TẾT, TẾT, TẾT đến rồi…

Leave a comment

Chữ Tiết/Tết 節 có rất nhiều nghĩa. Trong thư tịch Á Đông, Tiết Nhật 節日 chỉ lễ hội (festival) bắt đầu thấy vào thời Đường ở sách Thông Điển (năm 801) rồi phổ dụng suốt các thời đại sau đó. Bạch thoại Việt ngữ đã giữ từ ghép này để dùng đến tận ngày nay, chỉ thay đổi thanh một chút xíu cho thuận tai: TẾT NHẤT.

Âm TẾT không hề là cách đọc chữ Nho riêng của người Việt Nam như một số anh hề me Tây thoát Hán bẻ cong sự thật vẫn tuyên truyền nhảm. Nó được ghi rõ ràng trong tự điển Thuyết Văn Giải Tự thời Hán: Tử Kết Thiết 子結切 = TẾT!

***

Mừng tết cổ truyền Nhâm Dần 2022, chúng tôi tin rằng không có gì ý nghĩa hơn, bằng việc chính thức công bố một phát hiện mang tầm lịch sử và văn hóa nhân loại: Bộ số đếm tự nhiên gồm 10 con số từ 0 đến 9 của của người Việt Nam hiện tại chứa đựng ít nhất 4 âm khớp với tên và giá trị nhị phân của các quẻ Chu Dịch như bảng sau:

Không – Một – Vài – Bảy – Tám vốn là âm bạch thoại dân dã, song song với văn ngôn triều đình Linh – Nhất – Nhị – Thất – Bát. Chỉ đến thời hiện đại, người Việt mới dung hòa bạch thoại và văn ngôn để hoàn thiện một ngôn ngữ quốc gia thống nhất và chính thức. Điều tương tự cũng đã diễn ra ở Trung Quốc.

Việc 4 âm bạch thoại này chỉ đúng giá trị nhị phân của quẻ Chu dịch khoảng 3000 tuổi, sẽ đưa tiếng Việt lên tầm vóc rất cao, nếu không muốn nói là vĩ đại, trong đại gia đình ngôn ngữ hoàn cầu. Người đọc có thể đặt nghi vấn ở một số chi tiết nhưng 4 âm này may mắn tạo thành một hệ thống chặt chẽ và liên tục, không thể phá vỡ. Sự khá tương đồng của âm chỉ số 2 và 7 còn chỉ ra dấu vết đơn âm hóa hệ ngũ phân cổ xưa như được biểu diễn trong số La Mã II và VII (5+2). Cổ nhân đã đọc chệch để khỏi nhầm lẫn Vài/Bảy hoặc đổi thanh trong Đường âm Bỉ và Bĩ.

Đến đây chúng ta lại thấy rằng khi người La Mã cổ đại còn đánh vật với hệ ngũ phân (nguồn gốc bộ lạc lạc hậu của 5 ngón tay trên một bàn tay), thì tổ tiên của người Việt (khi đó còn ở lãnh thổ Trung Quốc ngày nay) đã dùng nhị phân và số 0 hàng ngàn năm!

Đầu thế kỷ 20, khi từ chối tài trợ cho một số đề tài liên quan, quỹ Rockefeller nổi tiếng ở Mỹ nhận định: “Các ngành nhân văn, khoa học xã hội và nghệ thuật là những lĩnh vực quá chủ quan và chứa đầy nguy cơ chính trị” (Xem sách John D. Rockefeller của Ron Chernow). Đấy là chuyện ở Hoa Kỳ. Nhìn qua Á Đông hoặc toàn thể nhân loại, chủ nghĩa thực dân đê hèn cùng thuyết Âu tâm kết hợp hài hòa với các mưu đồ chính trị của những kẻ “biết tuốt” ngu xuẩn, đã bóp méo tất cả sự thật và gieo rắc biết bao tín điều tuyệt đối hoang đường về nền tảng văn minh của chúng ta.

Nhị phân là một bộ số tưởng chừng rất cao siêu nhưng hình như lại có gốc rễ cực kì thuần phác. Khi còn là những bầy người, tiền nhân tư duy rất chậm chạp và giới hạn, họ chỉ dùng số 1 và 2 để đếm. Các số lớn hơn 2 được thực hành như một bài toán mẫu giáo hiện đại. Chẳng hạn phương ngữ Kalaw Lagaw Ya trên các đảo biệt lập ở eo biển Torres giữa Papua New Guinea và Australia chỉ có số 1 [madhabaig] và 2 [ùka]. Số 3 là [2-1] (ùkamadhabaig), số 4 là [2-2] (ùkaùka)… Lấy ví dụ số 7 được biểu diễn bằng nhị phân 3 bit hiện đại là [111] = (1×22) + (1×21) + (1×20), về bản chất có sự tương đồng rất cao với logic của người cổ đại.

Vào năm 1701, từ Á Đông – thầy tu người Pháp là Joachim Bouvet đã gửi cho nhà toán học Đức Wilhelm Leibniz một bảng nhị phân Dịch hoàn hảo, nói theo ngôn ngữ hiện nay là bộ số xây dựng trên 6 bit gồm 64 con số từ 0 đến 63. Đến năm 1703, lần đầu tiên cái gọi là “số nhị phân được phát minh bởi Leibniz” mới ra đời trong một bài báo. Thủ thuật rất đơn giản: thay vạch đứt của Dịch bằng số zero Arab và dựng đứng vạch liền thành số 1 Arab, chuyển cách đọc từ dưới lên thành trái qua phải. Học thuật phương tây lại còn úp mở Leibniz đã “hình dung” ra thứ này tận năm 1679 mà chẳng có bất cứ chứng cớ nào!

Ông Bà, Ông Vải là gì?

Trên bàn thờ của người Á Đông Nho quyển theo Đạo giáo thường thờ Cha/Mẹ, Ông Bà (tổ phụ) và Ông Vải (Tị Tổ 鼻祖) là người bắt đầu một nhánh dòng họ địa phương. Chữ Tị 鼻 này tôi đã phân tích nhiều lần. Cổ Hán âm của nó chính là Vòi. Tị Ẩm chính là uống bằng vòi, ngầm chỉ sinh hoạt xô bồ ở các bộ lạc chậm tiến.

Không riêng gì người Việt Nam, tiếng Việt Nam còn lưu tồn âm Vải của chữ Tị 鼻, Việt Đông (Quảng Đông) ngữ ở Hạc Sơn và Khai Bình hiện nay vẫn đọc là [vai32] và [vei31]. Còn tại sao chỉ thờ Ông Vải mà không có Bà Vải, thì có lẽ do đặc tính của chế độ phụ hệ và đa thê xa xưa, mỗi chi họ sẽ có một Bà Vải khác nhau, không tiện và không cần nêu ra hết.

Dần và Hổ

Sắp tới là năm Dần 寅, tượng con Hổ 虎. Đây là loài thú được người Á Đông kính sợ, nên ở Trung Quốc gọi là Lão Hổ, còn Việt Nam tôn thành Ông Hổ, do vận dụng từ ghép Lão Ông 老翁 hay Ông Lão 翁老.

Vào thời nhà Hạ, Hạ lịch dùng Dần 寅 làm tháng 1 mở đầu hàng năm. Chúng ta phải hiểu rằng nội hàm Hạ chỉ những gì cổ xưa chỉ còn trong truyền thuyết và được truyền miệng rồi dùng văn tự ghi lại vào đời Chu, Tần và Hán. Ngoài ra các sách Quảng Vận và Tập Vận còn ghi nhận âm Di của chữ Dần 寅. Hiện tiếng Tamang dòng Hán Tạng ở Nepan gọi con hổ là [tsjan]. Đây rõ ràng là liên kết ngữ âm chỉ ra quan hệ chi Dần và con Hổ 虎. Âm Khái chỉ con Hổ ở miền Trung Việt Nam cũng chỉ có thể làm sáng tỏ bởi âm Hán Tạng [khai53] Kayan – Karen và [khaila] Tsangla – Bodic.

Nhiều người Việt ngày nay không biết rằng tuy Hùm cũng là Hổ nhưng là con Hổ Trắng, chữ Hàm 甝, được sách Nhĩ Nhã cuối thời Tần đầu Hán ghi chép rõ ràng. Con Hùm là hộ thần của Đạo giáo Á Đông cho nên rất nhiều đền miếu Việt Nam còn đắp tượng hay phù điêu Bạch Hổ.

“Ăn như Hạm” đồng nghĩa với “Ăn như Hùm như Beo”. Hạm có lẽ từ Hùm mà ra và Beo cũng là Hổ nốt, chữ Bưu 彪. Con Báo 豹 cũng còn đọc là Beo. Sự đồng âm thú vị này không hề vô tình vì trong nhiều ngữ chi Hán Tạng ở vùng Hymalaya, Hổ và Báo được dùng chung một âm duy nhất. Ông Kễnh là ông Hổ, chữ Kính 獍 chỉ loài ác thú hình dạng Hổ vừa được sinh ra liền ăn thịt mẹ. Tiếng Hổ gầm được viết bằng chữ Khám 闞. Chằn/Chằng trong “Chằn ăn Trăn quấn” hoàn toàn có thể là từ chữ Trành 倀 chỉ con hổ thành tinh vì bị hồn người mà nó ăn thịt nhập vào đưa về xóm làng cũ để tiếp tục kiếm mồi. Dần 寅 là chi thứ 3 trong 12 địa chi và biệt danh “Ông ba mươi” chắc chắn là phóng dụ vậy.

Cọp 䖎 là một chữ Nho cổ rất ít được dùng trong thư tịch Nho học và đã mất dấu khỏi các sách vở Việt Nam, nơi âm Cọp vẫn được dùng, thậm chí còn nhiều hơn âm Hổ tại miền Trung và Nam. Sách xuất bản trong triều Liêu (916-1125), Tống (960 – 1279) và Khang Hy tự điển đời Thanh đã chép lại từ sách Ngọc Thiên 玉篇 năm 543 (triều Lương): [䖎 – 音狎. 虎也 – Đọc như chữ Hiệp 狎. Mang nghĩa con Hổ]. Tiếng Khách Gia ở Mai Huyện hiện đọc chữ Hiệp này là gần Cọp nhất [kap1].

Dưa Hấu – Hồ Qua 胡瓜

Dưa mà viết đúng bạch thoại sông Hồng phải là Giưa, hiện hầu như không còn dấu vết ở các phương ngữ Trung Quốc đã được Hán Điển online ghi nhận. Do vậy chúng tôi phải suy luận từ Cua và Giải (hoặc rất nhiều ví dụ khác, như Giao/Keo…). Tiếng Việt và phương ngôn huyện Dương Sóc, Quế Lâm (cách Hà Nội 660km theo đường chim bay) đều đọc chữ Giải 蟹 (chỉ con cua) là Cua/Kua. Rõ ràng Giưa chính là cổ âm của Qua 瓜.

Lĩnh Nam Chích Quái gọi dưa hấu là Tây Qua 西瓜. Như vậy văn ngôn Đại Việt và Trung Hoa thông nối với nhau, vì tại sách vở phương bắc từ Ngũ Đại ở TK thứ 10 trở đi, rất nhiều lần Tây Qua được nhắc đến. Khảo cổ vào năm 1980 từng xuất lộ hạt dưa hấu trong một mộ Hán thời Tuyên Đế (71 BC) ở Giang Tô. Như vậy nhiều khả năng dưa hấu đến Á Đông từ tận thời Hán, thông qua con đường tơ lụa.

