Khởi đi từ Đại Việt Sử Lược (1388), Văn Lang được ghi nhận là một quốc gia có trước Công Nguyên. Không rõ sự thực thế nào nhưng Văn Lang trong hình dung của rất nhiều người Việt Nam hiện đại rất to và văn minh, có 4000 năm lịch sử như hình dưới.
Trong quá trình khảo sử, chúng tôi bắt gặp ghi chép thời Bắc Tống về một nước Văn Lang trùng tên, khá bé, cư dân hồn nhiên thuần phác như con người thượng cổ, sống theo tinh thần Lão Tử:
Sách 太平御覽 Thái Bình Ngự Lãm, Bắc Tống (977-984). Chương Châu Quận Bộ Thập Bát 州郡部十八. Đoạn Lĩnh Nam Đạo 嶺南道.
Nguyên văn: 《方輿志》曰:峰州,承化郡。古文郎國,有文郎水。亦陸梁地。秦 屬象郡。二漢屬交趾郡 。吳分置新興郡。晉改 為新昌。陳置興州。隋 平陳,改為峰州;煬帝 初,廢。唐復置峰州。
林邑記 , 曰:蒼梧以南有文郎野人,居無室宅 ,依樹止宿,食生肉,采香為業,與人交易,若上皇之人。
Tạm dịch: Phương Dư Chí viết: Phong Châu tức quận Thừa Hóa. Xưa là nước Văn Lang, có sông Văn Lang. Cũng là xứ sở phóng túng hoành hành. Thời Tần thuộc Tượng Quận. Tây và Đông Hán thuộc quận Giao Chỉ. Nhà Ngô chia ra xếp vào quận Tân Hưng. Tấn đổi thành Tân Xương. Nhà Trần (557 – 589) gọi là Hưng Châu. Tùy thay Trần, cải ra Phong Châu; từ những năm đầu Tùy Dạng Đế (604 – 618) thì bãi bỏ. Đường triều khôi phục đặt là Phong Châu.
Lâm Ấp Ký viết: Phía nam Thương Ngô có người Văn Lang hoang dã, sống không cần nhà cửa, dựa vào cây cổ thụ làm chỗ nghỉ ngơi, ăn thịt sống, lấy việc tìm hái hương liệu mưu sinh, trao đổi với người dưới xuôi, giống như thời tối cổ.
***
Nếu so sánh niên đại đi vào sách vở thì Văn Lang thời Đường lâu đời hơn Văn Lang trong Việt sử gần 500 năm. Khớp vào bản đồ thời Đường, Văn Lang trùng với Phong Châu – Phú Thọ ngày nay. Đó là khu vực nằm ngoài khối màu xanh mô tả những lãnh thổ đã bị Đường triều đô hộ.
Có lẽ Văn Lang thực tế là một tiểu quốc và độc lập với bắc triều nhiều trăm năm, cư dân chủ yếu là Thái – Mường, tức Lạc Việt, đồng chủng với Nam Chiếu. Hình dung Văn Lang có biên giới đến Dương Tử gần với lãnh thổ Nam Chiếu hơn. Nói cách khác, Văn Lang của Việt sử khá tương đồng với biên giới ngữ hệ Thái – Tráng, văn hóa trống đồng xa xưa.
Chi tiết Tùy Dạng Đế (604 – 618) bãi bỏ Phong Châu nhìn ở góc độ khác sẽ là sự cởi ách nô thuộc của vùng đất này. Từ đây mở ra một hướng nhìn rất bất ngờ: Văn Lang có thể chính là một tiểu quốc độc lập trong vương quốc Nam Chiếu, thủ đô ở Phú Thọ ngày nay. Văn Lang sau này đã bị Đại Việt sáp nhập vào bản đồ, lịch sử bị xóa sạch do vô tình hoặc cố ý. Phùng Hưng có lẽ là một trong những vị vua của Văn Lang.
Xin nhắc lại: Theo sách Thông Điển, kẻ có trống đồng tự xưng là Đô Lão 都老, dân chúng sẽ tôn phục. Việt sử chép Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng hiệu là Đô Quân 都君. Chữ Quân này mang âm Khun/Hùng. Như vậy Phùng Hưng chính là vua Hùng vậy. Điều thú vị là người Thái Mường hay Âu Việt đều gọi thủ lĩnh của mình bằng âm Hùng. Dùng chữ Hùng 雄 thay Quân, sử gia đã dựng lên một biểu tượng có tính hai mặt để hòa hợp dân tộc.
Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng hiệu là Đô Quân 都君. Chữ Quân mang âm Khun/Hùng chúng tôi đã chỉ rõ. Bây giờ đến chữ Đô 都:
Vì nhu liệu của S. Starostin không có liệt kê lịch sử ngữ âm của Đô. Chúng tôi phải đi đường vòng: Tự điển ghi nhận Đô đọc là Đương Cô Thiết (當孤切), nghĩa là nói lái thành Đô Cương và giữ Đô lại. Từ đây chúng tôi tra lịch sử ngữ âm của Cô 孤 và lấy nguyên âm của nó. Quá bất ngờ! Từ Tây Hán đến Đông Hán sẽ là nguyên âm A, nghĩa là Đô lúc ấy đọc là Đa. Tiếng Hán trung đại tương ứng nguyên âm Ô, lúc này nó là Đô.
Đa chính là Dak, tương đồng hoàn toàn với sông nhánh [d(h)ā], người Hán đã ký âm là Đà 沱. Như vậy Đô 都 là cách ký âm khác và tương đương với Lạc. Bộ Ấp trong chữ Đô ghi nhận nghĩa của từ Đô là quốc gia. Chu Lễ viết: Cự quốc ngũ bách lý vi đô – Nước rộng năm trăm dặm gọi là Đô. Rõ ràng đây là ngôn ngữ Thái – Tráng đã được người Hoa Hạ ký âm và sử dụng muộn nhất là từ thời Chu.
Đô Quân như vậy nghĩa là Quốc Quân, âm thời Hán người Việt cổ đọc là Đa Khun, sau thời Đường biến thành Đô Hùng. Từ đó Đô Lão trong các tài liệu thời Hán nói về người Việt Nam cổ sẽ có nghĩa là Quốc Lão.
Không nghi ngờ gì nữa Phùng Hưng chính là một trong những vị vua Hùng của nhánh Lạc Việt trên đất nước này!
@12.2017 T.T.Du
Jan 02, 2018 @ 09:47:11
Khi triển khai ý nghĩa chữ “Đô”, cũng nên chăng xét đến mối quan hệ với chữ “Kinh” và ghép lại thành “Kinh Đô” – nơi vua thiết triều và sinh sống – người đứng đầu của một quốc gia!
Nếu bàn chữ “Vương” thì lại liên kết đến chữ: “Đế” – “Hoàng” – “Vương”???
Kính!
Jan 02, 2018 @ 08:15:09
@Tích Dã: Tôi đã đi xa hơn GS TQ nhiều 🙂
Đất/soil/earth trong Ngữ hệ Hán – Tạng – Miến: Tiếng Darang (Tây Tạng): [khala:i / khɯlɑi]. Tiếng Yidu Lhoba (Trên cao nguyên Tây Tạng): [khɯlɑi]. Tiếng Kiranti, Nepan: [kha]. Tiếng phía đông Kiranti: [kham/akhuma].
Đây chính là âm của chữ Hán Khu 區: Âm của nó thời là Thương [kho], Chu [kho], Tây Hán [khwa], Đông Hán [khwa].
Âm chỉ đất này xuống đến Cối Kê đã biến thành [wa]. Có thể do ảnh hưởng của nhánh Fomosa trong ngôn ngữ Austronesian. Tiếng Siraya ở Đài Loan ngày nay vẫn đọc đất là [wanan]. Chữ Việt bộ Tẩu hay bộ Ấp đều dùng âm chữ Việt là [w(h)at] chính là âm đất vậy.
Có lẽ âm này không chuẩn, nó đã được ký âm phụ trợ bằng Âu甌 : Thương [ʔō], Chu: [ʔō], Tây Hán [ʔwā], Đông Hán [ʔwā]. Ư 於: Thương [ʔā], Chu: [ʔā], Tây Hán [ʔā]. Vu 于: Thương [wa], Chu: [wa], Tây Hán [wa]. Từ đó hình thành Âu Việt, Ư Việt, Vu Việt là những từ đẳng lập trợ âm hoặc chỉnh âm như chúng ta đã thấy trong lịch sử.
Nếu chỉ căn cứ vào ngữ âm học, người Lolo ở Trung Quốc và Việt Nam ngày nay có thể là một nhánh dân tộc trong nước Âu Việt xưa kia. Âm chỉ đất Central Loloish là [mihwa], người Lô Lô ở Việt Nam đọc là [ʔuət] [kɰa], nhánh Phó Là đọc [ʔuơt], nhóm nhỏ ở Thôn Tân Lợi, Bắc Quang District, Hà Giang Province thì đọc là [ʔu].
