The origin of Vietnamese number system

Leave a comment

NGUỒN GỐC BỘ SỐ VIỆT NGỮ

Tóm tắtBộ số Việt không phủ nhận sự liên đới Việt – Hán (số Không và Năm) mà còn thể hiện Việt tính Dương Tử rất mạnh (số Hai, Sáu, Tám, Chín). Trong khi đó số Một, Mười, Ba, Bốn, Bảy chỉ ra khả năng đây là các âm Trung Nguyên tối cổ, mãi tận thời Thương Ân, và không loại trừ phần lớn nhóm này có lõi Austronesian.

Bộ số Việt ngữ chắc chắn lưu tồn giá trị văn hóa – văn minh bất diệt của tổ tiên người Việt, hòa nhập nhưng không hòa tan. Nó bổ sung khía cạnh khoa học (thiên văn, toán học và lịch pháp) vào cụm phong tục tập quán phi Hán quen thuộc xưa nay (cắt tóc, nhuộm răng, ăn trầu, xăm mình…).

 

Chúng tôi vẫn chưa hiểu tại sao đại gia đình các dân tộc Thái – Tráng từ Quý Châu, Quảng Tây, Vân Nam, Việt Nam đến Lào và Thái Lan ngày nay đã phải dùng bộ số có âm Đường – Tống, trong khi người Việt Nam đã bảo tồn được số đếm từ bình minh lịch sử của mình.

 

Numbers

Số không

Năm 1954 tại Trường Sa – Hồ Nam (đất Việt cổ bị sáp nhập vào nước Sở năm 334 BC) khảo cổ đã đào được một ngôi mộ táng Chiến Quốc. Bất ngờ trong mộ có 40 thanh tre (ảnh 1) là công cụ tính toán hậu thân của 64 số Dịch.

1

2

Năm 1986 tại Thiên Thủy Cam Túc lại đào được bộ toán trù Chiến Quốc tương tự. Từ đây lịch sử sử dụng các thanh tre làm số trên một bàn tính chia ô (ảnh 2) đã được viết lại: Nó ít nhất phải có muộn nhất cách đây trên 2500 năm. Số zero trên bàn tính thể hiện bằng cách bỏ trống, chữ là Không 空 (trống, rỗng) đồng nghĩa với âm gọi quẻ Khôn 坤 trong Việt ngữ (khôn nguôi = không nguôi); Mân âm Phúc Châu của Khôn 坤 và Không 空 đều là [kʰouŋ44].

1

Số một và mười

Chữ Mỗi 每 xuất hiện từ giáp cốt văn. Dựa trên các ngữ cảnh người ta thấy nó có hai cách dùng/đọc Mẫu 母 và Hối 悔. Edwin Pulleyblank tái tạo âm trung đại Mỗi tương đồng với tiếng Khmer chỉ số 1 [mwəj]. Mân âm Kiến Âu [mo21] đọc ra gần như [một], khớp với cổ âm của Mỗi theo Baxter – Sagart là [*mˤəʔ]. Mân âm Phúc Châu [muoi32] có độ tương đồng rất lớn với [mười]. Đây chính là Một, Mười và Mươi trong Việt ngữ.

Do đó từ Mỗi Một ngày nay người Việt vẫn dùng là một từ đẳng lập kết hợp bởi hai âm Hán cổ đại và trung đại.

Số Một thời Thương Ân tượng hình 1 ngón tay hay thẻ tre nằm ngang, số mười chỉ đổi vị trí thành thẳng đứng. Giả thiết của chúng tôi là âm chỉ số 1 sẽ dùng thanh khác để chỉ số 10. Chẳng hạn Mốt. Khi Mốt trong tiếng Việt chuyển qua Mười, Một vẫn giữ nguyên.

Chữ Mỗi còn vô tình hé lộ thêm khả năng bộ số của bát quái dịch nữa. Thật vậy, từ sự tương đồng âm giữa quẻ Khôn và số Không ở trên, nhìn vào nhị phân quẻ Khôn cũng đồng thời là số Không. Quẻ Càn trong Chu Dịch là số 1, quẻ số 1, không khớp với vai trò nhị phân số 7 nhưng tên Hối của nó (Khổng truyện: Ngoại quái viết Hối) lại liên quan đến Mỗi như là quẻ đứng đầu, số một! Bát quái có 8 số, người Việt đang lưu giữ 2 số (không và một) trong ngôn ngữ của mình. Quả là điều rất lạ lùng.