Rất nhiều thứ du nhập vào Á Đông từ Tây Á được gắn với hoặc định nghĩa với chữ Hồ 胡, như Hồ Cầm 胡琴 là đàn của người Hồ, Hồ Đào 胡桃, Hồ Tiêu 胡椒, Hồ Di 胡夷 tức Rợ Hồ, Hồ Tu 胡鬚 là bộ râu quai nón rậm rạp rất đặc biệt của người Hồ…

Căn cứ vào phát âm Mân Nam phổ biến nhất trong hiện tại của chữ Hồ 胡 là [hou55], thì đã thấy mười mươi Dưa Hấu chính là Hồ Qua 胡瓜. Người Trung Quốc hiện nay không dùng Hồ Qua 胡瓜 chỉ dưa hấu, đơn giản là vì họ đã dùng nó chỉ thứ dưa khác cũng từ xứ Hồ. Đó là Dưa Chuột vậy. Hơn nữa từ nhà Tùy trở đi, nhiều lần chữ Hồ 胡 đã bị kị húy vì nguồn gốc Tây Vực của một số hoàng đế. Việc nó vẫn lưu hành ở Hoa Nam xa xôi là dễ hiểu.

Nam nhưng không Man

Ngày 20.9.1989, cách bờ nam Dương Tử 200km, thuộc trung bộ tỉnh Giang Tây (giữa Hồ Nam và Phúc Kiến), trong khi lấy cát từ các cồn nhỏ để gia cố đê sông Cám, người dân huyện Tân Can đã phát hiện một khu mộ hơn 3000 tuổi thuộc về một nền văn minh bí ẩn. Trong hàng ngàn di vật quí giá phát lộ sau đó, có ba món đúc bằng đồng mà kích thước và độ tinh xảo của nó được xác định lớn nhất và đẹp nhất so với bất cứ thứ gì cùng loại và cùng thời còn tồn tại trên khắp thế giới: Chõ đun nấu (cao 105cm, nặng 78.5kg), đỉnh vuông (cao 95cm, nặng 49kg) và tượng hổ phục hai đuôi (hình – dài 53.5cm, cao 25.5 và ngang 13cm, nặng 6.2kg).

Các nhà khảo cổ học Trung Quốc choáng váng. Thì ra cái gọi là phương nam man mọi (Nam Man) trong thư tịch Chu – Tần – Hán chỉ mang ý nghĩa tuyên truyền và chính trị. Dòng Dương Tử đã từng nuôi nấng và rồi hủy hoại một nền văn minh xán lạn, không hề thua kém Ân Thương, triều đại ở giữa Tam Đại – Hạ Thương Chu rực rỡ.

Đêm trừ tịch tết con cọp, mong lắm người Kinh Việt hãy ngắm tượng hổ này, rồi nhớ lại huyền sử Âu Cơ – Lạc Long quân cũng như địa bàn Ngô Việt của câu chuyện mà cha ông mình từng mô tả. Nó ở bờ nam Trường Giang, chứ không phải giữa các tổ mối trên mạn Tây – Tây Bắc – Tày Thái Mường hay thậm chí hoang đường chỉ về phía Tây Nam – Mon Khmer của các chú hồng mao biết tuốt.

Tiếng Việt Mân

Con người có tổ có tông

Như cây có cội như sông có nguồn

Năm 2021 chúng tôi đã khám phá toàn bộ những âm/từ quan trọng trong Việt ngữ đều có gốc Hán Mân, từ dưa hấu cho đến (cá) lóc, không, một, vài, bảy, sáu, chục, mười… Nhưng quan trọng nhất vẫn là tìm ra các qui luật nhất quán để xác định chúng. Một trong số đó là đặc điểm phát âm vần [an] trong tiếng Mân Bắc và Mân Trung thành [ui] ở nhiều trường hợp. Nó cho ta thấy AN ỦI hoàn toàn có thể là song âm Hán Mân đồng nguyên, dù An Úy 安慰 trong tiếng Mân cũng có nơi đọc gần như An Ủi. Qui luật này soi chiếu và khai mở một số lượng âm lõi Việt Mân rất quan trọng: Loan 巒/Núi, Văn 蚊/Muỗi, Vân 云/Mây, Vạn萬/Muôn/Mười, Văn 聞/Mũi/Ngửi, Vận 運/May, Căn 根/Cội…

Cội Rễ là âm Việt Mân của Căn Để 根柢

Cội là bạch thoại sông Hồng, tương đồng tuyệt đối với tiếng Mân Trung ở Sa huyện, Tam Minh thị, Phúc Kiến khi đọc chữ Căn 根 [kɔɪ̃33]. Đây có lẽ là phương âm Hán vì ở Phố thành và Ninh Hóa, Phúc Kiến; Quế Lâm, Quảng Tây cũng đọc gần như thế [kẽi35], [kɛ̃i33] và [kai13]. Nguồn cội tương đương với gốc gác. Gốc Gác là đẳng lập đồng nguyên từ chữ Cước 腳 với nghĩa đen là chân. Do vậy Căn Cước 根腳 mới phải ghi đủ tên cha mẹ, quê quán của mỗi người.

Đây tiếp tục là hệ quả biến vận của [an]/[ui/oi/ai]. Cũng ở Sa huyện, Tam Minh thị, Phúc Kiến, chữ Mân 閩 trong biệt xưng tỉnh Phúc Kiến và chữ Man 蠻 (trong dã man) đồng âm [mɔɪ̃31] (đọc như Mòi). Man, Mán, Mọi là những từ miệt thị các dân tộc thiểu số của dân Việt Mân. Tuy nhiên Mọi trong Mọi Người lại xuất phát từ chữ Mẫn 民 (cách đọc phổ biến của người Việt Nam là Dân, các sách Đường Tống chú “Mi lân thiết, âm Mẫn 彌鄰切, 音泯”).

Biển, Mặn và Muối

Ngôn ngữ biểu thị nhận thức chung về thế giới muôn màu muôn vẻ xung quanh một cộng đồng, một dân tộc từ buổi bình minh của lịch sử. Truy cứu ngôn ngữ sẽ cho ta biết dân tộc sử dụng ngôn ngữ nào đó có là chủ thể sáng tạo chính ngôn ngữ ấy không. Có những nhóm âm/từ lõi liên kết nhân quả và tuyến tính với thời gian như Moon và Month: những bầy người nguyên thủy nhận ra mặt trăng đầu tiên. Sau đó trải qua quá trình có thể là hàng ngàn năm họ mới biết được một chu kì trăng tròn khuyết là hơn 29 ngày. Từ đó khái niệm Month ra đời. Tương tự như vậy là quan hệ Sea/Salt.

Nghĩa là nếu tôi chứng minh được Biển sinh ra Mặn và cuối cùng là Muối, thì rõ ràng tổ tiên người Việt Nam là chủ thể của Việt Mân ngữ, chúng có khoảng cách nhất định với nội hàm tương đương ở Trung Nguyên [Lỗ/Lõm 鹵 (chỉ muối mỏ hay đất mặn)/ Giảm 鹹 (mặn)/ Diêm 鹽 (muối)]. Mất 4 năm chúng tôi mới tìm ra quan hệ Minh 溟 (Biển/Bể) với Mặn/Mặng (Mặn Mòi) và Múi/Muối.

Thật vậy, chữ Minh 溟 mang nghĩa Biển hiện vẫn được tiếng Mân Bình Nam, Quý Cảng thị, Quảng Tây đọc như giọng Nam Bộ Việt Nam [biɛŋ12]. Trong khi đó tiếng Mân Nam ở Chương Châu thị, Phúc Kiến phát âm thành [bɛ̃13]. Hầu hết các nhánh Mân ngữ khác đọc chữ Minh thành [maŋ]. Đúng qui luật như Mận/Mai/Mơ, Man/Mọi, An/Ủi… Tiếng Mân Trung ở Sa huyện đọc là [b/m_uɪ̃31].

Như vậy rõ ràng giọng Nam Bộ Việt Nam trong cụm Biểng/Mặng/Múi có vẻ bảo tồn Mân âm đầy đủ hơn cả. Biển/Bể/Mặn/Muối giọng Bắc đã trải qua quá trình khinh hóa nhất định. Dù sao đi nữa cha ông người Việt gốc Mân vẫn còn để lại cặp đẳng lập rất quí giá cho chúng tôi và các thế hệ sau tra cứu: Mặn Mòi và Mặn Mà. Đây là các song âm đồng nguyên, Mòi và Mà cũng là Mặn mà thôi. 

Ngôn ngữ, Khảo cổ và Di truyền sẽ là những bệ đỡ giúp các thế hệ tương lai của người Kinh Việt nhận lại tổ tiên đã bị xuyên tạc của mình. Bản đồ biểu thị sự tương đồng của Việt âm với các phương âm Trung Hoa sẽ vẽ lại quá trình di cư: Ngô Việt (Giang Chiết) -> Mân Bắc/Trung/Nam (Mân Việt, Phúc Kiến) -> Việt Nam. Chúng tôi đã có đủ dữ liệu trong bản thảo quyển sách mới để đề xuất tên gọi tiếng Việt Mân cho Việt Nam ngữ từ hôm nay!

Cát Lái, tháng 1.2022

@Trương Thái Du

Gạo, cơm và các “học giả” như Laurent Sagart…

Leave a comment

Trí thức tiến bộ và khách quan ở Mỹ hay dẫn câu “Washington is Hollywood for ugly people” để ngầm nói về khía cạnh xấu xa của chính trị Hoa Kỳ, ngọn cờ đầu “dân chủ – tự do” phương tây. Tuy nhiên đại chúng ít khi được biết đến mặt trái ở các lĩnh vực khác, đặc biệt là với khoa học xã hội và nhân văn.

Suốt gần một thế kỷ rưỡi nay, học thuật phương tây đã lũng đoạn một cách có bài bản và hệ thống, đối với Việt ngữ nói riêng và Á Đông ngữ nói chung. Ẩn dưới các mỹ từ mô phạm và kinh viện, các “học giả” đã bóp méo tất cả, từ nguồn gốc cho đến lịch sử diễn tiến ngôn ngữ của chúng ta. Họ in sách, truyền bá những điều nhảm nhí khắp nơi, đã đầu độc biết bao thế hệ người Việt.

GẠO – tây phịa đằng tây.

Chúng tôi thấy rằng âm [gạo] được wiktionary truy xuất rất nực cười như trong hình dưới đây.

Thật ra Giạo/Giảo mà biến âm cận đại của nó là Gạo mới là âm mẹ của tất cả ngôn ngữ Á Đông. Do vậy, chúng tôi đã tìm và email trực tiếp đến Laurent Sagart, tác giả được wiktionary trích dẫn. Mục đích đầu tiên ở đây là để kiểm nghiệm liêm sỉ và liêm chính của một trong các tên tuổi đầu ngành, có nghiên cứu tiếng Việt và còn sống. Với sự giúp đỡ rất tiện lợi và hoàn toàn miễn phí của google translate, chúng tôi đã soạn ra một lá thư nhỏ, chuyển tải nghiên cứu của mình về nguyên gốc của âm [gạo].

Email 1: Chúng tôi khẳng định sự sai lầm của Laurent Sagart và những đồng môn phương tây của ông ta, khi phịa ra nội dung mà wiktionary trích dẫn.
Email 2: Ngay lập tức Laurent Sagart trả lời đầy nhiệt huyết và tự tin. Chắc chắn lúc này ông ta nghĩ chân lý đứng về phía mình cho nên hào hứng như một hiệp sĩ trung cổ tài hoa sắp lâm trận.

Xin bạn đọc cũng lưu ý, phần giải thích bằng tiếng Việt vốn đầy đủ và phức tạp hơn bản tiếng Anh rất nhiều. Chúng tôi đã cố gắng giản lược, chỉ nêu chủ điểm, để phù hợp với trình độ Việt ngữ chắc chắn là cực kì hạn chế của các “học giả” tây nói chung. Tất nhiên, từ lâu chúng tôi đã loại trừ việc gửi kết quả nghiên cứu của mình cho bất cứ người bản xứ nào trong ngành. Căn tính nô lệ và niềm tin vào tây không cần kiểm chứng của họ thật sự là không có thuốc chữa.

Email 3: Khai mở từ nguyên Gạo của chúng tôi.  

