Tiếng Việt có một số lượng từ không nhỏ, niên đại đến tận thời Chu, trong đó phải kể đầu tiên là ba từ Ngươi – Người – Ngài. Ba âm này, có thể thêm âm Ngừ đồng nghĩa (phương âm miền Trung Việt Nam), chỉ được viết dưới một chữ Nho duy nhất là Nhi 兒.
Chúng tôi so sánh cách đọc chữ Nhi của 20 phương ngữ Trung Quốc được liệt trên trên trang web từ Đại học Hồng Kông và lược ghi lại những cách đọc có độ tương đồng cao nhất với tiếng Việt.
Trung bình cộng chúng ta có độ tương đồng là 72,5% sau 1081 năm Việt Nam trở thành một quốc gia độc lập, tách khỏi Trung Quốc. Nếu như chúng tôi có nhu liệu 100 phương ngôn, chứ không chỉ bó buộc trong 20 ngữ chi đã sử dụng, chắc chắn độ tương đồng sẽ tăng lên trên 90%.
Ngày nay chữ Nhi ở Trung Quốc hiếm khi mang nghĩa cổ là Người – Ngươi – Ngài, trừ một vài trường hợp như Nữ Nhi, Nam Nhi nghĩa là Người Nữ, Người Nam. Ở đây chúng tôi bỏ qua thao tác hàn lâm máy móc chứng minh Người, Ngài, Ngươi đồng nghĩa. Nó không cần thiết với hầu hết người Việt hoặc độc giả có vốn tiếng Việt đủ dùng.
Biến âm Ng/Ngh-Nh để từ Hán âm chuyển qua Đường âm có nhiều ví dụ hỗ trợ khác như Nghe-Nhĩ (Nghe là Mân âm Phúc Châu [ŋɛi242] của chữ Nhĩ 耳), Ngực – Nhũ 乳, Nhăm – Ngũ 五…
Kết luận: Người và Ngươi trong tiếng Việt mang âm và nghĩa của chữ Nhi từ thời Lục quốc, tức Chu mạt, chỉ person/human being. Qua thời Hán nó bị mất bớt âm tố, biến âm thành Ngài và còn lưu giữ trọn vẹn trong tiếng Việt Nam và Quảng Đông. Đến thời Đường âm tố [i] tiếp tục mất đi và biến âm thành Nghê/Ngừ và còn lưu giữ trong phương âm Trung bộ Việt Nam cũng như tiếng Ngô ở Ôn Châu và Thượng Hải.
Thạch Viên – Nhơn Trạch
3.2020
T.T.Du
Leave a Reply