Jan 01, 2018 @ 15:03:32
百越地名及其文化蕴意
Bách Việt địa danh cập kì văn hóa uẩn ý
Tác giả: 李锦芳Lí Cẩm Phương
(Lí Cẩm Phương, người dân tộc Tráng tỉnh Quảng Tây, từng làm Giảng viên trường Đại học Dân Tộc Trung Ương – Trung Quốc)
于、於、乌百越地区此类地名有:乌伤、乌程、於陵、于菟、于潜、于乡。此类通名亦作百越部族名冠首字:于越、乌浒。这种族称冠首字其实是百越自称瓯(他称越)的异写。东越亦为东瓯,西部有西瓯。据《逸周书》及《路史》,先秦百越各部有:沤深、越沤、瓯、瓯越、瓯、且瓯、瓯人、区吴等。可见瓯是百越各部的普遍族称。古区、沤、瓯通。说文:瓯,小盆也;沤,久渍也;区,藏匿也。可见百越族称瓯等字是记音用字,与本义无关,于乌亦无实义。于於乌冠首的百越地名源于部族、支系名,于於乌为民族总称,伤、程、潜、乡等为专名。《汉书·地理志》:“乌程县,秦置,古为乌程氏居,因名。”此明言地因人而名。有人认为乌程是姓氏,我们觉得它更像百越部族名称,有如乌浒。乌程后作姓是源于部族名。这种由部族名变为地名的例子在百越地区并不少,夜郎、句町、且兰等均如此。广西南部古有乌浒滩,亦由乌浒得名。
Vu (于), Ư (於), Ô (乌) là tên đất có trong vùng Bách Việt như Ô Thương (乌伤), Ô Trình (乌程), Ư Lăng (於陵), Vu Đồ (于菟), Vu Tiềm (于潜), Vu Hương (于乡)… Tên đất này cũng là từ đứng đầu trong tên các bộ tộc Bách Việt như Vu Việt (于越), Ô Hử (乌浒). Từ đứng đầu trong tên gọi bộ tộc thực ra là tên gọi khác của người Bách Việt tự xưng là Âu (瓯), hoặc xưng là Việt (越). Đông Việt (东越) cũng là Đông Âu (东瓯). Phía tây thì có Tây Âu (西瓯). Xét sách Dật chu thư và Lộ sử thì Bách Việt thời Tiên Tần có các nhóm Âu Thâm, Việt Âu, Âu, Âu Việt, Thả Âu, Âu Nhân, Khu Ngô. Có thể thấy Âu là tên gọi phổ thông của các bộ tộc Bách Việt. Thời xưa từ Âu (区), Âu (沤), Âu (瓯) là dùng qua lại (đồng âm thông giả). Thuyết văn giải tự chép: “Âu (瓯) là cái chén nhỏ.” Âu (沤) là ngâm nước lâu ngày. Âu (区) là ẩn nấp. Có thể thấy các bộ tộc Bách Việt xem Âu (瓯) là chữ ghi âm vậy, không có liên quan gì đến mặt chữ. Các từ Vu (于), Ô (乌) cũng không có nghĩa thực theo mặt chữ. Vu (于), Ô (乌), Ư (於) là từ đứng đầu trong tên đất của người Bách Việt có gốc là tên bộ tộc, tên chi nhánh. Vu (于), Ô (乌), Ư (於) tên gọi chung của các bộ tộc, các từ Thương (伤), Trình (程), Tiềm (潜), Hương (乡) là tên riêng. Hán thư – Địa lí chí chép: “Huyện Ô Trình, đặt ra thời nhà Tần, thời xưa là chỗ Ô Trình Thị ở, nhân đó đặt tên ấy.” Như vậy rõ là tên đất noi theo tên người. Có người cho rằng Ô Trình là là dòng họ, nhưng chúng tôi cảm thấy nó như tên gọi của người Bách Việt giống tên gọi Ô Hử vậy. Tên họ Ô Trình có gốc từ tên bộ tộc. Ví dụ về tên bộ tộc trở thành tên đất đều có không ít trong vùng Bách Việt, như Dạ Lang (夜郎), Câu Đinh (句町), Thư Lan (且兰) đều như vậy. Phía nam tỉnh Quảng Tây thời xưa có bến Ô Hử, cũng là có gốc từ tên bộ tộc Ô Hử.
