác định được ngày trọng đông. Lúc này người dân ở trong chỗ ấm áp, chim thú đã mọc đủ lông.
Lễ kí – Nguyệt lệnh: 立春之日,天子親帥三公、九卿、諸�� �、大夫以迎春於東郊。立夏之日,天� ��親帥三公、九卿、大夫以迎夏於南郊 。立秋之日,天子親帥三公、九卿、�� �侯、大夫,以迎秋於西郊。。立冬之� ��,天子親帥三公、九卿、大夫以迎冬 於北郊。
– Vào ngày lập hạ, thiên tử tự mình dẫn tam công-cửu khanh-chư hầu-đại phu đi đón mùa xuân ở Đông Giao.
– Vào ngày lập hạ, thiên tử tự mình dẫn công-cửu khanh-đại phu đi đón mùa hạ ở Nam Giao.
– Vào ngày lập thu, thiên tử tự mình dẫn tam công-cửu khanh-chư hầu-đại phu đi đón mùa thu ở Tây Giao.
– Vào ngày lập đông, thiên tử tự mình dẫn tam công-cửu khanh-đại phu đi đón mùa thu ở Bắc Giao.
Tam Phụ hoàng đồ: 周文王靈臺,在長安西北四十里。鄭�� �注云:「天子有靈臺者,所以觀祲象� ��察氛祥也。文王受命而作邑於豐,立 靈臺。」周靈臺,高二丈,周迴百二�� �步。漢靈臺,在長安西北八里。漢始� ��清臺,本為候者觀陰陽天文之變,更 名曰靈臺。郭延生《述征記》曰:「�� �安宮南有靈臺,高十五仞,上有渾儀� ��張衡所製。又有相風銅烏,遇風乃動 。一曰:長安靈臺,上有相風銅烏,�� �里風至,此烏乃動。又有銅表,高八� ��,長一丈三尺,廣尺二寸,題云『太 初四年造』。」天郊,在長安城南。�� �郊,在長安城北。所屬掌治壇墠郊宮� ��時供張,以奉郊祀。武帝定郊祀之事 ,祀太乙於甘泉圜丘,取象天形,就�� �位也,祀后土於汾陰澤中方丘,取象� ��形,就陰位也。至成帝徙泰畤、后土 於京師,始祀上帝於長安南郊,祀后�� �於長安北郊。
– Linh Đài của Văn Vương nhà Chu ở phía tây bắc thành Trường An 40 dặm. Trịnh Huyền chú thích rằng: “Thiên tử dựng Linh Đài là để xem thiên văn, xét có điềm lành hay không. Văn Vương vâng mệnh lên ngôi vua thì đặt kinh đô ở ấp Phong, rồi dựng Linh Đài.” Linh Đài của nhà Chu cao 2 trượng, chu vi 120 bộ.
– Linh Đài của nhà Hán ở phía tây bắc thành Trường An 8 dặm. Thời đầu nhà Hán gọi là Thanh Đài, vốn là chỗ để ngóng xem những sự biến đổi của thiên văn-âm dương, sau mới đổi tên là Linh Đài. Thuật chinh kí của Quách Diên Sinh chép: “Phía nam cung Trường An có Linh Đài, đài cao 15 nhận, trên đài đặt Hồn Thiên Nghi do Trương Hành chế tạo. Lại có con chim đồng để xem hướng gió, có gió thì động đậy.” Lại chép: “Linh Đài ở thành Trường An, trên có có con chim đồng để xem hướng gió, nếu có gió từ nơi nghìn dặm thổi đến thì con chim ấy sẽ động đậy. Lại có cây nêu đồng bệ cao 8 thước, dài 1 trượng 3 thước, rộng 1 thước 2 tấc, trên nó có đề chữ là “Chế tạo vào năm Thái Sơ thứ 4”. (Năm Thái Sơ thứ 4 ứng với năm 101 TCN.)