Số hai

Hàng trăm nhánh ngôn ngữ Austronesian dùng các âm [dua], [duo], [duwa], [duə]… chỉ số Hai, giống hệt tiếng Latin, Hy Lạp và Italia [duo]. Phụ âm đầu D đã bị chuyển sang T, cho ra [twā] tiếng Anh cổ gốc Đức, [twee] tiếng Hà Lan và cuối cùng thành ra [two] ở Anh ngữ ngày nay.

Tháp Babel có lẽ là có thật. Ngữ âm này cho thấy khi rời Tây Á, bầy người di cư ven biển từ nam Ấn Độ đến châu Á – Thái Bình Dương đã dùng âm chỉ số Hai phổ biến là [duo] hoặc đa âm [duwa]. Âm này đi vào Hán ngữ và Việt ngữ, thành chữ Đôi (Nôm) hoặc Đối 對 (Ngô Việt ngữ Ôn Châu hiện vẫn đọc chữ Đối bằng âm [tai42]). Do đó từ [song đôi] tại Việt ngữ là từ đẳng lập ghép bởi hai từ chỉ số Hai khác nhau (tiếng Thái và Lào dùng chữ Hán song 雙 chỉ số Hai).

Số hai viết bằng chữ Nôm: 台 hoặc 𠄩. Nó cho thấy phần biểu âm nằm tại chữ Hán Thai/Đài 台. Chữ này thêm bộ khẩu bên trái thành Hai/Hải 咍 (chê cười, vui vẻ). Mân âm hiện tại của Hai/Hải 咍 vẫn giữ nguyên cách đọc thời Đường [hai55] (đọc là Hai). Ở chữ Thái/Đại 大 (lớn), cùng âm khác thanh với Thai/Đài 台, chúng tôi thấy tiếng Lê Xuyên – Giang Tây bỏ âm [t], đọc thành [hai13] (gần như Hãi).

Quy luật biến âm đ/t trong Đá – Thạch, To – Đại, Thái – Đại, Thai – Đài, Duo – Two… ở cả châu Âu và Á Đông dẫn ra khả năng âm chỉ số Hai trong Việt ngữ có gốc từ âm [duo] khắp hoàn cầu, tuổi đời lên đến trên 40 ngàn năm, có trung gian phát triển lưu lại trong chữ Đối 對 (Đường âm) và cuối cùng được nắn giọng bởi Mân nam âm thành Hai chỉ khoảng 1000 năm trở lại đây mà thôi. Có thể tham khảo thêm từ Thái 采 nghĩa là ngắt hái (quả) qua tiếng Việt thành Hái.

Vì âm chỉ số Hai Việt ngữ đồng âm với địa chi Hợi 亥 ở Mân ngữ, cho nên con cháu người Mân nam tại miền nam Việt Nam mới gọi con bài Tây mang số Hai là con Heo.

Số bốn và số ba

Một bạn đọc facebook của chúng tôi đã gợi ý hệ từ nguyên châu Âu liên quan đến tính toán và bộ số: Calci (đá) -> Calcis (vôi) -> Calculus (tính toán). Digitus (ngón chân – ngón tay) -> Digitalis (số) -> Digit (số). Điều này chỉ ra rằng loài người cổ đại đã đếm bằng các ngón tay hoặc/và ngón chân của mình.

Chữ Hán Phù 扶 chỉ bốn ngón tay. Áp dụng quy luật biến âm B -> Ph thể hiện trong chuỗi [Bụt/Phật, Bún/Phở, Buồm/Phàm, Bụng/Phúc, Bay/Phi, Bất/Phi, Buồng/Phòng, Bơi/Phù 浮, Béo/Phì 肥…], có thể khẳng định cổ âm của Phù 扶 là Bốn.

Hơn nữa trong tiếng Tai Kadai, vẫn tồn tại âm chỉ số 4 bắt đầu bằng phụ âm Ph và P: [pa]/[pe]/[po]/[pu]/[pau] tại nhánh Kra (Ngật Ương); [fei5] tại nhánh Lakkja (Lạp Già) Quảng Tây.

