Gốc rễ của bộ số Việt ngữ

1 Comment

————————————————————— Phiên bản 27.8.2023

Gốc rễ bộ số đếm của một ngôn ngữ là dữ kiện rất quan trọng để xác định nguồn cội chính ngôn ngữ ấy. Học thuật tẩy não thực dân chỉ đưa ra được duy nhất âm Khmer [buon] gần tương đồng với Bốn ở tiếng Việt, chúng lờ đi trật tự Phi châu [con vật – số đếm] (ví dụ Chó Hai) khá đặc biệt ở tiếng Khmer, khác với hầu hết diễn đạt [số đếm – con vật] trong đó có tiếng Việt (Hai con Chó, Nhị chích cẩu, Two dogs). Đó là chưa kể lịch sử Việt Nam lâu dài hơn, có thư tịch ghi chép đầy đủ hơn và xưa hơn Khmer, thì tại sao lại không đặt vấn đề chính ngôn ngữ Khmer đã vay mượn tiếng Việt Hán?

Tóm tắt: Bộ số Việt ngữ là kết quả pha trộn rất nhiều trị số của các bộ số cổ đại Á Đông, tương tự như bộ số quan thoại Bắc Kinh hiện nay (Ất 乙/Nhất 一, Tứ 四/Tị 巳 chẳng hạn). Việc chúng tôi nhận ra một vài âm/số nằm ở cả hai bộ số, như Một trong ngũ phân là Mộc, trong Dịch số là Bác không đáng ngạc nhiên bởi vì âm của chúng dù đã qui hết về tiếng Đường vẫn rất gần nhau. Nhiều khả năng tiên khởi chỉ là một âm duy nhất, sau đó bị biến âm vô tình hay cố ý nhằm phân biệt.

Không/Khôn 坤; Một/Mộc 木/Bác 剝; Hai/Hỏa 火; Vài/Bỉ 比; Đôi/Đũa/Đối 對/Đoài 兌; Ba/Bính 丙; Tư/Tứ 四; Bốn/Bồ 扶/Phương 方; Lăm/Lima/Năm/Ngũ 五; Sáu/Lục 六; Bảy/Thất 七/Bĩ 否; Tám/Khảm 謙; Chín/Thân 申; Mười/Vạn 萬; Chục/Thúc 束.   

Các chữ màu đỏ liên hệ mật thiết với âm đếm cũng như trị số của nó trong tiếng Việt.

0. Các bộ số Á Đông

Người Á Đông có hầu hết các bộ số đã từng tồn tại trong các nền văn minh khắp nhân loại: Ngũ phân năm ngón tay trên một bàn tay, sau này chỉ sử dụng trong ngũ hành. Thất phân 7×4=28 chòm sao. Thập phân mười ngón tay trên một bàn tay, 10 thiên can, kết thằng tạo các nút dây. Thập nhị phân, 12 tháng một năm, 12 địa chi, 12 giờ một ngày. Nhị phân dịch, thuyết âm dương, khai sinh số không và số âm. Lục thập phân, lục thập hoa giáp là kết hợp ngũ phân với thập nhị phân. Thậm chí cả hệ 16, 16 lạng bằng 1 cân… Nếu số lớn nhất của nhị phân, ngũ phân, thất phân chỉ chia hết cho một và chính nó thì các hệ số càng lớn sẽ càng chia hết cho nhiều số hơn. Chẳng hạn mười chia hết cho 1,2,5,10; mười hai chia hết cho 1,2,3,4,6,12. Qua sự tiến hóa của bộ số, ta thấy được toán học và kèm theo đó là nhu cầu chia/chọn phần (trao đổi sản phẩm, thương mại, kế toán, thuế khóa), lịch pháp…

Xã hội Á Đông rõ ràng đã phân hóa rất sớm, đặc biệt cổ xưa. Hơn nữa, sự đa dạng của bộ số nói lên rằng văn minh Á Đông tổ thành từ ít nhất là hai nền văn minh độc lập. Việc lưu giữ một cặp số nhị phân Mộc/Hỏa/Một/Hai có tuổi đời ít nhất 3400 năm của tiếng Việt có lẽ là kỷ lục thế giới. Đây là minh chứng hùng hồn, tổ tiên người Việt chắc chắn phải là chủ nhân của một trong những nền văn minh lớn và rất sớm tại Á Đông.