– Đàn tế trời ở phía nam thành Trường An, đàn tế đất ở phía bắc thành Trường An, Đắp dựng đàn tế để hàng năm tiến hành cúng tế trời đất. Vũ Đế đặt ra phép tắc cúng tế trời đất, tế thần Thái Ất ở gò vườn cung Cam Tuyền, vẽ hình các chòm sao trên trời là ngôi Dương, tế thần Hậu Thổ ở gò vuông trên đầm Phần Âm, vẽ hình thế đất đai là ngôi Âm. Đến thời Thành Đế thì dời đàn Thái chỉ-Hậu thổ về ở kinh sư, bắt đầu tế Thượng Đế ở đàn Nam Giao ngoài phía nam thành Trường An, tế thần Hậu Thổ ở đàn Bắc Giao ở ngoài phía bắc thành Trường An.
____________________
Vua Nghiêu đã sai bốn vị quan là Hi Trọng-Hi Thúc-Hòa Trọng-Hòa Thúc đến 4 phương để quan sát sự di chuyển của Mặt trời để xác định 4 ngày trọng xuân-trọng hạ-trọng thu-trọng đông, lần lượt 4 nơi ấy là Dương Cốc-Nam Giao-Muội Cốc-U Đô. Vậy thì Nam Giao là vùng đất mà Hi Thúc được sai đến. Đương nhiên Nam Giao là vùng đất phía nam của nhà Đường Nghiêu. Di chỉ Đào Tự ở huyện Tương Phần tỉnh Sơn Tây được các nhà khảo cổ phát hiện, trong đó có di chỉ đài quan sát thiên văn thời vua Nghiêu. Nó không phải đất Nam Giao mà Hi Thúc từng đến để xác định ngày trọng hạ. Có lẽ đấy là đài quan sát thiên văn ở kinh đô của vua Nghiêu, giống như Linh Đài (靈臺) thời nhà Chu và nhà Hán sau này vậy. Còn đài Nam Giao (南郊) và đài Bắc Giao (北郊) chỉ là đàn tế trời đất, không phải là đài quan sát thiên văn. Tự thân 4 viên quan Hi-Hòa được vua Nghiêu sai đi ấy sẽ tự đắp đài quan sát để xem thiên văn mà thôi. Đài Nam Giao (南郊) là nơi diễn ra hoạt động tế lễ, còn tồn tại đến các triều đại phong kiến Trung Quốc-Việt Nam sau này. Có sự khác nhau rất rõ giữa đài quan sát thiên văn và đài Nam Giao. Đài quan sát thiên văn gọi là Linh Đài, thường được dựng ở chỗ cao ráo ở kinh đô nhà vua. Còn đài Nam Giao để tế trời thì dựng ở ngoài phía nam của kinh đô.
Nam Giao (南郊) cùng với Đông Giao (東郊), Tây Giao (西郊), Bắc Giao (北郊) là hệ thống 4 vùng đất ở ngoài thành là nơi tiến hành để tế trời đất thời nhà Chu, không phải là đài quan sát thiên văn.
Nam Giao (南交) là tên đất ở phương nam chép ở Nghiêu điển, được người đời sau chú thích là đất Giao Chỉ (交趾) hoặc Giao châu (交州), khác với Nam Giao (南郊), để ý chữ Giao (交) và Giao (郊) là khác nghĩa nhau.
Đương nhiên đất Nam Giao (南交) trong Nghiêu điển khác với Nam Giao (南郊), cũng không phải là cái gốc sinh ra tên gọi Giao Chỉ (交趾).
Apr 30, 2017 @ 22:02:53
Giao Chỉ thì tôi có đến 15 ngữ cảnh để phân tích cơ, ko chỉ có 1 như bác trích đâu 🙂
Apr 30, 2017 @ 21:30:55
Tên gọi Giao Chỉ có nguồn gốc từ câu trong Lễ kí – Vương chế đấy: “Nam phương viết Man, giao chỉ, điêu đề, hữu bất hỏa thực giả hĩ.” (Dân phương Nam gọi là Man, dân ấy chéo chân, xăm trán, có kẻ không ăn đồ ăn nấu chín bằng lửa).
Giao Chỉ (交趾) là chéo chân, là 1 tục ngồi xổm (2 châu chéo nhau), hoặc dị hình 2 ngón chân tõe vào nhau, hoặc chân vòng kiềng của người miền Nam thời xưa. Do đó Hán Vũ Đế có thể sau khi diệt Nam Việt (năm Nguyên Đỉnh thứ 6) thấy dân ở đồng bằng sông Hồng có đặc điểm trên đúng như sách xưa đã nói, bèn đặt tên quận ấy thành quận Giao Chỉ, cùng với các quận Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố, Uất Lâm, Thương Ngô, Nam Hải… là 9 quận. Hoặc giả tên quận Giao Chỉ đã có từ thời Triệu Đà diệt An Dương Vương, đặt tên quận Giao Chỉ thuộc Nam Việt, cử sứ giả trông coi rồi. Đến năm Nguyên Phong thứ 5, gom 9 quận miền Nam Việt cũ đặt chức “Giao Chỉ bộ Thứ sử” để thống lĩnh.