Từ số bốn sẽ liền mạch đến số ba. Âm chỉ số 3 [ba] là cổ âm của chữ Phẩm 品. Chữ này (ảnh dưới) giáp cốt văn chỉ ba món tế cúng (Tam Sên 三 生 – Sên là âm Khách Gia của Sinh). Ngoài ra cũng có thể hiểu đây là ba cái mồm (khẩu), tức ba người, chỉ số nhiều, đông. Phẩm tiếp biến, khi sản xuất hay trồng trọt nhiều, đem bán, gọi là sản phẩm.

3 soba

Âm Phẩm chỉ số ba vẫn còn được lưu giữ trong tiếng Thái Tráng nhánh Lakkja (Lạp Già) Quảng Tây, ký âm IPA là [fa:m1], nhánh Hlai (Lê tộc – Hải Nam) [fu3]. Hơn nữa, tiếng Miêu Dao cũng dùng âm [pa] để chỉ số 3. Nó cho thấy cổ âm này không phải độc quyền của Việt ngữ.

Số năm

Số năm chỉ hiện ra là cổ âm của Ngũ 五 khi chúng tôi sử dụng quy luật biến âm [Nh/N <-> Ng/Ngh] liệt kê ở bảng dưới.

3 qlba

Số sáu và số chín

Số 6 và số 9 Việt ngữ chính là số 6 và số 9 trong 12 chi, tức Tỵ 巳 và Thân 申. Âm [sáu] và [chín] hiện vẫn còn lưu giữ trong Mân âm Phúc Châu [søy242] (sồi) hoặc Kiến Âu [su44] (sú) và âm Khách Gia [ɕiŋ23] (chỉng) hoặc âm Lê Xuyên Giang Tây [ɕin22] (chin). Hán âm cổ của Tỵ tái tạo bởi Baxter–Sagart là [*s-[ɢ]əʔ]. Hán âm trung đại của Thân được Pan Wuyun và Edwin Pulleyblank tái tạo gần khớp với âm Khách Gia [ɕin].

So6va9

Nghiên cứu lịch sử 5 ngàn năm ngôn ngữ Á Đông phải dùng tư duy toán học, nhìn ra được các giá trị động (movement value) cũng như nhiều biến cố lịch sử: Địa chi thứ 6 – Tỵ 巳 chính là số 6 trong tiếng Việt – tháng thứ 6 trong lịch thời Chu. Khi Hán vũ đế áp dụng lịch Thái sơ do Tư Mã Thiên tính toán vào năm 104 TCN, tháng 6 Tỵ trở thành tháng Tư/Tứ.

Tứ/Sáu chỉ là một cặp trong nhóm Dần/Thìn/Tỵ/Ngọ/Thân là tự nguyên của các số 1,3,4,5,6,9 trong tiếng Việt và tiếng Trung. Tự nguyên của âm Sáu, số 6 trong tiếng Việt lại là Tỵ 巳/Tư/Tứ 四.

Số bảy

Người Trung Quốc cổ đại (cả Dương Tử và Hoàng Hà) thờ phụng rất trọn vẹn, cả thần tiên và ma quỷ. Họ tế trời vào tiết Đông Chí và dành hẳn tháng 7 cho quỷ vương.

 

 

Đạo Giáo hình thành cuối thời Chiến Quốc, phát triển mạnh mẽ vào thời Hán đã cho ra đời hình tượng Quỷ vương Phất Kiết 鬼王甶孑 (hình trên – trái). Việc họ tạo chữ Phất 甶 chính là căn cứ cho tôi xác định nguồn gốc số 7 ở Việt ngữ: Dấu thập ở giữa là số 7 giáp cốt văn (hình trên – phải), phía ngoài tượng trưng mặt con quỷ. Đường âm của chữ này là Phất. Dùng quan hệ b->ph sẽ xác định cổ Hán âm của Phất phải bắt đầu bằng phụ âm B. Ngoài ra chữ Thất 匹 đồng âm với số 7 có Mân âm Phúc Châu đọc là [pʰɛiʔ23], dẫn tới nguyên âm tiếp sau B là [ɛi], khớp hoàn toàn số Bảy trong tiếng Việt.