Bộ số ngũ phân: Con người học đếm các số tự nhiên bắt đầu từ những viên sỏi hoặc các ngón tay trên một bàn tay. Chính vì vậy Calci nghĩa là đá sỏi, mới là từ nguyên của Calculate – tính toán. Digitus mang nghĩa các ngón tay, mới là từ nguyên của Digital – số. Bộ số ngũ phân Á Đông hãy còn lưu lại và rất biến ảo trong ngũ hành. Nó hoàn toàn tương đồng từ gốc với bộ số ngũ phân La Mã I, II, III, IIII hoặc IV, và V  cũng như Khmer Một (muoy), Hai (pir), Ba (bei), Bốn (buon), Năm (bram), Sáu = Năm Một (bramuoy)… hiện vẫn còn sử dụng trong đời sống thường nhật khắp địa cầu.

Nhị phân: Dịch số là hệ thống nhị phân cổ đại Á Đông biểu diễn các con số tự nhiên và hoàn toàn ăn khớp với nhị phân hiện đại của nhân loại. Lưỡng nghi âm và dương (1 bit) biểu thị số 0 và 1. Tứ tượng (2 bit) biểu diễn các con số từ 0 đến 3. Bát quái (3 bit) biểu thị các con số từ 0 đến 7. 64 quẻ (6 bit) biểu thị các con số tự nhiên từ 0 đến 63.

Các bộ số 10, 12, 16, 60: Bộ số Thập phân: Có hai bộ số thập phân song song ở Á Đông là Thập số (Nhất, Nhị, Tam..) và Thiên can (Giáp, Ất, Bính…). Bộ số Thập nhị phân: 12 địa chi (Tý, Sửu, Dần…). Bộ số Thập lục phân: 16 thần của Thái Ất/Thái Nhất (Tí, Sửu, Cấn, Dần…). Bộ số Lục thập phân: Lục thập hoa giáp (Giáp Tí, Ất Sửu, Bính Dần..).

A. Tư, Sáu, Bảy, Chục, Mười

Số 4: Tư là âm bạch thoại của Tứ 四 chỉ số 4.

Số 6: Hiện nay ở Tùng Khê, Nam Bình thị, tỉnh Phúc Kiến, tiếng Mân Bắc đọc chữ Lục 六 là Sáu, kí âm IPA [sɒu41]. Biến âm L/S thực ra không hề xa lạ trong tiếng Việt như Lực 力/Sức, Liên 蓮/Sen, Lãng 浪/Sóng và Long 瀧/Sông… Ở Tùng Khê người Mân Bắc chỉ dùng duy nhất âm Sáu để đọc chữ Lục 六, trong khi Sùng An cạnh đấy dùng song song [ləu5] và [su5], Kiến Dương [ly4] và [so4] (hai địa phương này đều nằm ở Nam Bình thị). Dịch về phía tây nam Nam Bình, vẫn thuộc Phúc Kiến là Tương Lạc, Tam Minh thị, chúng tôi lại thấy hai âm đồng dụng [liu5] và [ʃu324] khi đọc chữ Lục六. Dữ kiện trên chỉ ra rằng biến âm L/S là một đặc trưng của tiếng Mân trung cổ. Tuy vậy gốc rễ của nó lại là Hán âm phương nam vì Hán Điển ghi nhận có đến 12 ngữ chi Khách Gia hiện đọc chữ Lục 六 bằng phụ âm đầu [t], có thể là do biến âm T/S. Tiếp tục truy cứu nhu liệu của Đại học Berkeley – California, chúng tôi ngờ rằng phụ âm đầu [s] trong Sáu là thể Hán Tạng cổ hơn [l]. Bằng chứng là rất nhiều ngữ chi như Tạng, Khương, Lolo, Miến Điện hiện đọc số 6 là [tʂhu] hay [tshu] và tiếng Miến Điện tiêu chuẩn ở Rangoon rất gần với tiếng Việt và Mân [tɕhɑuʔ⁴ ] (nghe gần như Cháu). 

