Chữ Xa 車, âm Hán Việt có nguồn gốc từ Hoa Nam (ở Nam Xương và Mai Huyện – Quảng Đông ngày nay người ta vẫn đọc là [cha]). Âm Xe của nó lại gần với âm Quảng Châu nhất [čhɛ]. Chữ Tàu của Việt ngữ xuất phát từ chữ Tào bộ thủy 漕 có từ thời Chiến Quốc, nghĩa là vận tải bằng đường thủy. Hán âm [ʒ(h)ǝ̄w], Minh âm [ʒâw].
Từ đó sinh ra từ “Tàu xe” ở Việt ngữ là phương tiện vận chuyển nói chung, đôi khi nó đơn âm hóa chỉ còn mỗi chữ Tàu hoặc Xe như trong Tàu bay, Tàu lửa, Xe lửa… hoặc hoán chuyển thành Xe Đò chính là Xe Tàu.
Do đó hẳn nhiên từ Người Tàu là để chỉ các nhóm dân Hoa Nam di cư đến Việt Nam bằng đường thủy. Còn Ba Tàu theo chúng tôi chữ Hán là 番漕, âm đọc lên thành Ba Tào. Chữ Ba 番 còn có âm khác là Phiên, ở Hán ngữ chúng chỉ những dân tộc vùng biên giới (phiên rợ, phiên di 番夷) hoặc các nhóm thiểu số từ ngoại quốc đến. Thế kỷ 18 và 19, bộ ngoại giao Anh đã tốn rất nhiều giấy mực để phản bác chữ “phiên” trong các công văn của nhà Thanh. Nó thường được dùng để chỉ nước Anh nói riêng và các nước Âu – Mỹ nói chung. Sự miệt thị của từ Ba Tàu nằm ở chữ Ba và khá kín đáo.
Từ Ba Tàu nhìn từ góc độ dân tộc học, sẽ bổ sung cho chúng ta thời điểm mà người Việt củng cố ý thức về bản sắc riêng biệt của mình, sau khi đã khẳng định ở Bình Ngô Đại Cáo về cương vực, văn hiến và các triều đại độc lập lâu đời.
Dựa vào đặc điểm và quá trình hình thành dân tộc Kinh, từ Ba Tàu có niên đại sớm nhất là ở đầu triều Lê mà thôi. Bởi vì về bản chất, hoàng gia Lý – Trần cũng là một dạng Ba Tàu, đến Việt Nam từ Hoa Nam. Họ không thể tự miệt thị mình bằng từ ngữ ấy.
Tiện đây, chúng tôi cũng xin bác bỏ giải thích cũ của tác giả An Chi mà nhiều người từng cho là đúng.
@11.1.2018 T.T.Du
Oct 03, 2018 @ 15:20:48
Theo tôi gọi “Ba tào” chính là chữ “舥艚”
舥: đọc là Ba, dùng để gọi chiếc bè
艚 đọc là Tào, dùng để gọi chiếc tàu
舥艚: Âm Hán Việt đọc là “Ba tào”. Bây giờ gọi là “Tàu Bè”.
Người miền nam hay đổi “u” thành “o”.
Ví dụ:
Chữ “受”: “Thụ” đọc thành “Thọ”
Chữ :武”: “Vũ” đọc thành “Võ”
Có lẽ do thời đó họ di dân đi bằng tàu bè nên gọi là “Ba tào”
Từ Tàu thì đã rõ rồi, nó là từ 艚tào hoặc 漕tào để chỉ những di dân/nhà buôn Trung Quốc thời xưa dùng thuyền/bè/tàu sang Việt Nam. Còn từ Ba thì còn có nhiều giả thuyết. Từ 舥ba bản nghĩa của nó là cầu nổi, chứ không phải cái bè. Mà người di cư từ Trung Quốc sang vượt biển lớn thì chiếc bè không thể đi xa được ngoài tàu/thuyền.
Lại nữa anh Trương nói là gốc từ 番Phiên/Ba, chắc chắn là không đúng, mặc dù nó có thể đọc Ba, nhưng với nghĩa chỉ khinh miệt thấp kém hoặc phụ thuộc thì nó phải đọc là Phiên. Nếu như vậy phải đọc là Phiên Tàu chứ không phải Ba Tàu. Như vậy từ Ba trong Ba Tàu nó phải mang nghĩa khác từ 番Phiên/Ba (nghĩa là phiên thuộc).
Aug 20, 2018 @ 11:49:40
Theo tôi gọi “Ba tào” chính là chữ “舥艚”
舥: đọc là Ba, dùng để gọi chiếc bè
艚 đọc là Tào, dùng để gọi chiếc tàu
舥艚: Âm Hán Việt đọc là “Ba tào”. Bây giờ gọi là “Tàu Bè”.
Người miền nam hay đổi “u” thành “o”.