Số tám

Không thể tìm thấy sự tương đồng âm [tám] với bất cứ ngôn ngữ nào, trong hơn 2000 tiếng nói ở châu Á – Thái Bình Dương, trừ tiếng Bolyu – Ba Lưu ngữ, [sa:m53] (đọc gần giống Sám). Ba Lưu là một dân tộc thiểu số sống rất biệt lập ở Quảng Tây – Quý Châu và trước đó có thể ở cả bờ nam Dương Tử. Người ta chưa xác định được dân tộc tính của nhóm cư dân này. Chúng tôi chắc chắn sẽ bỏ qua sự tương đồng đơn nhất nếu không có sự liên hệ của nửa bộ số Ba Lưu ngữ với bộ số Việt ngữ: Một [mə2], Ba [pa:i55], Bốn [pu:n53], Bảy [pe:i55], Tám [sa:m53] và Chín [ɕən53].

Đến đây lại phải tìm hiểu chữ Nôm để khảo Việt âm cận đại. Số Tám chữ Nôm 𠔭, gồm chữ Bát八 bên trái chỉ nghĩa (tám), chữ Sâm/Tham參 chỉ âm. Mân âm Áo Môn của Tham là gần [tám] nhất, bao gồm cả thanh sắc [ʦʰam55].

Tư duy analog sẽ kết luận tiếng Việt hoặc tiếng Ba Lưu là gốc của nhau. Chúng tôi lại cho rằng đây là một bằng chứng nữa hướng về khả năng tiếng Việt và tiếng Ba Lưu cùng có lõi Dương Tử.

Một lần nữa chúng tôi thấy chữ Hán trung gian giữa cổ âm/nghĩa chỉ số 8 và âm/nghĩa hiện đại là Tầm 尋 (đơn vị bát phân – chỉ độ dài bằng 8 thước).

Số một ngàn

Số 1000 tổ tiên chúng ta lấy số một của bát quái để gọi, hay có thể ngược lại. Biến âm K-G-Ng là biến âm hiếm nhưng vẫn có những ví dụ không thể bác bỏ: Ngân/Căn 跟, Việt Đường âm Ngật 疙, nhưng hầu hết các ngữ chi TQ dùng phụ âm K như [kəʔ5] Thượng Hải, hoặc nữa là Nghiêu/Khiêu 跷, [kʰieu44] Phúc Châu.

Tại một thời điểm trong quá khứ Á Đông huy hoàng, 5 ngàn năm văn hiến, Càn và Thiên đồng âm, vẫn còn lưu dấu ở tiếng Nam Xương.

1000

Trong 11 số tự nhiên Việt ngữ từ Không đến Mười, chúng ta có 3 số có từ nguyên chữ Hán mang bộ Thốn 寸 hoặc Thủ 手 là Hai (Đối 對), Bốn (Phù 扶) và Tám (Tầm 尋). Đây có lẽ là dấu vết cực kỳ cổ xưa của việc đếm ngón tay còn sót lại. Người lạc quan bảo đây là bộ số Dương Tử, nó ra đời khi chưa có Hán Đường. Người bi quan lại cho rằng người Việt cổ đã bị đồng hóa hoàn toàn.

Last update 1.12.2019

@T.T.Du

1.2019

Tìm hiểu Cầu Bông, rạch Cao Miên và Đất Hộ – Đa Kao

Leave a comment

Người Khmer vẫn thường nói rằng ở Việt Nam nơi đâu có cây thốt nốt đều là đất cũ Cao Miên. Bạn chưa hiểu hết Sài Gòn nếu không biết tại lăng Ông gần chợ Bà Chiểu hãy còn sót lại rất nhiều loại cây này. Nó cho thấy đây có lẽ là một không gian làng cổ Khmer điển hình, tình cờ được lưu giữ vì nằm trong khuôn viên ngôi mộ của tả quân Lê Văn Duyệt.

IMG_20181231_152840

 

Cách mộ 900m về phía nam theo đường Đinh Tiên Hoàng hiện nay là rạch Cao Miên và cầu Cao Miên đã được chỉ rõ trong sách “Hoàng Việt nhất thống dư địa chí” của Lê Quang Định (1806).

CauCaoMien

Khả năng rất lớn là cây cầu này đã bị phá hủy trong đợt Pháp đánh thành Gia Định năm 1859. Khi xây dựng lại, chắc bảng tên “deuxième pont” (cầu số 2) đã được gắn vào. Pont là cầu được Việt hóa thành Bông. Cầu số một (premier pont) ở vào vị trí cầu Thị Nghè ngày nay. Cầu số 3 trùng với Cầu Kiệu.

