Sau hơn một thế kỷ nô lệ và hậu nô lệ thực dân phương Tây, người Việt đã bị chính trị và học thuật phương Tây đánh lừa rất nham hiểm: Chúng cắt chữ Nho khỏi đời sống xã hội, ký âm tiếng Việt phi chuẩn để thay đổi một phần tiếng nói của cả dân tộc, dựa vào sự tương đồng rất lỏng lẻo giữa tiếng Việt và Mon – Khmer (vì cùng gốc Austronesian cổ đại) để áp đặt tiếng Việt gốc Mon Khmer…

Thực ra tiếng Việt chuẩn của chúng ta có đến 98% âm Hán – Đường – Mân, 2% ít ỏi còn lại gốc Tai Kadai là chính.

20

Chúng tôi đã xác định con số 98% bằng các cách sau:

1. Khoảng 40% Việt âm vẫn còn tương đồng hoàn toàn với các ngữ chi Trung Quốc.

15

18

2. Khoảng 40% tiếp theo chỉ có thể xác định bằng các chuỗi quy luật biến âm.

16

17

19

 

Xin bạn đọc đặc biệt lưu ý bảng biến âm dưới đây. Âm Gióng (Thánh Gióng) trong tiếng Việt có chữ Nho là Nhược, là tiếng Sở, âm Nam Kinh (đất Sở cũ) ngày nay đọc là Zó. Nó chứng tỏ Gióng là cổ âm của Zó.

Nh_Dz

 

3. 18% Việt âm còn lại chỉ có thể tái tạo trên cơ sở logic:

Chẳng hạn nhóm từ Rắn – Trăn – Chằn Tinh. Khi chuyển về Việt âm chuẩn sẽ thành: Zắn – Chăn – Chằn Tinh. Ngay lập tức bức màn che của thực dân sẽ rơi xuống, khi sự tương đồng Chăn – Chằn hiện ra. Chữ Tinh 精 có ngữ âm Lê Xuyên – Giang Tây khớp đến 95% với âm Chằn [ʨiaŋ22]. Nó chỉ ra xác suất rất cao rằng từ ghép Chằn Tinh có khả năng là một từ đẳng lập, ghép bởi Hán âm và Đường âm của một chữ Nho duy nhất, tương tự như Hột Hạt, Ngột Ngạt…

Nói cách khác, về mặt logic, Chằn trong tiếng Việt có lẽ là Việt Hán âm của chữ Tinh 精, như trong Yêu Tinh, Hồ Ly Tinh. Tiếng Việt còn có Xà Tinh chỉ con rắn lớn đã tu luyện lâu năm. Chằn Tinh có hai hướng nghĩa rất thú vị, nếu miền nam dùng Chằn/Bà Chằn để chỉ một nhân vật dữ dằn, thì miền bắc sử dụng từ kép Tinh Tướng có phổ nghĩa gần khớp.

Âm Zắn trong Việt ngữ, cùng với hai chữ Thìn 辰 và Tỵ 巳 tạo thành bộ ba “đồng chủng” có cách phát âm Việt Nam và Giang Nam (Ngô Việt – Giang Tây) khác biệt khá xa với các ngữ chi Trung Quốc khác. Như vậy Zắn, cũng như Zồng hẳn là Việt âm gốc Dương Tử. Cách đọc chữ Xà 蛇 riêng biệt của cư dân Giang Nam cổ xưa chính là Zắn vậy.

 

14

***

Những tri thức mới trong quá trình nghiên cứu ngữ âm Việt của chúng tôi đã đi đến bước ngoặt: nó phủ nhận nhiều khái niệm cũ và đòi hỏi các tên gọi phù hợp hơn.

Chẳng hạn không hề tồn tại cái gọi là âm Hán Việt. Bản chất các âm Hán Việt lại chính là Đường âm, trong khi các âm xưa nay cứ ngỡ thuần Việt – nếu không là Hán âm thì lại là Mân âm. Do đó chúng tôi xin được đề xuất ba khái niệm mới như sau.

1. Âm Việt Hán : là những âm như Giàu, Gió, Giời, Giăng (răng)…

2. Âm Việt Đường: là những âm như Nhiêu, Nhiễu, Nhật, Nha…

3. Âm Việt Mân: là những âm như Sông, Sóng, Nước…

Ví dụ câu: “Đất nước phì nhiêu”. Đất là Việt Hán âm, Phì Nhiêu là Việt Đường âm và Nước là Việt Mân âm.

Có ý kiến cho rằng ngôn ngữ giờ đây không còn quan trọng và chứng tỏ nguồn gốc nữa. Nó là thứ bị áp đặt lên người Việt sau 1000 năm nô lệ! Thật là sai lầm. Anh có thể nói tiếng của kẻ thống trị nhưng bản ngữ – tức tiếng mẹ đẻ sẽ không bao giờ mất đi cả. Ngôn ngữ mẹ đẻ của người Kinh Việt là tiếng Mân trung đại – tiếng nói của hoàng gia Lý – Trần: Bu là âm gọi mẹ từ Phúc Kiến, Nước là Mân âm chỉ Sông/Sóng/Làng/Quốc gia, Quê hương là tiếng Hạ Môn và Sán Đầu của hai chữ Nho – Gia Hương…

DongTuLa

Không còn nghi ngờ gì nữa, tiếng Việt Nam gốc Hán Đường, gia vị Mân và lõi Austronesian Dương Tử cổ đại. Ngay cả khái niệm Austronesian Dương Tử cũng cần được sớm thay thế.

Cát Lái 10.2019

@Trương Thái Du