Nội dung gốc – tra xét từ nguyên của GẠO

“Đầu tiên chúng tôi xin dẫn một ví dụ mà mọi người đều công nhận. Âm Dao trong tiếng Việt có gốc từ chữ Đao 刀 (thật ra Dao là cổ âm của Đao). Tôi coi ngôn ngữ cũng là toán học, do đó ở một số trường hợp nhất định D = Đ (tôi có thể liệt kê rất nhiều ví dụ, nhưng xin để sau). Như vậy ở một thời điểm nào đó trong lịch sử người Việt đã đọc chữ Đạo 稻 là Dạo.

Thứ nhì là chữ Yểu 舀, tiếng Bắc Kinh hiện nay đọc là [yǎo]. Đây chính là cái gáo múc nước trong tiếng Việt.

Từ đây tôi quay ngược đến chữ Đạo 稻 mà rõ ràng tự hình khẳng định bộ Hòa 禾 chỉ nghĩa, chữ Yểu 舀 chỉ âm. Nếu Yểu 舀 đã thành [gáo] thì rõ ràng [gạo] cùng gốc rễ với Đạo 稻.

Chưa hết, cùng đọc bằng âm yểu còn có chữ Đạo 蹈 là gốc của âm Dạo (đi dạo) và Dảo (ký âm sai thành rảo trong rảo bước). Bộ Túc 足 ở đây chỉ cái chân. Người Việt viết “rảo bước” nhưng miền bắc đọc là “giảo bước” còn miền nam lại thành “gảo bước”. Các trường hợp tương tự như (cá) rô -> giô/gô, cái rổ -> giổ/gổ, Để/Đế 柢 (rễ) -> giễ/gễ, … Vẫn có những từ hai miền đọc như nhau: Giá 嫁 -> gả/gá, Đại 汏 -> dáy (trong rửa ráy).

Nói cách khác [gạo] trong tiếng Việt là biến thể của âm trung đại [yǎo] và nhiều khả năng [yǎo] là Hán âm vì Đạo là Đường âm”.

Cuối cùng thì ngài tiến sĩ Laurent Sagart, nhà nghiên cứu Á Đông ngữ cấp cao ở phương tây đã vội vàng chạy trốn. Trước khi chui đầu xuống cát, ngài thẽ thọt: “Forgive me if I cannot continue this conversation further, due to lack of time, for which I apologize”.

Email 4: Đến google cũng biết Giểu Tử 舀子 là cái gáo, mà tiến sĩ ngôn ngữ học Phú Lang Sa thì lại không.

Nỗ lực chống đỡ với sự thật của ngài lại càng làm lộ rõ ngài cực dốt tiếng/chữ Hoa, chứ không riêng tiếng Việt: “I think the weak point in your idea is that 舀 has become [gáo] in Vietnamese. 舀 is a verb, it means ‘to scoop’, not ‘a ladle’, and it applies specifically to scooping grain from a mortar (not liquids). The Old Chinese initial of both 舀 and 稻 is considered by many scholars today to have been *l-; and I am not aware of examples where OC *l- is treated as g- in Vietnamese”.

Tất nhiên là tôi dừng lại, chả cần dây dưa thêm với ngài một phút giây nào nữa. Dạy ngài thêm bất cứ thứ gì đều thừa thãi và vô ích. Chữ Yểu 舀 thật ra kí âm đúng phải là Giểu, tìm hình ảnh Giểu Tử 舀子 bằng google image sẽ thấy đây chính là cái gáo. Động từ Giểu 舀, chỉ cần thêm chữ Tử 子 là thành danh từ mà “học giả” không biết thì rất lạ!  

CƠM – ta bịa đằng ta.

Cám là phần vỏ mềm của hạt gạo rơi ra khi xay hoặc giã. Chữ là Hàm 函 , phương ngữ Hán Mân trung đại thường thêm [k] vào như [xam22] (đọc gần như Kham – Ninh Đức, Phúc Kiến). Hậu âm của nó sẽ mất [h] để trở thành Cám (Việt Nam ngữ) hay [kam12] (Mân ngữ ở Bình Nam, Quảng Tây).

Cốm tiếng Thái là Khao Mao [ข้าวเม่า] mang nghĩa lúa non. Người Lào Thái Tày Nùng và cả Khmer đều có cốm. Người Trung Quốc dịch ra thành Lục mễ 綠米. Tìm từ cổ tương đương với Lục 綠 chúng tôi thấy chữ Cám 紺. Nếu tra tự điển sẽ ra rất nhiều nghĩa liên quan đến màu sắc. Sách Quảng Nhã thời Ngụy (tức Bác Nhã thời Tùy, đổi tên do kị húy Dạng Đế Dương Quảng) ghi chú Cám là màu Thương Thanh 蒼青 tức xanh lục. Thuyết Văn lại ghi chú đây là màu trắng chuyển xanh đậm có ánh sắc đỏ. Tiếng Việt đã dùng cả hai nội hàm này, có thay đổi âm và thanh một chút: Xanh lục cho Cốm, tức là nói tắt của Cám Mễ 紺米 chỉ lúa non vỏ còn xanh. Ánh đỏ cho nếp, tức là Nếp Cẩm.

Hình chụp từ điển trực tuyến của một tiến sĩ – nhà giáo Hán Nôm ở trên có 3 cái sai. Một là hai chữ Cam/Cơm 粓/𩚵 này có ghi rõ ràng trong Khang Hi Tự Điển và trước đó là sách Tập Vận 集韻 xuất bản vào thời Tống năm 1037. Các sách ấy đều chú rằng hai chữ này tương đồng, nghĩa chính chỉ thức ăn, tức Nhĩ 餌. Dùng thức ăn mà dụ, tiếng Việt gọi là Nhử/Giử cũng từ Nhĩ 餌 mà ra, tiếng Mân Triều Châu hiện đọc là Giừ, tiếng Ngô ở Ôn Châu đọc y như một số phương ngữ Việt là Giử [zɿ35].

Hai là so sánh đối ứng 6 thổ ngữ của tác giả “NV Tài 2005: 202” nào đó đến đây vô nghĩa.

Ba là việc các tự điển cổ Trung Quốc xác định hai chữ này chỉ thức ăn nói chung, đã chứng tỏ tiến sĩ kia hiểu sai hoàn toàn nghĩa gốc của cơm khi chú “thức ăn do gạo nấu chín”. Các phần cùi hay thịt của trái cây ăn được, đều được gọi là cơm như cơm dừa (cùi dừa), quả vải dày cơm mỏng vỏ nhỏ hạt… Từ điển tiếng Việt của Trung tâm từ điển ngôn ngữ Hà Nội – 1992, trang 226 – may mắn còn ghi rõ một trong những nghĩa của cơm là “Những thức làm thành một bữa ăn (nói tổng quát)”.

Tiến sĩ nhốt mình trong phòng quạt máy, thiếu trải nghiệm ngôn ngữ đại chúng, lười tra tự điển nên không biết rằng thành phần chủ yếu trong bữa ăn người Việt là cơm gạo, lâu dần giản xưng thành cơm khiến nhiều người từng nhầm tưởng.

Từ đây chúng ta lại thấy rằng quan niệm xưa nay về chữ Nôm trong học giới Việt Nam đã xuất hiện vấn đề cốt tử. Rất nhiều chữ được cho là chữ Nôm, mang âm Nôm lại là các chữ Hán cổ với các nghĩa hiếm mang tính địa phương, vùng miền, mà chủ yếu là ở Hoa Nam. Trước mắt, tôi chân thành khuyên những người liên quan sử dụng Hán Điển online mỗi khi tra cứu bất cứ chữ Nôm nào. Rất dễ dàng xác định nơi con chữ được sáng tạo ra chỉ sau 30 giây.  

Kết luận

Chúng tôi đã phơi bày cùng quí vị hiện trạng đáng buồn trong học giới hàn lâm. Tiến sĩ tây thì bịa đặt, khi được gửi nhu liệu phản biện mang tính xây dựng thì trốn chui trốn nhủi, tránh né rất hèn nhát. Tiến sĩ ta lại chả thông tiếng Việt, nghiên cứu nửa vời xuê xoa, làm cho có. Thứ ngôn ngữ đáng quí mà cha ông truyền lại cho chúng ta đang đứng trước một vấn nạn cần báo động: vừa mai một từng giây từng phút dưới hệ thống kí âm chưa chuẩn, vừa bị hiểu sai gốc rễ bởi sự xuyên tạc của thứ “giả học thuật” ngoại lai hàng thế kỷ nay. 

Tây dốt và yếu tiếng ta là chuyện rõ như ban ngày, nhưng chúng tôi không hiểu nổi tại sao nhiều đồng bào mình vẫn thờ tây và có khi còn yêu cầu chúng tôi “trình” những khám phá độc quyền của mình cho tây duyệt! Bài viết này là sự trả lời dứt khoát nhưng không hề khép lại mọi cánh cửa. Chúng tôi sẵn sàng hợp tác hoặc đối chất với bất cứ ai có tinh thần cầu thị, trên bất cứ từ nguyên nào xưa nay vẫn ngộ nhận là gốc Mon Khmer hay Austroasiatic. Trong tổng số khoảng 6000 độc âm trơn, chưa kể thanh của Việt ngữ, chúng tôi đã khai mở xuất xứ được 1500 âm với khả năng chính xác trên 80%. Tổ tiên chúng ta rõ ràng đã dùng bạch thoại Hán Đường Mân nhưng phần lõi của nó lại liên quan mật thiết với tiếng Austronesian cổ đại miền duyên hải phía nam hạ lưu sông Dương Tử.

Từ chối trách nhiệm – Disclaimer: Chúng tôi tuyến bố từ chối mọi trách nhiệm đạo đức và liêm chính khi công bố những email của ông Laurent Sagart mà không hỏi trước, bởi vấn đề chúng đề cặp liên quan đến sai lầm của ông và các học giả phương tây nói chung, khi mạo phạm Việt ngữ bằng sự hiểu biết cực kỳ nghèo nàn về nó – cộng với tư duy áp đặt thực dân rất đáng xấu hổ.

Thạch Viên – Nhơn Trạch

28.5.2021 @Trương Thái Du

Tại sao người Việt chửi tục bằng tiếng Tào?

Leave a comment

Khi mới bắt đầu mày mò tra cứu từ nguyên Việt ngữ, có bạn nói với chúng tôi rằng: Phải tìm cho bằng được nguồn gốc các từ về mặt xã hội là tục tỉu và bậy bạ nhất. Đó sẽ là một căn cứ mà không một tên học phiệt thực dân ngu dốt hoặc một kẻ dân tộc chủ nghĩa mù quáng nào có thể bác bỏ được, nếu nó chỉ rõ gốc Hán Đường như hàng ngàn từ “thuần Việt” chúng tôi đã khai mở. 

Chửi Thề

Chửi là Hán âm và là động từ của chữ Sỉ 恥 (tính từ mang nghĩa nhục nhã, hổ thẹn). Phát âm tương đồng với người Việt chỉ còn phương ngữ Quảng Tây ở Phố Bắc và Linh Sơn – Khâm Châu [tʃʰui33] và [tʃʰui55], trong khi hầu hết phương âm Trung Quốc ở thể [ci2] (chỉ – Quảng Đông) hoặc [ʦʰɿ35] (chử – Ôn Châu). Điều này chứng tỏ Chửi là âm rất xưa của Sỉ 恥. Sỉ Mạ 恥駡 có nghĩa chửi mắng, làm nhục.

Thề là Mân âm của chữ Để 詆 cũng mang nghĩa văng tục (swear), mắng nhiếc. Hiện tiếng Hạ Môn đọc là [te53]. Như vậy Chửi Thề là từ ghép đồng đẳng Hán – Mân.

Để chỉ dương vật, chữ Nho dùng hai thể đồng âm và đồng dụng (cùng chỉ sinh thực khí) trong nhiều ngữ chi Trung Quốc, đặc biệt là Hoa Nam: Điểu 鳥 và Điếu/Điểu 屌. Nếu Tiểu 小 đã biến âm ra hàng loạt từ trong tiếng Việt: Tí, Tèo, Tẹo, Teo, Téo, Xíu… thì Điểu 鳥 cùng với Điếu/Điểu 屌 đã cho ra ít nhất bốn từ Đéo, Tỉu (trong tục tỉu) và Lẹo/Nẹo chỉ hành vi tính giao của động vật. Cả ba âm này đều có sự tương đồng hầu như tuyệt đối với tiếng Mân Nam, Quảng Đông và Khách Gia. Chẳng hạn Điểu 鳥 tiếng Mân Nam ở Hạ Môn đọc bằng 3 âm [niãu53] [liau53] và [tiau53].