Các quận Giao Chỉ, Cửu Chân cũng Không phải là quận ảo. Giao châu ngoại vực kí là sách địa phương chí đầu tiên về Giao châu được dẫn trong Thủy kinh chú đã chép rõ Nam Việt cử 2 sứ giả trông coi dân 2 quận Giao Chỉ, Cửu Chân. Khi Lộ tướng quân đến Hợp Phố đã đem sổ hộ khẩu đến hàng, cho làm Thái thú Giao Chỉ, Cửu Chân. Đây chính là Thái thú đầu tiên của 2 quận thời nhà Hán. Có thể lúc đầu chỉ là ki mi, tạm lấy quan lại cũ của Nam Việt cho làm Thái thú, nhưng cũng là quận thật rồi. Sử kí – Bình chuẩn thư cũng ghi rõ, “tạm lấy tục cũ để trị, không thu thuế” là vì vậy. Nó là 1 quá trình, nếu không có 2 sứ giả nộp sổ sách thì nhà Hán lấy gì mà lập nên quận được? Làm sao thống kê hộ khẩu, làm sao có Ích Xương là con của Cư Ông ở Quế Lâm lại làm Thái thú Cửu Chân, rồi sau này Nhâm Diên cũng làm Thái thú Cửu Chân nữa?
Apr 30, 2017 @ 20:39:58
“Năm Ngũ Phượng thứ 4, mắc tội khi làm Thái thú Cửu Chân lén sai người đi mua sừng tê, nô tì, tang vật có đếm trăm vạn trở nên, kết tội vô đạo bị giết.”
Bác Tích Dã đọc cái này ở đâu thì đọc lại giùm tôi nhé. Con cháu ông ấy làm thái thú chứ ko phải ông ấy đâu. Tôi đọc hết rồi, rất kỹ là đằng khác 🙂
Apr 30, 2017 @ 20:36:15
Có đến 13 ngữ cảnh có từ Âu Lạc bác ạ. Tôi chỉ trích những đoạn trong sách mình thôi. Bác hoàn toàn có thể search 13 ngữ cảnh ấy và phân tích.
Apr 30, 2017 @ 20:35:19
Hoàn toàn ko mâu thuẫn đâu bác ạ. Nó chỉ là quận ảo trên 30 năm, sớm nhất là sau năm 81 BC khi Diêm Thiết Luận được viết.
Apr 30, 2017 @ 20:29:00
Nếu cho rằng Âu Lạc là quốc gia của An Dương Vương ở đồng bằng sông Hồng thì nó sẽ mâu thuẫn với tất cả các ngữ cảnh, trừ tập hợp #1A. Theo #1A: Quan Giám Quế Lâm đã ngồi máy bay trực thăng đi xuống đồng bằng sông Hồng phía tây nam Quế Lâm, vượt qua khoảng cách 640km theo đường chim bay, phía dưới là núi non trùng điệp, để dụ hơn 40 vạn dân binh Âu Lạc thuộc Hán.
________________
Dễ hiểu thôi mà. Lộ Bác Đức từ Tràng An xuống Nam Việt kể ra phải hơn 1.000 km còn được, sá gì Phiên Ngu chỉ cách Âu Lạc có mấy trăm km? Có phải bác coi thường sức mạnh của nhà Hán quá không? :))
Có thể suy đoán như sau: Khi nghe tin quân Hán phá thành Phiên Ngu, thì quan Giám quận Quế Lâm là Cư Ông đã đến Phiên Ngu để gặp mặt và đầu hàng Phục ba tướng quân là Lộ Bác Đức, rồi theo Lộ tướng quân đến Hợp Phố để chuẩn bị vào Âu Lạc, có thể Cư Ông đã được sai đi vào Âu Lạc để dụ 2 sứ giả của 2 quận Giao Chỉ-Cửu Chân, 2 sứ giả này đã theo Cư Ông đem bò-rượu cùng sổ hộ khẩu đến Hợp Phố gặp Lộ tướng quân, được cho làm Thái thú Giao Chỉ, Cửu Chân. Con của Cư Ông là Cư Ích Xương sau này làm Thái thú Cửu Chân, vào năm Ngũ Phượng thứ 4 (năm 54 SCN) vì tham nhũng mà bị tội chết.