Ví dụ:
Chữ “受”: “Thụ” đọc thành “Thọ”
Chữ :武”: “Vũ” đọc thành “Võ”
Có lẽ do thời đó họ di dân đi bằng tàu bè nên gọi là “Ba tào”
Jan 28, 2018 @ 10:08:20
@Anh Thông. Anh add facebook, có gì chúng ta trao đổi dễ dàng và thường xuyên hơn nhé. https://www.facebook.com/thaidutruong
Jan 26, 2018 @ 03:09:08
Du luôn có ý tưởng “out-of-the-box” (ra khỏi hộp) – đây cũng là một cách nhìn thêm phần chính xác! Đồng ý với Du, vài năm trước Phan Anh Dũng và tôi có viết bài ‘Tản mạn về nghĩa
của “mực tàu” 墨艚 qua từ điển Việt Bồ La (phần 1)’ nhưng kết luận hới khác hơn Du: tàu chỉ người TQ xuất hiện vào khoảng đầu thế kỷ XVIII – đọc bài viết trên mạng này chẳng hạn http://chimviet.free.fr/ngonngu/nguyencungthong/ncthong_TanManVeMucTau1_a.htm …v.v…
Các kết luận này hoàn toàn phủ nhận ý kiến của An Chi (mà tôi cho là tào 嘈 lao 嘮): “Chúng tôi khẳng định rằng Tàu là âm cổ Hán Việt của từ ghi bằng chữ 曹 mà âm Hán Việt hiện đại là tào, có nghĩa rộng là “cơ quan triều đình”, hiểu rộng ra là “quan”. Trong thời Bắc thuộc, nói chung giới cai trị là người Trung Hoa cho nên dân chúng đã quan niệm rằng người Trung Hoa là “tàu”, nghĩa là “quan” (hết trích).
Nguyễn Cung Thông
Jan 11, 2018 @ 15:15:01
@ Anh Tích Dã vui nhỉ? Tôi chỉ rõ sự miệt thị của chữ Ba/Phiên, Phiên Di có từ thời Đường. Anh bác đi bằng những bài báo khá nhảm, năng lực ngôn ngữ học của tác giả rất cạn.
Jan 11, 2018 @ 11:11:04
Sự miệt thị của từ Ba Tàu nằm ở chữ Ba. Ba trong từ Chú Ba, là có ý phân biệt rồi, vì người Tàu là người ngoại lai đến buôn bán và cư trú ở Việt Nam. Trong tiếng Nam Bộ, chú ba là chỉ em sau cha mình, cho nên gọi là Ba Tàu là như dân hạng hai, bậc chú, sau bác vậy. Người Tàu ở Nam Bộ nói riêng và Việt Nam nói chung khi đến Việt Nam là dân hạng 2, nhập cư đứng sau người Giao Chỉ bản địa vậy.
Jan 11, 2018 @ 09:51:39
Gia Định Báo (số 5, năm thứ 6, phát hành ngày 16/2/1870) giải thích:
“…An-nam ta kêu là Tàu, người bên Tàu, là vì khách thường đi tàu qua đây, lại dùng tàu chở đồ hàng hóa qua đây buôn bán; nên kêu là Tàu, hàng Tàu, đồ Tàu v.v… Từ Ba-Tàu có cách giải thích như sau: Ba có nghĩa là ba vùng đất mà chúa Nguyễn cho phép người Hoa làm ăn và sinh sống: vùng Cù Lao Phố (Đồng Nai), Sài Gòn-Chợ Lớn, Hà Tiên, từ Tàu bắt nguồn từ phương tiện đi lại của người Hoa khi sang An Nam, nhưng dần từ Ba Tàu lại mang nghĩa miệt thị, gây ảnh hưởng xấu…”.
_____________________
Từ Tàu (艚) là gốc của từ tàu xe. Vào thời Thanh về sau đến thế kỉ 20, các nhà buôn Trung Quốc gốc ở Mân-Quảng thường dùng phương tiện đi lại là tàu (tào/艚) vượt biển để chở hàng hóa sang bán ở miền Nam Việt Nam, giọng miền Nam quen đọc Tào thành Tàu, do đó mới gọi là người Tàu. Người miền Bắc quen gọi người Trung Quốc là người Ngô hoặc người Bắc, hoặc người Trung Quốc…
Tàu (tào/艚) là thuyền giống cái máng (tào/槽), cho nên đặt tên ấy. Cũng có một loại thuyền mà cướp biển Nam Trung Hoa thời Thanh hay dùng gọi là tàu ô (ô tào/烏艚), sơn màu đen, hai bên đầu thuyền vẽ hình hai con mắt nhìn như đầu chim, cho nên có tên ấy. Tàu (tào/艚) và tàu ô (ô tào/烏艚) đều là loại thuyền buồm phổ biến của dân miền ven biển Phúc Kiến-Quảng Đông của Trung Quốc từ thời nhà Minh-Thanh.