Điểu 鳥 cũng chỉ con chim nên tiếng Việt còn gọi bộ phận sinh dục cả nam và nữ là Chim. Từ nguyên của âm Chim nhiều khả năng xuất phát từ chữ Cầm 禽. Tiếng Mân Hạ Môn hiện đọc chữ Cầm 禽 là [kʰim35] nếu nuốt phụ âm đầu [k] như Khan/Hãn thì sẽ ra Hĩm. Ngoài Chim, lại còn từ Bướm chỉ để chỉ bộ phận sinh dục nữ. Bướm chữ Nho là Điệp 蝶 nhưng sách Quảng Vận lại ghi một âm rất lạ của nó là Thiếp 帖 “Tha hiệp thiết, âm thiếp – 他協切, 音帖”. Chữ Thiếp này hình thanh bởi chữ Chiêm 占 mà tiếng Quảng Đông ngày nay đọc là [zim3] (chim) và tiếng Mân Nam đọc là [ʦiam55] (gần như chiêm). Có lẽ đây là hậu quả của quá trình nói tránh khá lắt léo, để giảm đi sự dung tục trong ngôn ngữ của cha ông chúng ta.

Trang Tử (369 BC – 286 BC) là một trong những thánh tổ của Đạo giáo. Ông tu tập tại Nam Hoa sơn và khi mất cũng được táng nơi ấy, cho nên còn có hiệu “Nam Hoa chân nhân”. Các trước tác của Trang Tử được tập hợp thành sách kinh điển “Nam Hoa kinh”. Câu chuyện Điệp mộng 蝶夢 của Trang Tử đã trở thành điển cố Á Đông và thấm rất sâu vào Việt ngữ.
Điệp mộng 蝶夢 là câu hỏi triết học về hư và thực. Trang Tử không chắc mình nằm mơ (mê 迷) thấy bướm (điệp 蝶) hay bướm ôm giấc (giác 覺) mộng thành người.
Chữ Điệp 蝶 còn có các âm Chiêm và Thiệp/Thiếp (căn cứ theo sách Quảng Vận đã dẫn), do vậy Giấc Điệp hay Điệp Mộng tức đi vào giấc ngủ được tiếng Việt giản hóa thành Thiếp, Thiêm Thiếp hay Chiêm. Nguyễn Trãi và Nguyễn Du đã kí âm Chiêm này vào thơ của mình thành “Chiêm Bao – 占包”, ngụ ý giấc mộng.

Là một xã hội phụ hệ lâu đời. Việt ngữ cũng có vẻ ưu ái nhiều từ để chỉ sinh thực khí nam hơn nữ, dưới những logic có thể dễ dàng nhìn thấy:

1. Buồi – Hán âm: Cái đuôi mọc ngược – Vĩ 尾, tiếng Mân ở Tiên Du – Phúc Kiến đọc là [puoi32]. Tuy tiếng Việt và tiếng Mân tương đồng nhưng chúng tôi xác định đây là Hán âm còn lưu tồn, có thể đến Việt ngữ thông qua Mân ngữ vì chữ Nho mô tả hành vi tính dục là Giao Vĩ 交尾.

2. Lồn – Hán âm: Đường âm Đồn 臀 chỉ hạ thể. Tiếng Bắc Kinh và tiếng Mân Nam ở Hạ Môn hiện nay đọc là Thủn [tʰun35]. Thật ra Thủn là kết quả khinh hóa và tạo âm gió một cách làm sang của âm Tủn gốc vẫn tồn tại trong tiếng Việt dân dã mà thôi. Tủn mới là thể cổ của Thủn và (cùng vời Hĩm) trở thành xú danh gọi ở nhà cho các bé gái với tín điều rằng tên càng xấu càng dễ nuôi, ma quỉ không thèm bắt.

Ngoài ra Thí Cổ 屁股 mang nghĩa hạ thể, cái đít. Chữ Cổ 股 này tiếng Mân Nam tồn tại cả 3 âm rất hay được sử dụng trong tiếng Việt. Triều Châu đọc là [kou53] đây chính là Câu trong Phao Câu. Hạ Môn lại đọc là Cò [kɔ53] và Kiến Âu nói thành Cu [ku21].

Tủn, Cò và Cu đều là xú danh dân gian.

3. Cặc – Đường âm: Cái sừng cô đơn dưới hạ thể – Giác 角, tiếng Mân Triều Châu ở Sán Đầu và Việt Nam, cũng như hai miền nam bắc của chúng ta đều đọc là [kak2].

4. Cu – Đường âm: Cái đầu rùa – Quy 龜, tiếng Việt và tiếng Mân Hạ Môn đều đọc là [ku55]. Cũng nên phân biệt âm Cu nói tắt Thí Cổ 屁股 mà đôi khi được đọc thành Khu.

Dấu vết Phồn thực 繁殖 trong tinh hoa văn hóa Việt bắt nguồn từ Trung Nguyên, muộn nhất là ở hai thời đại Chu và Hán. Sinh thực khí 生殖器 được biểu hiện rất kín đáo và thanh nhã, không hề lồ lộ trần tục như linga và yoni gốc rễ từ văn minh Ấn Độ. Sách Lễ Kí thời Chu qui định tứ linh gồm Lân 麟 – Phụng 鳳 – Quy 龜 – Long 龍. Phụng鳳 là con thần điểu giống đực, giản xưng của Phụng Điểu 鳳鳥. Bản thân Phụng là sự kết hợp bởi chữ Điểu 鳥 bên trong và chữ Phàm 凡 bên ngoài. Âm Điểu và Quy đều chỉ sinh thực khí nam giới. Từ ghép Phụng Lữ 鳳侶 còn chỉ sự phối ngẫu, cho nên đám cưới của người Việt hàng ngàn năm nay đều thấp thoáng biểu tượng chim phượng trong bố trí phông nền, trang phục.

Rùa và chim phượng hoặc biến thể của nó như Hạc xuất hiện ở mọi nơi thờ tự cá nhân lẫn tập thể, từ đình chùa miếu mạo đến rất nhiều kiến trúc văn hóa cũng như lịch sử. Đây chính là phiên bản linga và yoni của Nho – Lão Á Đông mà nhiều người còn chưa nắm được. 

Đít – Đích – Địt – Địch

Chiếu, chữ Nho là Tịch 席. Tiếng Mân, hiện chỉ còn thấy lưu tồn tương đồng tuyệt đối với tiếng Việt ở thể [tsʰiau13] tại Phủ Điền – Phúc Kiến. Trong khi đó âm Tiệc của nó trong Yến Tiệc tức Yến Tịch 宴席, Tửu Tiệc tức Tửu Tịch 酒席, thì rất phổ biến [seik2] (Phúc An – Phúc Kiến), [tsiek53] (Trung Sơn – Quảng Đông), [tsiɛk22] (Nhân Hóa – Quảng Đông)… Âm Nôm – Tiệc cũng là cách đọc chữ Tịch 席. Một lần nữa từ nguyên đã chỉ ra thói quen sinh hoạt cổ đại ở Á Đông: Trải chiếu xuống đất hoặc trên giường/sập/phản, tụ họp ăn uống – gọi là mở Tiệc.

Tịch trong quốc tịch cũng có một nghĩa là cái chiếu, nhưng chữ là Tịch 籍. Chủ Xị là Mân âm hiện tại của Chủ Tịch 主席, từ nay nên hiểu là chủ tiệc. Tịch nghĩa đen là cái chiếu, do đó chỗ ngồi cũng gọi là Tịch. Chủ Tịch 主席 vốn chỉ đầu lĩnh, cận đại được dùng để dịch thuật ngữ chính trị President hoặc Chairman từ phương Tây. Quan hệ [ich] [iếc] này có thể liệt kê một chuỗi từ: Tích 惜 -> Tiếc. Chích 只 -> Chiếc. Bích 碧 -> Biếc…

Từ Đường âm Tịch 席 đã phát tán một loạt từ và âm liên quan đến phần hạ thể và cả tính giao trong tiếng Việt. Tạ 褯 bộ Y 衣, âm gốc Tịch 席 chỉ cái tã lót. Nếu Tịch 席 đã chỉ chỗ ngồi thì việc nó phủ nghĩa ra cả cái bàn tọa (mông, đít) là rõ ràng. Do biến âm T/Đ (như tồi bại = đồi bại), Tịch 席 biến thành Đích (giọng nam bộ, chỉ hạ thể phía sau) và Địch (động từ chỉ việc xì hơi từ Đích). Đích được khinh hóa khi phát âm nên đã trở thành Đít trong giọng Hà Nội.

Muốn tính giao thì phải “đồng tịch – cùng chiếu” do đó sinh ra động từ Địt ở miền bắc Việt Nam. Vô hình chung Địch và Địt ở hai miền mang nghĩa khác nhau, dẫn đến những hiểu lầm rất tai hại. Người Hà Nội không thể hiểu tại sao người Sài Gòn có thể “vừa đi vừa địt” trong khi câu nói chính xác là “vừa đi vừa địch”.

Những năm 1970 và 1980 thanh thiếu niên chúng tôi ở Sài Gòn hay dùng từ lóng Chịch chỉ tính giao. Đây chính là tiếng Quảng Đông khi đọc chữ Tịch 席 mà thôi.

Đụ mẹ – Đụ má – Đù má

Trong tiếng Quảng Đông ở Chợ Lớn, câu chửi tục nhất là Điếu Lão Mẫu 屌老母, phiên âm IPA [diu2 lou5 mou5] nghe gần như Tỉu Lụ Mụ. Đôi khi nó được giản hóa thành Lụ Mụ. Âm Lụ của chữ Lão 老 cũng không hề xa lạ với Việt ngữ nếu bạn đọc nhớ đến từ “lụ khụ”.

Chính Lụ Mụ đã được người miền nam Việt Nam dịch nghĩa một nửa Mụ = Mẹ và Má, cùng với biến âm L/Đ như Lồn/Đồn ở trên để thành ra “Đụ mẹ”, “Đụ má” và “Đù má”. Biến âm L/Đ cực kỳ phổ biến, để tránh nhầm lẫn và giúp con cháu không quên nguồn cội Hán Đường, ông cha ta đã sáng tạo rất nhiều từ đẳng lập đồng nguyên: là đà, lác đác, lao đao, lảo đảo, lù đù, lừ đừ…

Người Quảng Đông chỉ bắt đầu ồ ạt tràn đến miền nam Việt Nam làm ăn buôn bán và định cư khi thực dân Pháp cưỡng bức Bắc Kinh để thuê Quảng Châu Loan từ năm 1898. Do đó có thể ước đoán âm “Đụ mẹ”, “Đụ má” hay “Đù má” sẽ là ngôn ngữ chợ búa bắt đầu thịnh hành vào quãng thời gian này trở đi. Trước đó chắc chắn tiếng Việt dùng Đường và Mân âm “Địt và Đéo” là chủ yếu.    

Uế ngữ và Mạ ngữ

Uế (穢) ngữ là ngôn ngữ thô tục dùng thể hiện sự quá khích tự thân hay nhấn mạnh khẩu khí như Mẹ Nó hay Bà Mẹ Nó, tiếng Bắc Kinh nói gần y hệt Tha Ma Đích 他媽的.