Số 7: Bảy là một trong hai âm đọc chữ Thất 七, được sách Trung Châu Âm Vận thời Minh, tác giả Vương Văn Bích ghi nhận: “Bang mĩ thiết 邦米切, thượng thanh (hỏi hoặc ngã) và Tang tẩy thiết 倉洗切, nhập tác thượng thanh”. Các âm Mĩ, Tang, Tẩy ở đây căn cứ vào ghép vần trong chính quyển sách này. Như vậy Thất sẽ được đọc là Bĩ/Bẩy/Tẩy. Có thể tham khảo thêm chữ Thất 匹 đồng âm với Thất 七 có Mân âm Phúc Châu đọc là [pʰɛiʔ23], khớp hoàn toàn số Bảy trong tiếng Việt. 

Một Chục – Nhất Thúc 一束: Chữ Thúc 束, động từ vốn mang nghĩa bó/buộc như Thúc Thủ là Bó Tay. Xưa kia người Hán Đường thường bó nhiều sản vật 1 bó có 10 đơn vị để dễ tính nhẩm. Như 10 cái nem gọi là Nhất Thúc 一束. Tiếng Khách Gia ở Mai Huyện hiện đọc chữ này y hệt người Việt [ʦʰuk1]. Việc Chục rõ ràng có gốc từ chữ Thúc 束 không những đã khẳng định Chú chính là từ Thúc 叔 và bạch thoại Việt ngữ đã nuốt phụ âm cuối [c], mà còn chỉ ra một chuỗi dài biến âm ch/th: Chúc祝/Chú (niệm chú, lời đọc khi tế lễ, khấn), Chúc屬/Thuộc…

Muôn/Vạn 萬 -> Mài/Mười: Dùng thanh Vạn 萬 nhưng chữ chỉ con bò cạp lại đọc là Sái/Mại 蠆 (hai âm này cũng hoàn toàn tương đồng trong tiếng Khách Gia). Như vậy đã rõ, âm Mại của chữ Vạn từng để chỉ số 10. Nhiều khả năng Mài là Hán âm, Mười là Đường âm. Mài thành Mười thì cũng như Ngài -> Người vậy.

Để xác định từ nguyên của âm chỉ số 10, chúng tôi phải dựa vào chữ Nôm – Mười/Mại/Mời 邁 , vốn dùng chữ Muôn/Vạn 萬 làm thanh phù và hội ý. Theo giải thích riêng của chúng tôi Muôn/Vạn 萬 trong giáp cốt văn và kim văn vẽ hình một người vòng hai tay ôm trọn một thứ gì đó, để biểu thị rất nhiều, đầy/tràn. Có thể tham khảo thêm, đối với người cổ đại thứ gì đếm đủ một bàn tay, tức năm ngón tay, đã là nhiều: Lăm/Năm -> Lắm. Gấp đôi khả năng cầm nắm trong một bàn tay sẽ là rất nhiều.

Phải xác định rằng một số từ gốc Á Đông đã bị đặc tính phát âm của người Mân trung đại (cũng là thành phần quí tộc lập quốc Đại Việt) làm biến đổi. Đặc biệt là sự biến đổi của phụ âm đầu B/V/M. Ví dụ Minh 溟/冥 -> Bể/Biểng/Biển -> Muối -> Mặn -> Mắm; Minh 明 -> Mai/Mơi/Mới;  Vận 運 -> May/Mắn -> May Mắn; Muôn/Vạn萬 -> Mãn/Mắn/Mười. Rõ nhất là chữ 玟 (chỉ một thứ ngọc đẹp hoặc vân/vằn trong ngọc quí) có 3 âm Mai/Mân/Văn. 