朱、诸、都、无(毋) 此类百越地名也很常见:朱方、朱室、朱虚、朱提、朱吾
、诸冯、诸暨、都阳、都梦、无锡、无(毋)盐、无娄、无切、无编、毋敛、毋单等等。这些地名通名的含义目前尚不能确定,从一些历史材料看它们可能是由首领、官职名等演变而成,亦即地因人得名。如前所述,《越绝书》说越人称官为朱。百越许多首领、将领之名有朱诸都冠首:朱句(句践曾孙)、诸樊(吴王)、诸咎(朱句孙)、诸稽郢(句践臣文种别名)、都羊(骆越将)。南越将孙都的官名为都稽。百越后裔俚人称其首领都老。朱诸都上古音近:ǐwo、ǐa、ta,当同为百越语“官”译音,今傣、泰语官称ta,国王称tam(一国之长官),此当即《越绝书》的朱。另外崇敬称“您”,靖西壮语为a,泰国石话为ta,这些可能和朱有关。无(毋)亦作越王人名冠首字:无诸、无余之、无壬、毋波等。一些中外学者猜测“无”即“王”。我们认为另一越王名冠首字夫也是王意。无诸、无余之、夫差、夫谭即诸王、余之王、差王、谭王。无夫上古音近:mǐwa、pǐwa,可能与壮侗语言及一些南岛语的“父、祖父”(又含首领义)对应:父--壮:p,泰老挝:p′,回辉话占话:ma;祖父--壮:pa,泰:p。西部占语“主人”称po。古代氏族首领往往由某一家族首领担任,由此父、祖父自然衍生出首领义。例如壮族父系氏族时期首领布洛陀(palut),意即洛陀公公(王)。壮侗语民族的寨主皆称寨父。老挝有抗法英雄“普(p′嘎努特”,即嘎努特王。考察壮侗语及相关语言,没有发现与朱无等字音近的地理实体称谓,因此作地名冠首字的朱诸都无的含义只能按作人名冠首字时的含义理解,即“官、首领”,这类地名因某首领、官据有某地而得名,亦为地因人得名。
Chu (朱), Chư (诸), Đô (都), Vô (无/毋) là tên đất có trong vùng Bách Việt cũng rất thường thấy như Chu Phương (朱方), Chu Thất (朱室), Chu Hư (朱室), Chu Đề (朱提), Chu Ngô (朱吾), Chư Phùng (诸冯), Chư Kị (诸暨), Đô Dương (都阳), Đô Mộng (都梦), Vô Tích (无锡), Vô Diêm (无盐), Vô Lũ (无娄), Vô Thiết (无切), Vô Biên (无编), Vô Liễm (毋敛), Vô Đan (毋单)… Hàm nghĩa của tên đất này trước mắt chưa thể xác định được, nhưng dựa theo một số sử liệu có thể thấy nó là diễn biến của tên gọi thủ lĩnh-quan chức mà thành, tức là tên đất noi theo tên người. Như đã nói, sách Việt tuyệt thư (越绝书) chép người Việt gọi quan (官) là chu (朱). Rất nhiều thủ lĩnh-tướng lĩnh của người Bách Việt có từ Chu (朱), Chư (诸), Đô (都) đứng đầu như Chu Câu (朱句) là cháu nội ba đời của Câu Tiễn, Chư Phàn (诸樊) là vua nước Ngô, Chư Cữu (诸咎) là cháu của Chu Câu, Chư Kê Dĩnh (诸稽郢) là tên khác của Văn Chủng (文种) bầy tôi của Câu Tiễn, Đô Dương (都羊) là tướng của người Lạc Việt (bộ tướng của Hai Bà Trưng). Tên chức quan của tướng Nam Việt là Tôn Đô là Đô Kê (都稽), dòng dõi người Bách Việt là người Lí (俚人) gọi thủ lĩnh của họ là Đô Lão (都老). Thời xa xưa Chu (朱), Chư (诸), Đô (都) đọc âm giống nhau: ǐwo、ǐa、ta, có thể là phiên âm của từ để chỉ quan (官) trong tiếng Bách Việt. Ngày nay tiếng Thái (泰语) gọi quan (官) là ta, gọi quốc vương (国王) là tam , tức là người đứng đầu của một quốc gia, nó tức là từ chu (朱) trong sách Việt tuyệt thư chép. Ngoài ra từ sùng kính là nẫm (您), trong tiếng Tráng (壮语) ở huyện Tĩnh Tây gọi là a, tiếng bạch thoại nước Thái gọi là ta, có thể những từ này có quan hệ ngữ âm với từ chu (朱). Từ Vô (无/毋) cũng là từ đứng đầu của tên vua người Việt như Vô Chư (无诸), Vô Dư Chi (无余之), Vô Nhâm (无壬), Vô Ba (毋波), một số học giả nước ngoài suy đoán Vô (无) có nghĩa là vương (王). Chúng tôi