Mạ (罵) ngữ hoặc Mạ Lị (罵詈) ngữ chuyên dùng để lăng mạ, nhục mạ kẻ khác, chẳng hạn Đéo Mẹ Mày. Hiện nay tiếng phổ thông ở Trung Quốc dùng cụm Sáo Nễ Ma 肏你媽. (Âm Sáo là do tôi tạm dùng, căn cứ trên các từ đồng âm trong tiếng Quảng Đông, vì chưa thấy ai tìm hiểu và không có trong tự điển). Sáo 肏 hội ý ghép bởi chữ Nhập 入 (vào) và Nhục 肉 (xác thịt). Nhiều khả năng chữ Sáo 肏 chỉ được người Hoa cận đại sáng tạo để nói tránh cho bớt tục, sớm nhất xuất hiện ở tiểu thuyết Kim Bình Mai (cuối thời Minh) và Hồng Lâu Mộng (giữa nhà Thanh).

Đài Loan còn dùng cụm từ Gian Nễ Lão Sư 姦你老師 nghĩa là quan hệ xác thịt với bậc thầy đối phương. So với “Tiên Sư Cha Mày” trong tiếng Việt thì còn thấp hơn một bậc vì Tiên Sư là thầy của mọi ông thầy, bất kể già (lão) hay trẻ. Tiên sư của Nho là Khổng Tử, tiên sư của Đạo giáo là Lão Tử… Cũng xin ghi nhận rằng Tổ Ma 祖媽 (Tổ Mẹ) là một tiếng chửi khá phổ biến trong tiếng Mân Nam và Mân âm Hạ Môn hiện nay đọc là Chó Má [ʦɔ53 mã53].

Tiếng Khách Gia và Quảng Đông được xem như bảo tồn khá tốt ngôn ngữ Á Đông trung cổ đều dùng chữ Điếu: Điếu Nhược Mỗ 屌若姆 và Điếu Lão Mẫu 屌老母, viết khác nhau, đọc rất giống nhau và nghĩa thì hoàn toàn tương đồng với Đéo Mẹ Mày. Đôi khi chúng được lược bớt từ tục nhất đi, để thành Nễ Lão Mẫu 你老母 tức (Đéo) Mẹ Mày.

Biến âm – Biến thanh – Biến vận và Biến điệu

Các từ và âm trong bài viết này phần nào đã chỉ ra bốn hình thái phát triển và biến đổi ngữ âm tiếng Việt cơ bản trong suốt lịch sử mà e rằng chưa có tài liệu ngôn ngữ học nào đề cặp. Quy luật này nhìn thấy được ở mọi ngôn ngữ phổ dụng trên thế giới, kể cả tiếng Hoa. Rất nhiều chữ Nho và Nôm thoáng như có vẻ viết một đàng, đọc một nẻo, nhưng thực ra chúng xáo trộn các âm của các thời đại và tuân theo quy luật biến đổi về âm, thanh, vần, điệu…

Biến âm bằng cách tráo đổi, có thể là vòng tròn các phụ âm đầu: L/Đ như Điểu/Lẹo, Đồn/Lồn, Lụ/Đụ. Đ/T như Điểu/Tỉu,  Đồn/Tủn, Tịch -> Đít, Đích, Địt, Địch. L/N như Lẹo/Nẹo.

Biến thanh là để sắp xếp lời nói lên bổng xuống trầm hài hòa dễ nghe, giống như hòa điệu trong âm nhạc. Ở trên chúng tôi từng ví dụ chữ Tiểu 小 đã biến hóa cho ra một loạt thanh bằng trắc khác nhau. Một trường hợp khác là chữ Lợi 利 với dải biến thanh bạch thoại Lời, Lãi, Lai, Lì (trong lì xì)… Hay như Điếu/Điểu -> Đéo, Lẹo, Nẹo.

Biến vận là trường hợp chúng tôi chưa đi sâu nhất nhưng nội dung ở đây cũng chỉ ra các cặp Chiêm Chiếp, Thiêm Thiếp. Các cặp biến vận như Tôm Tép tiếng Việt bạch thoại dùng cả hai âm và Tép chỉ con Tôm nhỏ. Nhưng ở trường hợp Niêm Niếp (Niêm 黏 nghĩa là dính) thì chỉ dùng từ duy nhất Niếp và biến âm thành Nếp (gạo nếp, lúa nếp)…

Biến điệu: Khinh hóa như đã đề cặp, tức là phát âm nhẹ đi, tạo âm gió giúp cho tiếng nói mang vẻ sang trọng hơn như Thủn/Tủn, Đít/Đích, Địt/Địch.

Kết luận

Nhìn qua phần lớn các âm phổ dụng chỉ tính giao hay sinh thực khí trong tiếng Việt, mỗi Điểu/Điếu là trực tiếp. Còn lại đều là sản phẩm nói tránh rất tế nhã, dường như là ngôn ngữ của quý tộc Hán Đường ly khai lập quốc. Ngay cả âm Lồn cũng có từ nguyên Đồn chỉ hạ thể nói chung, chứ không cụ thể và nhơ bẩn như chúng ta hằng lầm tưởng.

Chính hệ thống ký âm đầy lỗi và không chuẩn của các nhà truyền giáo phương tây đã khiến người Việt đánh mất rất nhiều cái hay cái đẹp trong lời ăn tiếng nói của tổ tiên mình, gây hiểu lầm cho bản thân Việt ngữ, rồi mới đến sự tréo ngoe giữa phương ngữ các vùng miền.

Li khai đế quốc Đại Đường đang tan rã, bởi những quan chức địa phương của chính mình, Đại Việt có nền tảng ngôn ngữ và phong tục Hán Mân đại chúng và văn hóa Hán Đường. Yếu tố Mân được xây dựng từ các lưu dân Mân Việt khi Cao Biền tái lập Đại La vừa trải qua diệt chủng và tàn phá bởi Nam Chiếu, rồi liên tiếp được bổ sung người nhập cư, từ tổ tiên nhà Lý đến tổ tiên nhà Trần trở đi.

Đây là cơ sở tạo nên tính đồng nhất Hán Đường Mân của Đại Việt, cố kết một dân tộc bền vững. Các cuộc di cư và di dân tiếp theo đó vào các thời Tống – Minh – Thanh vì đa số gốc Mân, nên đã dễ dàng hòa hợp và hòa tan chỉ sau vài đời.

Khi thực dân Pháp nô thuộc Việt Nam và chiếm Quảng Châu Loan làm tô giới gộp chung vào Liên bang Đông Dương, người Quảng Đông mới có cơ hội mạnh mẽ tràn sang buôn bán và lập nghiệp ở nhiều đô thị Đại Việt. Họ đã tạo nên những China town lấy tiếng Quảng làm ngôn ngữ giao thương chủ yếu, cho cả những người gốc Mân mới đến. Tiếng Quảng Đông gốc Hán Đường, thiếu yếu tố Mân. Phong tục Quảng không có nhuộm răng, ăn trầu, cải táng. Văn hóa Quảng nặng chất Đường Tống hơn. Các yếu tố này đã tạo ra khoảng cách lớn giữa họ với người bản địa và chưa kịp dung hợp thì đã đến thời hiện đại.

Có người cứ nhất quyết cho rằng Tũn không phải tên xấu mà nói tắt của Lũn Tũn, mặc dù Tủn, Cò, Cu đã kết hợp với nhau rất chặt chẽ để chỉ rõ nét văn hóa dân gian. Thật ra Lon Ton và Lũn Tũn phát nguyên từ chữ Đoản 短, nghĩa là lùn. Bản thân Lùn là biến âm của Đoản 短, y hệt Lồn/Đồn 臀. Nhiều phương ngữ Quảng Đông hiện vẫn đọc chữ Đoản là Tủn [tun42/52/33]. Đây là cái bẫy đồng âm mà người tra cứu từ nguyên nào cũng ít nhiều gặp phải. Càng yếu tiếng Việt thì càng nhiều sai lầm. Yếu như các “học giả” tây thì chỉ viết ra toàn rác rưởi!

Sài Gòn – Tây Giang 5.2021

@ Trương Thái Du

Người Việt Nam bảo tồn văn hóa Hán – Đường – Mân

Leave a comment

Văn hóa và ngôn ngữ Đại Việt là một thể thống nhất, không có kẽ hở và hết sức khó khăn để phân biệt. Người phương Tây thường nói “Ngôn ngữ là Văn hóa và Văn hóa là Ngôn ngữ – Language is culture and culture is language”. Rất nhiều người Việt luôn lải nhải tín điều hoang đường “Tiếng Việt gốc Mon Khmer hay Nam Á” nhưng hằng ngày, vẫn như cha ông họ bao đời nay, luôn bảo tồn văn hóa Hán – Đường đặc sắc, nhiều khi khá bảo thủ và cực đoan.

Bài viết này sẽ truy lục từ nguồn gốc đến tên gọi vài nét văn hóa Hán Đường dày đặc ở Việt Nam những tháng cuối năm. Đây là thời điểm rất đặc biệt và trái khoáy, khi bỗng nhiên gần 100 triệu người nhất tề quay lại dùng lịch Thái Sơ hơn 2100 tuổi của Hán vũ đế. Họ tạm thời không gọi chữ Nho là chữ Tàu và miệt thị nó, mà cung thỉnh nâng niu, trân trọng đặt lên bàn thờ gia tiên rồi xì xụp cúng bái…   

Tục dựng cây Nêu

Cây nêu tết nguyên đán dựng tại hoàng thành Thăng Long – Hà Nội tháng 1.2020

Khi chết đi hồn phách con người sẽ trở về rừng rú là quan niệm tối cổ ở Á Đông, hiện còn lưu tồn trong các nhóm dân tộc vẫn sinh hoạt giữa xã hội bộ lạc ở Tây Nguyên – Việt Nam. Vì thế sách Sơn Hải Kinh thời Chiến Quốc mới chép rằng đế Tuấn, vị thiên đế của Đạo giáo đã yên nghỉ giữa rừng tre trúc. Trong đám tang người Việt và Hán, thường xuất hiện cây gậy trúc và phướn chiêu hồn (theo lệ cũ phải màu trắng) móc vào một nhánh tre nhỏ còn để nguyên một ít lá trên ngọn. Hai thứ này biểu thị nghi lễ dẫn lối người quá cố về với trúc lâm 竹林 – thế giới của linh hồn (và ma quỷ).

Ngược lại, mỗi khi năm hết tết đến, cùng lúc với việc tiễn ông Táo – thần lửa cổ đại lên trời và đón hương hồn tổ tiên về chung vui xum họp tại dương thế – một cây tre to và cao, để nguyên lá trên ngọn, cũng được dựng lên trước cửa mọi nhà. Cây nêu có rất nhiều tên gọi và chữ Nho tương ứng như Cao Tiêu 高標, Cao can 高竿, Trúc Can 竹竿, Trúc Tung 竹嵩… Quý tộc Mãn Thanh rất hay treo đèn lên cây nêu ngày 23 tháng Chạp, nên gọi là Đăng Cao 燈篙 hay Cao đăng tung 高灯嵩.

Nêu là phương nam âm cổ xưa của chữ Tiêu 標, vì âm tối cổ của nó, theo nhà ngôn ngữ học Lý Phương Quế, bắt đầu bằng phụ âm kép [pjiäu]. [pjiäu] -> [jiäu] -> Nhêu -> Nêu. Dẫn chứng tương tự Nhăm -> Giằm hoặc Năm; Giễu (giễu cợt) -> Tiếu 笑; Giể (anh rể) -> Tế 婿/壻; Giâu (chị dâu)-> Tẩu 嫂… Sách Trang Tử có câu “Thượng Như Tiêu Chi, Dân Như Dã Lộc 上如標枝, 民如野鹿”, đến đây có thể hiểu rằng ở thời cổ đại vua chúa tựa cây nêu vô vi trên cao, thường dân tự do tự tại như hươu nai hoang dã dưới thấp. Bởi vì, chữ Chi 枝 mang nghĩa nhánh cây, cành cây, tiếng Đường còn có âm Ki, tiếng Việt-Mân-Quảng lưu giữ cổ âm Kây như [kei332] (Phúc An – Phúc Kiến) và [kei55] (Nhân Hóa – Quảng Đông).

Từ thời Hán, cây nêu cũng là thứ không thể thiếu ở Tiếu tràng 醮場 hoặc Đạo sĩ đàn 道士壇, tức đàn cầu cúng thiên thần, địa thần và thượng đế của đạo sĩ. Nó biểu hiện cho sự thông linh Thiên – Địa – Nhân.