Hán thư – Công thần biểu: 湘成侯監居翁 以南越桂林監聞漢兵破番禺,諭甌駱民四十餘萬降,侯,八百三十戶。侯益昌嗣,五鳳四年,坐為九真太守盜使人出買犀、奴婢,臧百萬以上,不道,誅。
Tương Thành Hầu, trước làm quan Giám là Cư Ông vì trước đây làm quan Giám quận Quế Lâm của Nam Việt nghe tin quân Hán phá thành Phiên Ngu, dụ hơn 40 vạn dân Âu Lạc hàng, phong Hầu, thực ấp 830 hộ, tước Hầu là Ích Xương nối nghiệp. Năm Ngũ Phượng thứ 4, mắc tội khi làm Thái thú Cửu Chân lén sai người đi mua sừng tê, nô tì, tang vật có đếm trăm vạn trở nên, kết tội vô đạo bị giết.
Quận Cửu Chân cũng đặt ra rồi, có Thái thú. Cũng không phải là quận ảo.
Apr 30, 2017 @ 20:00:44
Ủa, quận Giao Chỉ, Cửu Chân thời Tây Hán có thống kê hộ khẩu, chẳng phải mâu thuẫn với ý của bác là Giao Chỉ, Cửu Chân chỉ là quận ảo, khái niệm thiên văn thôi, chỉ có tên trên bản đồ mà không có quan lại thống trị sao? :))
Thống kê theo Hán thư – Địa lí chí như vậy là đúng rồi, quận Giao Chỉ chứ không phải bộ Giao Chỉ. Tất cả hộ khẩu trong Hán thư – Địa lí chí là hộ khẩu của từng quận.
Bác đọc kĩ đi, đừng nhìn phiến diện như vậy.
Địa lí chí ghi rõ lần lượt các quận thuộc bộ Giao Chỉ từ quận Nam Hải, Uất Lâm, Thương Ngô, Giao Chỉ, Hợp Phố, Cửu Chân, Nhật Nam. Do đó Giao Chỉ là 1 quận như các quận khác, ở đây Giao Chỉ không có nghĩa là bộ, nếu là bộ thì nó phải đặt ở đầu, thì người ta có thể nhầm.
Quận Giao Chỉ có 92.440 hộ, 746.237 khẩu, lĩnh 12 huyện:
– Luy Lâu
– An Định
– Câu Lậu
– Mê Linh
– Khúc Dị
– Bắc Đái
– Kê Từ
– Tây Vu
– Long Biên
– Chu Diên.
Thời Mã Viện đánh Hai Bà Trưng có nói huyện Tây Vu có 32.000 hộ (nếu tính trung bình 1 hộ có 5 khẩu thì có khoảng 15-16 vạn dân) đã ngang ngửa với hộ khẩu của quận Cửu Chân rồi, hoặc hơn quận Hợp Phố, Nhật Nam rồi.
Mã Viện chia huyện Tây Vu, đặt thêm 2 huyện Phong Khê, Vọng Hải, do đó Tây Vu tức là nơi đặt kinh đô cũ của Âu Lạc là Cổ Loa, là nơi đông dân. Vả lại 1 cái huyện Tây Vu mà đã đông dân như vậy thì Giao Chỉ phải đông dân là đúng rồi. Giao Chỉ phải lớn hơn Cửu Chân là chính xác, thời Nhâm Diên làm Thái thú Cửu Chân, dân Cửu Chân chủ yếu theo lối hỏa canh, thường lấy săn bắt, đánh cá làm nghề chính, thường thiếu đói, mua gạo của Giao Chỉ. Kể cả lịch sử xưa nay vẫn vậy thôi, Giao Chỉ (vùng đồng bằng Bắc Bộ vẫn đông dân giàu có hơn Cửu Chân (vùng Thanh-Nghệ).