cho rằng một số từ đứng đầu trong tên vua người Việt cũng có nghĩa là vương (王). Vô Chư (无诸), Vô Dư Chi (无余之), Phù Sai (夫差), Phù Đàm (夫谭) tức là vua Chư, vua Dư Chi, vua Sai, vua Đàm. Thời xa xưa thì Vô (无), Phù (夫) đọc âm giống nhau: mǐwa、pǐwa, có thể có nghĩa là “bố-bố tổ” (hàm nghĩa là thủ lĩnh) trong tiếng Tráng-Đồng và một số tiếng Nam Đảo. Từ bố (phụ/父) trong tiếng Tráng là p, tiếng Thái là p′, tiếng Utsul-tiếng Chăm là ma. Từ bố tổ (tổ phụ/祖父) trong tiếng Tráng là pa , tiếng Thái là p, tiếng Chiêm miền Tây gọi chủ nhân là po. Thời xưa, thủ lĩnh thị tộc thường do một số thủ lĩnh gia tộc đảm nhiệm, do đó từ bố (父)-bố tổ (祖父) tự nhiên trở thành hàm nghĩa là thủ lĩnh. Ví dụ thủ lĩnh thời kì thị tộc phụ hệ của người Tráng là Bố Lạc Đà (布洛陀/palut), có nghĩa là cha Lạc Đà. Tên gọi trại chủ (寨主) trong tiếng Tráng-Đồng đều gọi là trại phụ (寨父). Người Lão Qua có anh hùng chống thực dân Pháp là Phổ Kiết Nỗ Đặc (普嘎努特), tức là Vua Kiết Nỗ Đặc. Khảo sát quan hệ của tiếng Tráng- Đồng không thấy tên gọi thực thể địa lí nào tương đồng với từ Chu (朱), Vu (无), do đó từ Chu (朱), Chư (诸), Đô (都) trong tên đất là noi theo tên người có từ đầu là từ Chu (朱), Chư (诸), Đô (都), tức là có nghĩa là quan (官)-thủ lĩnh (首领), tức là tên đất noi theo tên thủ lĩnh, quan chức.
http://dlib.zslib.com.cn/qklw/rdzl/B4151/RD084665
Jan 01, 2018 @ 13:19:10
Trong tiếng Hán, từ quân (君) cùng với đế (帝), vương (王) là để chỉ vua của một nước hoặc quốc gia nào đó, được phong hiệu có chính danh, hoặc gọi quân (君) là vua của một nước nhỏ. Khác với hùng (雄) thường không để chỉ vua mà chỉ là một danh hiệu đẹp không có chính danh mà thôi
Hùng (雄) có thể có các nghĩa như sau
1. Chỉ người tài giỏi xuất chúng như hùng kiệt 雄傑, anh hùng英雄, gian hùng姦雄, kiêu hùng, hùng tuấn雄俊 . Người tài giỏi xuất chúng có thể là vua quan hoặc là dân thường.
2. Chỉ vẻ hùng tráng, lẫm liệt như kiêu hùng驍雄, hùng tráng雄壯, hùng vĩ雄伟.
Thủ lĩnh/quân trưởng của các bộ tộc thiểu số thời xưa bị người Trung Nguyên gọi là vương (王) hoặc được gọi là cừ soái (帥), quân (君), trưởng (長), tù (酋), khôi (魁), hào (豪), đại nhân (大人). Còn các bộ lạc thiểu số có thể tự xưng. Ví dụ người Hung Nô gọi thủ lĩnh/quân trưởng của họ là Thiền vu (單于), người Man Vũ Lăng gọi thủ lĩnh/quân trưởng của họ là Tinh phu (精夫), người Nam Chiếu gọi thủ lĩnh/quân trưởng của họ là Chiếu (詔), người Đột Quyết-Mông Cổ gọi thủ lĩnh của họ là Hãn (罕), cũng như người Việt Nam tự gọi thủ lĩnh/quân trưởng của mình là Vua (于) vậy.