Caubong

Cầu Bông nối qua Sài Gòn tại khu Đất Hộ. Chỉ cần nhìn vào bản đồ Quy thành của Olivier de Puymanel vẽ năm 1795 sẽ thấy ngay rằng tục danh Đất Hộ nghĩa là vùng đất (từng) có tường hộ thành (shield wall), bắt đầu từ chợ Đa Kao xuyên qua, chạy dọc đường Trần Quang Khải rồi vòng lên Lý Chính Thắng.

Saigon1795

Đất Hộ hẳn đã được người Pháp ký âm vội vàng sau khi chiếm Sài Gòn. H là âm câm trong Pháp ngữ. K nên hiểu là phần ký âm của chữ Đất vì T giọng nam bộ sẽ nghe như K hoặc C [đấc] (1). Trong nhiều tài liệu, Đất Hộ được phiên thành Dakao hay Dakau. Nó cho thấy [ao] hay [au] dùng để diễn đạt Việt âm [ô] trong chữ Hộ. Như vậy đọc đúng phải là Dak – Ao hay Dak – Au. Đáng lưu ý là sau Đất Hộ, các ký âm có H ít nhiều đã chính xác và đầy đủ hơn như Biên Hòa, Bà Hom, Đức Hòa, Mỹ Hậu (xem bản đồ Sài Gòn 1867). Cũng tại bản đồ này núi Châu Thới vẫn mắc lỗi cũ viết thành Chau Toi, bỏ H như trong Dak Ao/Au.

Vài bạn đọc google rồi phản biện lập luận của chúng tôi bằng các tài liệu tài tử trên mạng. Chẳng hạn Đa Kao là Đất Cao. Nội dung ấy chỉ múa may, bóp mồm nặn miệng trên những con chữ mà thôi. Từ năm 1981 đến 1987 tác giả bài viết này học cấp 2 tại trường Lam Sơn, cấp 3 trường Võ Thị Sáu ở địa bàn đang tìm hiểu. Chúng tôi còn nhớ rất rõ ràng mỗi con dốc từng thả phanh hay phải gò lưng cật lực trên xe đạp theo chiều ngược lại, mỗi khi đi vào Đa Kao, Tân Định hay trung tâm Sài Gòn.

VoThiSau1987

Ngoài ra, cũng như khi khảo sát địa danh Sài Gòn và Đồng Nai, chúng tôi xử lý Cầu Bông – Đất Hộ trong bản chất hệ thống và đặc biệt chú ý các giá trị động trải dài hơn 200 năm qua. Cụ Vương Hồng Sển gắn bó với mảnh đất này lâu đời hơn chúng tôi rất nhiều nhưng thiếu phương pháp nên đã không giải thích được Đất Hộ – Đa Kao là gì.

Không phải vô tình mà ngày nay con đường có cùng nền với bức tường hộ thành Gia Định xưa kia mang tên Trần Quang Khải, và giữa Đất Hộ có đền thờ Đức thánh Trần bốn mùa khói hương không dứt. Hai thiên tướng Đại Việt gốc Mân này là thần hộ quốc của cả nước Việt Nam, suốt từ khi tên gọi Việt Nam ra đời.

THD

Rất tiếc, sự Việt hóa âm Pháp trong Cầu Bông và “làm sang kiểu Tây” gọi Đất Hộ bằng Đa Kao không dễ nhận ra vào những ngày đầu độc lập. Chiến dịch tẩy độc các địa danh Tây tại Sài Gòn của người Sài Gòn giữa thế kỷ 20 đã bỏ qua Cầu Bông và Đa Kao. Đến nay thì chắc chắn không còn cơ may sửa chữa. Trí thức “mới” tự xưng “cấp tiến” đang điên cuồng phủ phục dưới các dấu vết thực dân, từ viên gạch vỡ đến gốc cây xà cừ sần sùi cần bứng bỏ để xây dựng đại lộ tiến vào tương lai. Họ đang đánh đồng di tích với di sản và khóc thương hoài nhớ một thời cha ông họ là nô lệ trên chính quê hương mình!

(1) Chuyển vị K từ Kao/Kau sang Da thành Dak được góp ý bởi bạn Nguyễn Hoài Vũ

@T.T.Du

01.01.2019