Tôi có lẽ là người đầu tiên dùng các lý thuyết thiên văn khảo sát orientation của nền móng các di chỉ khảo cổ ở văn minh Lưỡng Hà, Egypt và Trung Quốc.

Từ bản chất xác định mùa màng, năm tháng và ngày giờ của thiên văn cổ đại, tôi đã tính được đồng hồ mặt trời Egyp năm 2700 BC, Babylon năm 2300 BC và thành quốc Đào Tự ở Sơn Tây – Trung Quốc năm 2300 BC có sai số bằng nhau là ±15 phút, tương đương 5 độ góc cũng chính là góc quay của mặt trời trên quỹ đạo ở một ngày nhất định trong 15 phút.

Đây là gì nếu không phải một thước đo mới cho văn minh loài người nói chung, khoa học nói riêng?

Pyramid of Djoser_2700BC_5

Ảnh 1: Trục chính đạo đông – tây Kim tự tháp Djoser (2700 BC) lệch 5 độ so với phương vị đông tây chuẩn.

babylon_2300BC_10

Ảnh 2: Trục chính đạo đông – tây của đền thờ và lâu đài Babylon (2300 BC) lệch 5 độ so với phương vị đông tây chuẩn.

Taosi_Plan_5degree_2300BC

Ảnh 3: Khác với phương Tây, người Trung Hoa cổ dùng trục chính đạo bắc – nam, chính đạo ở hoàng thành và đàn tế trời gọi là Ngự đạo, ở lăng mộ hoàng đế gọi là thần đạo. Dấu vết nền móng cung điện ở Đào Tự – Sơn Tây – Trung Quốc (2300 BC) lệch 5 độ so với phương vị bắc nam chuẩn.

Tôi tin những khám phá này cần được học giới quốc tế xem xét và phản biện. Do đó tôi rất mong cộng tác (có thù lao) với một dịch giả Việt – Anh yêu thích lịch sử để chuyển ngữ tài liệu qua tiếng Anh. Đầu tiên chỉ là một bài báo đơn giản khoảng 2000 đến 3000 chữ, gửi đến tạp chí Nature chẳng hạn.

Xin vui lòng liên hệ truongthaidu@gmail.com.

Thạch viên 15.7.2017

T.T.D