Jan 01, 2018 @ 10:12:10
Bác nên nhớ là Phùng Hưng xưng là Đô Quân (都君) vào thời Đường. Thời Đường đã phân biệt rõ hai âm Quân (君) và Hùng (雄) rồi. Cũng nên nhớ từ đô (都) ở đây phải hiểu theo tiếng bản địa Nam Á hoặc Thái-Tráng khác với từ đô (都) trong tiếng Hán-Đường. Từ đô (都) là phiên âm của từ gì trong tiếng Nam Á hoặc Thái-Tráng nghĩa là gì thì bác tìm hiểu thêm nhé. Nhắc lại là không phải là gốc từ đà (沱) đâu.
Nếu đô (都) là nước như bác nói thì đáng lẽ người Nam Á và Thái Tráng sẽ nói thành quân đô (君都) mới đúng ngữ pháp. Ví dụ người Thái gọi thủ lĩnh/quân trưởng của họ là triệu/chiếu (召/詔), gọi quốc gia/xứ sở của họ là mãnh/mường (勐/茫), cho nên họ cũng gọi thủ lĩnh của họ là chiếu mãnh (詔召).
Dec 31, 2017 @ 14:29:37
@Tích Dã: Lại bẻ chữ theo ý mình rồi. Thương Ngô ngày nay là Ngô Châu nhé 🙂
Dec 31, 2017 @ 13:06:07
Thực ra những điều sách 太平御覽 Thái Bình Ngự Lãm, Bắc Tống (977-984) chép là dẫn từ sách cũ từ thời Đường về trước.
Ví dụ sách Phương dư chí (方輿志) không rõ tác giả chép Phong châu là quận Thừa Hóa, là nước Văn Lang thời xưa, có sông Văn Lang… Thời Đường có sách Thông điển của Đỗ Hữu cũng chép tương tự là Phong châu là nước Văn Lang thời xưa (峰州今理嘉寧縣。古文朗國,有文朗水。). Nhưng có sách Nguyên Hòa quận huyện đồ chí của Lí Cát Phủ lại chép là Dạ Lang (峰州,承化。下。開元戶三千五百六十一。鄉十五。元和戶一千四百八十二。鄉八。古夜郎國之地,按今新昌縣界有夜郎溪。) Điều này cho pháp ta suy đoán chữ Văn Lang (文朗/文郎) là so chép nhầm qua lại của Dạ Lang (夜郎), vì chữ Văn (文) và chữ Dạ (夜) giống nhau dễ nhầm lẫn. Xét thời xưa có nước Dạ Lang ở miền Tây Nam Di, có lẽ là do niên đại quá xa mà các tác giả đã nhầm lẫn chăng. Hoặc chỉ là trùng tên. Ở đất Tây Nam Di thời Hán cũng có nước Dạ Lang, ở đất Phong châu của An Nam cũng có nước Dạ Lang/Văn Lang vậy.
Sách Lâm Ấp kí (林邑記) không rõ tác giả được Thủy kinh chú của Lịch Đạo Nguyên chép lại cũng chép tương tự, chỉ là nhầm mặt chữ đôi chút:
《林邑記》曰:渡比景至朱吾。朱吾縣浦,今之封界,朱吾以南,有文狼人,野居無室宅,依樹止宿,食生魚肉,採香為業,與人交市,若上皇之民矣。
Lâm Ấp kí chép: “Qua huyện Tỉ Cảnh thì đến huyện Chu Ngô. Bến sông của huyện Chu Ngô là biên giới ngày nay. Từ huyện Chu Ngô về phía nam có người Văn Lang ở ngoài hoang dã không làm nhà, chỉ nghỉ ngơi ở gốc cây, ăn thịt cá sống, làm nghề hái hương liệu rồi bán cho người ở chợ, giống với người thời xưa.
Theo đó ta suy đoán từ Thương Ngô (蒼梧) mà trong Thái Bình ngữ lãm dẫn lại là nhầm lẫn của từ Chu Ngô (朱吾). Sách Lâm Ấp kí là sách địa phương chí chép về nước Lâm Ấp, chỉ chép các sự vật sự kiện văn hóa địa lí lịch sử ở đất Lâm Ấp (gồm cả quận Nhật Nam thời Hán) chứ không chép về quận Thương Ngô về phía nam. Người Văng Lang (文狼人) hay Văn Lang dã nhân (文郎野人) ở huyện Chu Ngô về phía nam là khác với nước Văn Lang/Dạ Lang ở Phong châu.