Thụ đăng cao tại đạo tràng tế tự ngày 11 tháng 7 âm lịch năm Kỷ Hợi 2019 – Công viên Trung Chánh, TP Đài Trung, tỉnh Đài Loan.

Miếng trầu là đầu câu chuyện

Trong quyển sách Đông y – Kim Quỹ Yếu Lược từ thời Đông Hán, đã thấy ký âm Penang tức cây cau thành Tân Lang 檳榔, một loại dược liệu. Âm Tân là tiếng Đường. Tiếng Hán còn lưu tồn trong hầu hết ngữ chi Trung Quốc hiện nay đọc là Pin hoặc Ping, hoàn toàn khớp với âm gốc Penang hay Pinang, gốc rễ Austronesian cổ đại Á Đông.

Ở Tân Lang truyện trong Lĩnh Nam Chích Quái, thì Tân 檳 và Lang 榔 là hai anh em trong nhà họ Cao高. Người chị dâu khi chết bên cây cau (Tân biến thành) và hòn đá (Lang) thì hóa thân thành cây trầu, chữ Nho là Nhiễu Thụ 繞樹. Chữ Nhiễu 繞 này hiện tiếng Thái Nguyên, Tây An, Trường Sa, Khách Gia và Tương Đàm (Hồ Nam), nhiều nhánh Mân ngữ như Sán Đầu, Trừng Hải; hoặc tiếng Quảng Đông ở Giang Môn… tất cả đọc hoàn toàn giống hoặc gần giống Giầu trong tiếng Việt Nam. Như vậy Trầu có từ nguyên là chữ Nhiễu trong Nhiễu Thụ, và Cau có từ nguyên là Cao trong Cao Tân, Cao Lang. Tiếng Việt đã không dùng thổ âm Pinang, chứng tỏ tổ tiên chúng ta đã dung nạp phong tục bản địa nhưng từ chối ngôn ngữ.

Người Việt có thành ngữ “Miếng trầu là đầu câu chuyện” để nói về tục mời trầu đón khách. Ăn trầu (và nhuộm răng xăm trán – hắc xỉ điêu đề) là nét văn hóa trải dài từ bờ nam Dương Tử đến tận châu Úc. Cổ Hán ngữ gọi cây trầu là Củ 蒟, Củ Tương 蒟醬 hay Phù Lưu Đằng 扶留藤. Ngô Lục viết trong Địa Lý Chí thời Thanh: Ở Thủy Hưng (một huyện phía bắc Quảng Đông, gần Hồ Nam) có giống trầu này, vị cay, ăn cùng với cau. Sách Thục Ký (viết về nước Thục – Tứ Xuyên) thời Tấn ghi: lá trầu ăn với cau và một ít vôi thì tiêu trừ được ác khí trong người. Sách Dị Vật Chí thời Đông Hán cũng nói: lá trầu, cau và vôi kết hợp với nhau rất tốt. Sách xưa bảo ăn trầu cau giúp tiêu sầu.

Trong Tây Nam Di Liệt Truyện của Hán Thư, có nhắc đến việc Triệu Đà mời Đường Mông ăn món Củ Tương 枸醬 xuất phát từ nước Thục. Oái oăm thay hai chữ Củ Tương trong Hán Thư lại đồng âm với Củ Tương 蒟醬 chỉ cây trầu. Điều này dẫn đến khả năng rất lớn là Triệu Đà đã dung nạp tục ăn trầu phương nam và mời khách viễn phương.

Sách “Phúc Châu Đản dân điều tra” của Ngô Cao Tử – Đại học Yên Kinh xuất bản 1930, có bài thơ “風土詩 Phong thổ thi” nói về phong tục đất Mân của Trương Hanh Phủ, người Mân bắc – Phủ Thiệu Vũ – Phúc Kiến vào thời Đạo Quang (1820 – 1850). Bốn câu đầu như sau: 閩俗真殊異 Mân tục chân thù dị. 遺風自漢唐 Di phong tự Hán Đường. 手香籠苜莉 Thủ hương lung mục lị. 齒黑嗜檳榔 Xỉ hắc thị tân lang. Tạm hiểu: Tục lệ dân gian xứ Mân rất đặc thù, dù chứa đựng di sản phong hóa Hán Đường. Nó thơm tho và quyến rũ như những khoanh nhang vòng mang hương thơm của Bạch hoa xà (mục lị hoa) hoang dã bản địa nơi này. Dân chúng nhuộm răng đen, thích ăn trầu.

Múa rối và múa rối nước

Những người nông dân chơn chất trong đoạn phim trên chắc chắc không biết mình đang lưu giữ một di sản văn hóa phi vật thể rất lâu đời của tổ tiên. Nó bắt nguồn từ Trung Nguyên, muộn nhất là lúc Lão Tử và Khổng Tử còn sống, nam tiến dần xuống Dương Tử, Mân Việt, rồi trường tồn cả ngàn năm qua ở một rẻo đồng bằng tân lập bên dòng Hồng Hà.

Hình thức rối trong phim được sách chữ Nho gọi là Trượng đầu khôi lỗi 杖頭傀儡: Con rối chỉ có đầu cắm vào 1 cây gậy ngắn, nghệ nhân cầm vào đó mà diễn xướng trong các lễ hội hay các dịp hiếu hỉ của thôn làng hay gia tộc thượng lưu.

Theo sách Thái Bình Quảng Ký, thời Đường, múa rối nước gọi là Thủy Khôi Lỗi 水傀儡 hay Thủy Sức 水飾. Thủy sức nghĩa là dùng nước che đậy, giấu các cơ cấu truyền động phía dưới các con rối. Bạch thoại Việt ngữ đã gọi tắt Khôi Lỗi – tức con Giối – thành Giối. Quan hệ ngữ âm giữa Giối và Lỗi có thể tham khảo Lăm <-> Giằm (mười lăm = mười giằm). Xác suất rất cao Giối là cổ âm thời Hán của Lỗi.

Sân khấu múa rối nước ở thành phố Khai Phong, tỉnh Hà Nam – Trung Quốc, trong công viên Thanh Minh Thượng Hà, theo chủ đề văn hóa thời Tống.

Trong múa rối nước Việt Nam, có một nhân vật rất đặc biệt tên là Chú Tễu. Ta thấy chữ Tiếu 笑, nghĩa là cười, hiện có 3 phương ngữ ở Quảng Đông đọc rất giống Tễu [ʃeu23/33/44]. Người ta thường dùng âm Tếu hoặc đẳng lập Tếu Táo (giống mếu máo, lếu láo…), nếu thấy cái gì đó gây cười vui, hài hước. Ngoài ra âm Tiếu/Tếu cũng rất gần âm Tiểu 小, tức là nhỏ. Chú Tễu cũng có thể là chú nhỏ vì một số tượng Tễu được gắn hai chỏm tóc tựa như biến thể trái đào ở trẻ em của giống Hán Đường.

Nhu liệu đã dẫn thật ra chưa thể kết luận, nếu không đi sâu vào chi tiết Hí Khôi Lỗi (rối hài) ở Hoa Nam. Bên ấy họ dùng thuật ngữ Sửu/Xú 丑 chỉ vai hề (hí ngẫu 戲偶) trong các vở kịch. Chữ Sửu/Xú này chính là từ nguyên của Xấu (ugly) và cả (làm) Xấu (tức làm mặt hề). Các phương âm Hoa Nam hiện nay của chữ Sửu cũng rất gần với Tễu, chẳng hạn [tsʰeu45] Giang Môn – Quảng Đông, [tʰieu32] Phúc Châu – Phúc Kiến. Cũng nên lưu ý ở tiếng Trung hiện đại, chú hề được viết là Tiểu Sửu 小丑. Đến đây thì chúng ta đã thấy 3 Đường âm gốc Tiếu/Tiểu/Sửu đã đan xen và chồng phủ tự nghĩa lên nhau. Do đó kết luận Tễu có tự nguyên từ bất cứ chữ nào cũng chưa thật đầy đủ và thuyết phục tuyệt đối.

Tháng Hợi mổ heo, ra Giêng anh cưới em

Văn hóa Trung Nguyên thời Chu gọi tháng đầu năm là tháng Một, chi Tí, lấy con Chuột làm biểu tượng. Đây là mùa cưới xin với mong ước con đàn cháu đống như loài chuột (một năm có thể cho ra đời 5 đến 10 thế hệ).

Bản chất của ngũ hành là bộ số ngũ phân. Hành Mộc 木 là số Một ngũ phân, cũng là từ nguyên của âm Một trong tiếng Việt. Thời Hạ dùng lịch ngũ phân (ngũ quý) có 5 mùa, có lẽ cũng chính là tháng. Tháng thứ nhất gọi là tháng Một. Sách Khổng Tử Gia Ngữ (206 BC – 220 AD) chép: Tích Khâu dã văn chư Lão Đam viết: Thiên hữu ngũ hành, mộc, hỏa, kim, thủy, thổ, phân thì hóa dục, dĩ thành vạn vật… Sách Xuân Thu Phồn Lộ thời Tây Hán của Đổng Trọng Thư lại viết: Nhất viết Mộc, Nhị viết Hỏa, Tam viết Thổ, Tứ viết Kim, Ngũ viết Thủy.

Cũng thời Chu, tháng cuối cùng của năm là tháng Chạp, chi Hợi, lấy con Heo làm biểu tượng. Chạp vốn là cổ âm của chữ Chá 䄍/蜡, sau bị Tần Thủy Hoàng đổi qua chữ Lạp 臘. Tháng Chạp xưa ở Á Đông là mùa cúng tế của cả vua quan và thứ dân, nên mới có thuật ngữ Giỗ Chạp. Âm Giỗ chính là cổ âm của chữ Kỵ 忌, biến âm G/K (như trường hợp Cây/Gỗ, Kêu/Gọi, Kẻ/Gã).

Tranh Đám cưới Chuột, mộc bản Chương Châu – Phúc Kiến, là mẹo dân gian để tiếp tục thờ Chuột với mong ước con đàn cháu đống, lách qua khe hẹp các quy định lễ nghi cứng nhắc của Nho giáo và Đạo giáo.

Lạp tràng 臘腸 là món xúc xích Á Đông, chắc chắn có rất lâu trước khi sách Tề Dân Yếu Thuật thời Bắc Ngụy (386 – 534) mô tả “Quán tràng pháp” tức là cách nhồi lạp tràng. Xa hơn là sách Nghi Lễ thời Chiến Quốc đã ghi ba chữ Lạp tràng vị 臘腸胃 liền nhau, trong đó Vị mang nghĩa dạ dày, chỉ các thứ thờ cúng hay dùng cho tiệc tùng.

Hiện nay người Thổ gia bản địa ở Hồ Nam vẫn lưu giữ tập tục làm xúc xích, có lẽ là xa xưa nhất. Mỗi năm đến dịp Đông Chí, nhà nhà đều giết lợn rồi làm món thịt sấy khô và xúc xích để dành mở tiệc đêm trừ tịch. Xúc xích có 2 loại là Lạp tràng và Huyết tràng. Huyết tràng chính là món Dồi tức Nhồi ở tiếng Việt. Màu đỏ của Huyết tràng cũng giống như sắc hoa đào, được cho có tác dụng xua đuổi ma quỉ và đem đến may mắn lúc giao niên.

Nhiều người Việt cho rằng âm Giêng trong tiếng Việt là cổ Hán âm của chữ Chính 正. Biến âm Gi/Ch là có, giời/chời, giai/chai… chẳng hạn. Tuy nhiên bạch thoại sông Hồng của chữ Chính 正 chỉ thấy tồn tại ở thế Chiếng, trong Tứ Chiếng tức Tứ Chính 四正 mà thôi. “Trai tứ chiếng, gái giang hồ” ý nói trai bạt mạng đông tây nam bắc, gái là “người yêu” cả thiên hạ hay “người tình quốc dân”. Giang hồ, ở góc độ nào đó là phản nghĩa của “chính chuyên – 正專 ”. Lúc này Chính 正  lại hàm ý Tứ Chính của Khổng Tử trong Lễ Ký: “天无二日, 土/士无二王, 家无二主, 尊无二上 – thiên vô nhị nhật, thổ/sĩ vô nhị vương, gia vô nhị chủ, tôn vô nhị thượng ”.  