B. Số 1 và 2, hành Mộc và Hỏa ngũ phân, Đoài bát phân

Sách Khổng Tử Gia Ngữ (206 BC – 220 AD) chép: 孔子曰:「昔丘也聞諸老聃曰:『天有五行,木、火、金、水、土,分時化育,以成萬物,其神謂之五帝。』Khổng tử viết: Tích Khâu dã văn chư Lão Đam viết: Thiên hữu ngũ hành, mộc, hỏa, kim, thủy, thổ, phân thì hóa dục, dĩ thành vạn vật, kì thần vị chi ngũ đế. (Khổng Tử bảo xưa kia ta cũng có nghe Lão Tử nói rằng trời có ngũ hành, mộc hỏa kim thủy thổ, để chia mùa biến cải và sinh sản trong năm, tạo thành vạn vật, đây cũng là thứ tự trước sau của các thánh thần Ngũ Đế). Ngũ đế thuận theo ngũ hành chính là: Thái Hạo, Viêm Đế, Hoàng Đế, Thiếu Hạo, Chuyên Húc.

Sách Xuân Thu Phồn Lộ 春秋繁露 (206 BC – 9 AD) của Đổng Trọng Thư, phần Ngũ Hành Đối (五行對) và Ngũ Hành Chi Nghĩa (五行之義) viết: 水為冬,金為秋,土為季夏,木為春。春主生,夏主長,季夏主養,秋主收,冬主藏. Thủy vi đông, Kim vi thu, Thổ vi quý hạ, Mộc vi xuân. Xuân chủ sanh, hạ chủ trưởng, quý hạ chủ dưỡng, thu chủ thu, đông chủ tàng. (Thủy là mùa đông, Kim mùa thu, Thổ cuối mùa hạ, Mộc mùa xuân. Xuân sanh, hạ trưởng, cuối hạ dưỡng, thu co lại, đông ẩn tàng). 天有五行:一曰木,二曰火,三曰土,四曰金,五曰水。木,五行之始也;水,五行之終也;土,五行之中也。此其天次之序也. Thiên hữu ngũ hành: Nhất viết Mộc, Nhị viết Hỏa, Tam viết Thổ, Tứ viết Kim, Ngũ viết Thủy. Mộc, ngũ hành chi thủy dã; Thủy, ngũ hành chi chung dã; Thổ, ngũ hành chi trung dã. Thử kì thiên thứ chi tự dã. (Trời có ngũ hành: Một gọi là Mộc, hai là Hỏa, ba Thổ, bốn Kim, năm Thủy. Mộc là số ngũ hành đầu tiên,Thủy là số cuối, Thổ ở giữa. Đây là thứ tự của tạo hóa).

Chữ Hỏa 火 được tiếng Mân ở Việt Nam đọc là Hôi khi nói về dầu hỏa, trong khi tiếng Ngô Việt ở Đan Dương và vùng phụ cận đọc gần như Hải [hʌɣ44]. Như vậy Mộc và Hỏa là số Một và Hai trong ngũ hành có các phương âm hiện đại ở Trung Quốc khớp với tiếng Việt. Nó cho phép chúng tôi khẳng định tính chất ngũ phân cũng như niên đại của hai con số đầu tiên trong bộ số Việt ngữ. Mộc và Hỏa cùng thời với lịch ngũ quý (một năm chia ra năm mùa) theo các sách vở Hán đã ghi lại là nhà Hạ, tương tự như thời điểm Nẫm/Năm 稔 từng được dùng như chữ Niên 年.

Đôi, Đũa, Đối , Đoài

Hàng trăm nhánh ngôn ngữ Austronesian dùng các âm [dua], [duo], [duwa], [duə]… chỉ số Hai, giống hệt tiếng Latin, Hy Lạp và Italia [duo]. Phụ âm đầu D đã bị chuyển sang T, cho ra [twā] tiếng Anh cổ gốc Đức, [twee] tiếng Hà Lan và cuối cùng thành ra [two] ở Anh ngữ ngày nay.