Chữ Giần 寅 chỉ tháng thứ nhất lịch Kiến Dần, âm Thái Nguyên – Thiểm Tây hiện nay vẫn đọc là [iəŋ11] như tiếng Việt. Các ví dụ khác: Láng Giềng là âm bạch thoại sông Hồng của Lân Cận 鄰近, tương đồng với tiếng Thái Nguyên Trung Quốc [liəŋ11] [ʨiəŋ45]. Giềng trong giềng mối, giềng/giằng/căng có từ nguyên là Cương 綱. Giềng là cổ âm của Gừng, chữ Khương 薑, nói tắt ba chữ Cao Lang Khương 高良薑. Giếng là cổ âm của Tỉnh 井…

Chính nguyệt thật ra không cố định, sách Tiền Hán Kỷ đã ghi rõ: thời Hạ lấy tháng Dần, Chu lấy tháng Tí, Thương dùng tháng Sửu. Đến năm 104 BC, Hán Vũ đế đổi qua lịch Thái Sơ – Kiến Dần như nhà Hạ. Như vậy kết luận Giêng là cổ âm của Dần mới giữ được tính liên tục của ngôn ngữ vì như đã nói, âm chỉ số 1 của tiếng Việt có từ nguyên là Mộc, ngũ phân thời Hạ.

Thỏ hay mèo?

Tháng Sửu: Dẫn trâu ra đồng, bắt đầu mùa mới.

Tháng Thìn: Rồng phun nước. Mùa mưa đến.

Tháng Tuất: Tuất nguyệt 戌月, tháng 11 thời Chu, tháng 9 thời Hán. Đây là thời điểm cuối mùa thu, thời tiết đẹp, nông vụ đã gặt hái, muông thú đã qua kì thay lông và sinh sản, béo tốt, cây cỏ rụng lá không chắn tầm nhìn. Thế là cổ nhân xua chó đi săn. Chính vì vậy săn thú (vào mùa thu) được viết bằng chữ Lạp 獵 hoặc chữ Tiển 獮, đều bộ Khuyển 犬. Săn chính là tiếng Mân khi đọc chữ Tiển và tháng Tuất được áp cho con chó. Chó lại là tiếng Ngô Việt khi đọc chữ Khuyển.

Người Việt Nam và Trung Quốc đều không hiểu tại sao chi Mão/Mẹo 卯 được áp cho Mèo và Thỏ, là hai con hoàn toàn khác nhau, ở hai nước. Sách Luận Hành của Vương Sung năm 80 thời Đông Hán đã ghi chú rõ ràng trong phần Vật Thế, chi Mão gắn với con Thỏ. Đến thế kỷ 18, sách Vân Đài Loại Ngữ của Lê Quý Đôn vẫn còn chép chi Mão là con Thỏ. Tuy nhiên trước đó, ở thế kỷ 17, tự điển Việt – Bồ – La (1651) của Alexandre de Rhodes, lại chép Mão là Mẹo và giờ Mẹo ứng với con mèo.

Trước tiên chúng tôi xin nhắc lại, về mặt từ nguyên, người Việt đang gọi con Gấu là con Chó vì từ nguyên của Gấu là Cẩu. Thư tịch chữ Nho viết đầy đủ danh từ chỉ con Gấu là Cẩu Hùng 狗熊, là giống gấu lông đen (hắc hùng 黑熊) bản địa từ sông Dương Tử đến sông Cửu Long. Cũng lưu ý, loài Panda chữ Nho là Miêu Hùng 貓熊 hoặc Hùng Miêu 熊貓, tức Gấu Mèo trong tiếng Việt. Dùng chữ chỉ con thú này để mô tả giống loài khác rất phổ biến trong thư tịch Nho học. Chẳng hạn sách Sơn Hải Kinh chép Hổ Giao 虎蛟 thân cá, đuôi rắn. Chữ Li 狸 chỉ con cáo nhưng Li Miêu 狸貓 lại là mèo rừng. Dân gian Việt gọi mèo là Tiểu Hổ 小虎 nằm trong mạch nguồn ấy.

Miêu Thố 貓兔: The Sino-Tibetan Etymological Dictionary and Thesaurus

Tiếng Thổ Gia của người dân tộc bản địa ở Hồ Nam – Trung Quốc, con thỏ được gọi bằng âm tương đồng với Miêu Thố 貓兔. Từ đây có thể dễ dàng đi đến kết luận rằng Mẹo ứng với con thỏ là ở trong văn ngôn. Bạch thoại dân dã giản dị hơn, áp thẳng vào con mèo.

Bếp

Bếp, có chữ Nho rất cổ và ít được sử dụng phổ thông là Phạp 𤇮. Khang Hy từ điển ghi nhận phương ngôn Huy ngữ vùng Giang Đông vẫn dùng chữ Phạp chỉ chiên hoặc rán thực phẩm bằng dầu ăn. Xưa, ở Hoa Nam cũng dùng chữ Phạp chỉ cái bếp tức Trù Phòng 廚房.

Phạp/Bếp 𤇮 lấy thanh của chữ Phạp 乏, tiếng Triều Tiên đọc là [phip], được Hán Điển tái tạo cổ âm bạch thoại thời Đường là [bhiæp]. Như vậy Bếp thiên về nấu nướng hơn là chỉ cái hỏa lò tức Hỏa Lô 火爐. Núc trong bếp núc có lẽ là biến âm của lúc/lát, bếp núc hẳn chỉ quãng thời gian nấu ăn.

Ông táo, ông đầu giau, bù giau

Lưu An thời Tây Hán và Vương Xung kỷ Đông Hán đều trích dẫn sách cổ, viết: Viêm đế tác hỏa tử nhi vi Táo 炎帝作火死而爲竈 – Nghĩa là đế Viêm đã tạo ra lửa, khi mất đi biến thành cái bếp. Viêm đế còn gọi là Bào Hy 庖羲, đây chính là lý do chữ Nho – Bào 庖 cũng chỉ cái bếp. Bất chấp mọi biến thể, dị thể khắp lục địa Á Đông về sự tích ông táo, chúng ta thấy rằng gốc rễ của táo quân rõ ràng xuất phát từ tục thờ lửa tối cổ của loài người nói chung.

Người Mân Nam dùng hai chữ Táo Giao 灶跤 (hoặc Táo Giao 灶骹, Táo Cước 灶腳) mà bạch thoại Việt ngữ ký âm sai thành Đầu Rau rồi đưa vào tự điển. Cho đến lúc này các nhà ngôn ngữ học Trung Quốc và Đài Loan vẫn chưa hiểu tại sao Táo lại kèm theo chữ Giao chả mang nghĩa gì cả. Một số gắng gượng dựa vào hình ảnh các thanh củi giao nhau, chồng lên nhau trong bếp lò rồi suy diễn. Nếu vậy phải dùng Giao 交, chứ sao lại thêm bộ Túc hay bộ Cốt?

Ở đây chúng tôi thấy hai dòng biến âm trên cùng một chữ/âm. Cổ âm của Táo 竈/灶 chắc chắn là Đầu (như đồi/tồi, đức/tốt). Song song đó là Đầu -> Giàu -> Giao, tương tự như Đao 刀 -> Dao, Đạo 稻 -> Giạo -> Gạo. Vì vậy có thể kết luận Đầu Giau là đẳng lập cùng gốc, cực kỳ phổ biến trong tiếng Việt: Ướt Át (Ác 渥), Gà Qué (Kê 雞), Mộc Mạc (Mộc 木), Mồ Mả (Mộ 墓)…

Hơn nữa hiện nay có 5 địa phương Trung Quốc, những trung tâm văn hóa Hán Đường, chắc chắn còn lưu tồn rất nhiều âm Hán cổ, gọi gian bếp có âm Đầu. Vạn Ninh – Sơn Tây: Oa đầu 鍋頭, trong đó Oa mang nghĩa cái nồi. Hàng Châu và Ninh Ba – Chiết Giang: Táo đầu gian 灶頭間. Kim Hoa – Chiết Giang: Hoạch đầu gian 鑊頭間 hoặc Hoạch đầu 鑊頭, trong đó Hoạch là cái vạc, cái chảo để nấu.

Một số làng cổ ở Thái Bình không dùng Đầu, mà chỉ gọi ông Táo là Bù Giau, càng khẳng định hướng nhìn này có lý. Bù Giau nhiều khả năng là Mân âm của Bào Giao 庖跤 vì chữ Bào hiện tiếng Mân ở Tiên Du – Phủ Điền – Phúc Kiến đọc là Pù [pu24].  

Ngày nay ở Phúc Châu – Phúc Kiến, đồ cúng táo quân cuối năm không thể thiếu hai cây mía, tương truyền bắt đầu từ thời Tống. Dân gian kể rằng khi ấy có một Nho sinh rất nghèo, chỉ có thể nhặt mấy gốc mía bị người ta bỏ đi rồi tém gọt sạch sẽ đặt lên bàn thờ, nhờ táo trình bày với ngọc hoàng thượng đế rằng chữ nghĩa hiện tại quá rẻ rúng nên không có tiền làm tiệc thịnh soạn. Ngọc đế đồng cảm, năm ấy bèn độ cho kẻ thư sinh ấy đậu trạng nguyên. Thế là “Khổ tận cam lai – 苦盡甘來”. Cam Giá 甘蔗 chính là cây mía vậy. Thật ra câu chuyện ấy cũng chỉ là vẽ rắn thêm chân vì ngoài mía, tế táo còn phải có các món ngọt như bánh, xôi, chè. Thậm chí nhiều nhà còn bôi cả mật lên miệng tượng táo với hy vọng lên thiên đình, táo chỉ tâu bẩm những lời ngọt ngào mà thôi.

Táo quân là tối giản của danh hiệu “Cửu thiên tư mệnh định phúc đông trù yên chủ bảo táo hộ trạch chân quân” trong Đạo giáo. Xưa nhất, có sách Phong Thổ Ký thời Tấn (265 – 316) chép: “Tối 24 tháng Chạp thì tế táo”. Mốc thời gian này kéo dài đến tận giữa triều Thanh, có ghi chú rõ ràng trong sách Thanh Cung Di Văn các năm Càn Long. Sau đó, lấy cớ phân biệt tôn ti, hoàng gia, vương công và quan lại đồng loạt đổi tế táo qua ngày 23 tháng Chạp, dân chúng vẫn giữ như cũ. Ở Phúc Châu – Phúc Kiến ngày nay vẫn còn lưu truyền thành ngữ “Quan tam, dân tứ, khúc đề ngũ 官三民四曲蹄五”, nghĩa là nhà quan cúng táo ngày 23, dân 24 và người Khúc Đề cúng vào ngày 25. Khúc Đề là từ miệt thị, ý tương đồng với “chân đất mắt toét” để chỉ tộc Đản, chính là một nhánh người Lê 黎 bản địa ở Hoa Nam. 

Chữ Viêm 炎 trong Viêm đế tượng hình hai ngọn lửa màu đỏ chồng lên nhau, do đó từ thời Đường, kết hợp với việc triều đình cấm ăn cá chép, có lẽ tục thả cá chép ĐỎ vào ngày đưa táo quân lên trời bắt đầu thịnh hành. Đây là sự kết hợp hài hòa giữa đời sống thực tế và thần thoại cá Chép hóa rồng bay lên trời (Lý ngư dược long môn biến thành long 鯉魚躍 龍門變成龍) có căn cứ thư tịch chắc chắn từ Trúc Thư Kỉ Niên thời Chiến Quốc. Ở đây Dược 躍 là nhảy lên, chứ không phải Việt/Vượt 越.

Cá chép và cá giếc

Cá chép là món ăn cực phẩm của người Trung Nguyên, được ca tụng từ Kinh Thi trở đi, chữ Nho là Lí 鯉, còn gọi là Xích Lí Ngư 赤鯉魚 (cá Lí đỏ). Vì đồng âm với họ Lý李của Đường cao tổ nên bị đổi thành Xích Tiên Công 赤鮮公. Tục phóng sinh cá chép có thể bắt nguồn từ việc nghiêm cấm ăn cá chép ở thời này. Theo sách Dậu Dương Tạp Trở hồi thế kỷ thứ 9, Đường pháp qui định lỡ bắt được Lí ngư thì phải thả đi, mua bán cá chép bị phạt 60 roi. Từ nguyên Chép nhiều khả năng hình thanh tiếng cá đớp Chép Chép, Chẹp Chẹp, tiếng Việt Nam và tiếng Mân phát âm như nhau, chữ Nho là Thiệp 捷.

Cá chép

Nếu cá chép mang màu đỏ may mắn thì cá Giếc màu vàng thể hiện sự quý phái. Giống cá vàng (goldfish) hiện được nuôi làm cảnh khắp thế giới chính là một dòng đột biến của chủng Giếc.

Cá Giếc, chữ Nho là Phụ 鮒 hay Tức 鯽. Chữ Tức 鯽, Mân âm Triều Châu tại huyện Nhiêu Bình 饒平 tương đồng hoàn toàn với tiếng Việt [ziêg4]. Thật ra nếu không có âm Nhiêu Bình, chúng tôi vẫn có thể tái lập và chứng minh Giếc là cổ âm của cách đọc chữ Tức ở hầu hết các ngữ chi Trung Quốc hiện nay: Quảng Đông [ʦɐk55],  Nam Kinh [ʦiʔ5], Hạ Môn [ʦik32]… Đây là biến âm Gi/Ch như đã nhiều lần được lấy làm ví dụ: Giời/Trời, Giăng/Trăng, Giỗng/Trống, Giun/Trùn…

Vĩ Thanh

Phim tài liệu: Tôi là ai?

Văn hóa và ngôn ngữ Hán Đường tầng tầng lớp lớp hòa quyện với nhau ở xứ Việt với nền tảng tâm linh Đạo giáo. Đến nỗi danh từ riêng Đạo đã trở thành danh từ chung chỉ tôn giáo như Đạo Phật, Đạo Chúa… Những thứ phi Hán Đường ở nước ta hầu hết lại chia sẻ nguồn gốc với đất Mân.

Một thế kỷ qua học thuật thực dân và hậu thực dân đã thực thi âm mưu thâm độc rất hệ thống, nhằm tẩy não người Việt Nam, bắt đầu từ việc loại bỏ chữ Nho khỏi đời sống xã hội vào đầu thế kỷ 20. Mất chữ Nho, người Việt không những không hiểu cha ông mình từng viết gì, mà còn không rõ bản nghĩa của Việt âm thông dụng hằng ngày cũng như gốc rễ văn hóa.

Sài Gòn – Tây Giang. Tiết Lập Xuân 3.2.2021

@T.T.Du

Anh Cả anh Hai, cả hai đều là anh Cả.

Leave a comment

Dưới ánh sáng ngữ âm học so sánh, trên cơ sở nhu liệu tiếng Việt và hầu hết phương âm Trung Quốc, các giải thích cũ về từ vựng Đại Việt – bất kể dân dã hay hàn lâm, đều trở nên tùy tiện đến ngớ ngẩn và nực cười. Điển hình nhất, phải kể đến lý giải hàm nghĩa Anh Cả và Anh Hai ở hai miền Nam – Bắc.

Một trong những “giải nghĩa” tùy tiện đầy rẫy trên mạng.

Hai chữ Nho có nghĩa tương cận là Cự 巨 và Đại 大 đều chỉ to, lớn. Từ ghép Cự Đại 巨大 xuất hiện muộn nhất là ở thư tịch Tây Hán, trong sách Đạo giáo của Lưu An và sau đó ở thời Đông Hán, trong triết Nho của Vương Xung. Cự Phách 巨擘 nghĩa đen là ngón tay cái, to nhất trên mỗi bàn tay, nghĩa bóng chỉ người nổi trội, xuất hiện tận thời Chiến Quốc trong sách của Mạnh Tử.

1. Cự 巨 = Cả

Cự 巨 chắc chắn có cổ Hán âm là Cả. Tiếng Mân ở Trừng Hải, Quảng Đông hiện đọc [kə35] (kỡ) gần với Cả nhất, còn hầu hết các chi Mân ngữ đọc là [kɯ35] (kữ) hay [ki/y].  Quan hệ biến âm Ư/A có thể tham khảo Dư 餘 thường được đọc song âm là Dư Dả, Thư 舒 thành Thư Thả, Thứ 恕 thành Tha Thứ. Dả, Thả và Tha đều tồn tại âm tương đồng ở Hoa Nam khi đọc chữ Dư, Thư và Thứ. Ngoài ra Lữ 呂 là họ người, nên không tạo thành song âm Lữ Lã, tiếng Việt đọc cả hai kiểu, Lữ/Lã hậu hay Lữ/Lã Bố, là vậy.

Ngoài nghĩa to, lớn như trong Biển Cả, Sóng Cả, Đũa Cả, Cả vú lấp miệng em, Cả gan – to gan (nói tắt của to gan lớn mật, tức Can đảm 肝膽), Vợ cả – vợ lớn; Cự 巨 mang rất nhiều nghĩa khác, trong đó most (gần với Cực 極 và Tối 最) được ghi chép đầy đủ trong tự điển và thư tịch cổ đại Trung Quốc nhưng không thấy hiện diện ở từ điển Việt Nam. Tuy nhiên không vì thế mà nghĩa most của chữ Cự không có trong tiếng Việt, Tất Cự 悉巨 chính là Tất Cả.

2. Đại 大 = Hai, Đôi/Đối 對 = (số) Hai.

Anh cả, tiếng Trung hiện nay và xưa kia đều gọi là Đại Huynh 大兄 hoặc Đại Ca 大哥. Chữ Đại 大 còn có âm Thái, bạch thoại Việt Nam và Hạ Môn lại tương đồng ở âm To [to22]. Trong dòng chảy biến âm suốt 2000 năm qua của ngôn ngữ Á Đông nói chung, tình cờ Thái đã mất phụ âm đầu [t] để thành thể Hai ở Việt Nam hoặc Hái [hai213/45] trong tiếng Cám phổ biến ở trung và bắc Giang Tây, đông Hồ Nam, đông nam Hồ Bắc, tây nam An Huy và tây bắc Phúc Kiến. Trường hợp mất phụ âm đầu [t] để thành Hái, có thể dẫn chứng thêm chữ Thái 採 nghĩa là hái, ngắt. Đây có thể là hệ quả của biến âm tương đồng nhưng độc lập của âm [thái] cổ, và cũng không thể loại trừ khả năng tiếng nam bộ Việt Nam và tiếng Cám có chung gốc trung đại.  

Hán Điển ghi nhận Cám ngữ đọc chữ Đại là Hái (thanh dương khứ)

Âm Hai chỉ số 2 trong tiếng Việt có liên đới với chữ Đôi/Đối 對. Đôi/Đối này lại nằm trong nhóm từ lõi tối cổ của cả ngôn ngữ Á Đông và Ấn Âu: Bồ Đào Nha [dois], Tây Ban Nha [dos], Pháp [deux], Italian: [due], Latin [duo],  Nga [dva], Hy Lạp [dýo], Malay [dua], Indonesian [dua], Philippine [dalawa], Nepal [du’ī], Hindi [do], Champ Phan Rang [dua], Rhade/Jarai [dua], Bài Loan ngữ (trên đảo Đài Loan) [ɖusa]… Cũng như tiếng Anh dưới ảnh hưởng của biến âm Đ/T để Duo (La Mã) thành Two, Đôi/Đối 對 trong tiếng Quan Thoại Liễu Châu – Quảng Tây hiện đang bảo tồn âm [tɐi24] tương tự như Ôn Châu [tai42], Bình Giang – Hồ Nam [tai5]… cùng rất nhiều biến thể gần gũi như [toi21] trong tiếng Mân Đông – Phúc Châu và Ninh Đức.

Địa chi thứ 12 Hợi 亥 Mân âm và Quảng âm hầu hết đọc như tiếng Hạ Môn là [hai22]. Ngoài ra bát quái thứ hai của Dịch – Đoài 兌 âm Ôn Châu là [tai42], Hỏa 火, số 2 ngũ hành, tức hệ ngũ phân tối cổ âm Hạ Môn là [he53], chữ Nhị 二, tiếng Linh Xuyên – Quế Lâm lại đọc là [tai35]. Sau rốt là chữ Tái 再 mang nghĩa số hai như trong Tái Phạm, Tái Tiếu (đàn bà lấy chồng lần thứ 2), còn sót lại một hai phương âm Khách Gia và Quảng Tây đọc là [tai52].

Những phương âm này tuy nằm rải rác khắp nơi nhưng sự tương đồng đặc biệt về âm trên các khái niệm ít nhiều liên quan đến số 2 đã dẫn, hé lộ dấu vết rõ nét của từ nguyên chỉ số 2 trong tiếng Việt của chúng ta.

Một mắt xích cực kỳ quan trọng chỉ ra tương quan giữa âm chỉ số 2 và âm Đại 大 là các âm Nôm của chữ Hai 𠄩 (chỉ số 2) với 6 cách đọc từ chữ Đài 台 tượng thanh: Hai, Thai, Thay, Thơi, Đài, Đày.

Sự đồng âm tình cờ của Đại 大 trong Đại Huynh, Đại Ca với âm chỉ số 2 của tiếng Việt đã dẫn đến giải pháp dung hòa gọi người con cả là Anh Hai, rồi cứ từ Hai mà đếm tới. Tiếng lóng nam bộ cũng xướng con bài Tây số 2 là con Heo. Đứng về góc độ âm học, Heo chính là Hai do biến âm A/E như Hạ/Hè, Xa/Xe mà thôi.

***

Anh Cả anh Hai, cả hai đều là anh Cả.

Vợ Cả vợ Hai, cả hai đều là vợ cả.

Đến đây thì chúng tôi hy vọng bạn đọc đã hiểu hai câu lắt léo phía trên. Tưởng như đùa vui nhưng đây chắc chắn là giải thích dung dị song đầy đủ hàm ý của tiền nhân, mà ngay cả các từ điển tiếng Việt đồ sộ xưa nay cũng chưa bao giờ làm được.

Chúng tôi tìm ra chữ Cự chính là nhờ đặt câu hỏi tại sao tổ tiên chúng ta gọi là Con Sông chứ ko phải từ gì khác. Cơ bản, Con (Kiển 囝) là lượng từ phổ biến thứ hai trong tiếng Việt, chỉ sau Cái (Cá 個). Con nghĩa gốc là nhỏ, nếu tiếng Bắc Kinh hiện nay gọi con dao nhỏ là Tiểu Đao 小刀 thì tiếng Mân lại diễn đạt như tiếng Việt Nam là Dao Con 刀囝 (đao kiển). Có thể hiểu rằng Con dùng để đặt trước các danh từ đếm được nhưng có kích thước nhỏ như Con Dao, lớn hơn dao là rựa nên chuyển thành Cái Rựa. Tất nhiên cũng tồn tại những ngoại lệ như Con Voi, Con Bò…

Mọi con sông đều rất nhỏ bé so với Biển Cả, nơi tổ tiên người Việt đã phải vượt qua để di cư đến mảnh đất Việt Nam ngày nay. Hành trình ấy đã để lại những dấu vết rất rõ nét và không thể phủ nhận trong ngôn ngữ của chúng ta.

Tóm lại: Để chỉ người con lớn nhất trong gia đình, bạch thoại sông Hồng dùng cổ âm Cả của chữ Cự 巨, bạch thoại trung và nam bộ Việt Nam dùng phương âm [hai] của chữ Đại 大.

Đông Giang 06.01.2021

@T.T.Du

Older Entries