Tháp Babel có lẽ là có thật. Ngữ âm này cho thấy khi rời Tây Á, bầy người di cư ven biển từ nam Ấn Độ đến châu Á – Thái Bình Dương đã dùng âm chỉ số Hai phổ biến là [duo] hoặc đa âm [duwa]. Âm này đi vào Hán ngữ và Việt ngữ, thành chữ Đôi/ Đối 對. Đũa là âm Á Đông trung đại khi đọc chữ Đối 對. Bằng chứng là tiếng Khách Gia ở Ninh Hóa – Phúc Kiến còn lưu tồn nguyên âm như tiếng Việt Nam [tua112] (đọc gần như Tủa, phụ âm đầu Đ đã biến thành T, không còn giữ nguyên như Việt ngữ). Âm Đũa trung đại (của chữ Đối 對) do biến âm Đ/L nên ở Phố Thành, Nam Bình, Phúc Kiến lại đọc là [lue423]. Điều này giải thích tại sao trong tự điển Việt Nam ghi nhận Trả Đũa đồng nghĩa với Trả Nủa. Đối 對 còn mang nghĩa Đáp 答, Đãi 待… Như vậy Trả Đũa chỉ mang nghĩa Đáp Trả mà thôi.

C. Số 0, 1, 2, 7 và 8: Nhị phân Dịch

Đầu thế kỷ 20, khi từ chối tài trợ cho một số đề tài liên quan, quỹ Rockefeller nổi tiếng ở Mỹ nhận định: “Các ngành nhân văn, khoa học xã hội và nghệ thuật là những lĩnh vực quá chủ quan và chứa đầy nguy cơ chính trị” (Xem sách John D. Rockefeller của Ron Chernow). Đấy là chuyện ở Hoa Kỳ. Nhìn qua Á Đông hoặc toàn thể nhân loại, chủ nghĩa thực dân đê hèn cùng thuyết Âu tâm kết hợp hài hòa với các mưu đồ chính trị của những kẻ “biết tuốt” ngu xuẩn, đã bóp méo tất cả sự thật và gieo rắc biết bao tín điều tuyệt đối hoang đường về nền tảng văn minh của chúng ta.

Trong phần này chúng tôi sẽ chứng minh văn minh Á Đông là nền văn minh đầu tiên của loài người đã tìm ra số 0 cách đây trên 3.000 năm, cùng lúc với việc phát minh ra bộ số nhị phân Dịch trên cơ sở nhị phân thuần phác của các bầy người và bộ lạc nguyên thủy. Sự tương đồng về trị số nhị phân và phương âm Hoa Nam khi đọc tên các quẻ Khôn, Bác, Bỉ, Bĩ, Khảm với Không, Một, Vài, Bảy, Tám trong tiếng Việt không còn là tình cờ và bí ẩn nữa. Chúng là những căn cứ không thể bác bỏ để khẳng định Joachim Bouvet và Leibniz đã hiệp đồng đánh cắp bộ số nhị phân Á Đông, góp phần không nhỏ xây dựng lên nền khoa học tiến bộ ở phương Tây trong thế kỷ vừa qua.

Vào năm 1701, từ Á Đông – thầy tu người Pháp là Joachim Bouvet đã gửi cho nhà toán học Đức Wilhelm Leibniz một bảng nhị phân Dịch hoàn hảo, nói theo ngôn ngữ hiện nay là bộ số xây dựng trên 6 bit gồm 64 con số từ 0 đến 63. Đến năm 1703, lần đầu tiên cái gọi là “số nhị phân được phát minh bởi Leibniz” mới ra đời trong một bài báo. Thủ thuật rất đơn giản: thay vạch đứt của Dịch bằng số không Ả Rập và dựng đứng vạch liền thành số 1 Ả Rập, chuyển cách đọc từ dưới lên thành trái qua phải. Học thuật phương tây lại còn úp mở Leibniz đã “hình dung” ra thứ này tận năm 1679 mà chẳng có bất cứ chứng cớ nào!

Điều kì lạ đã xảy ra ở đây. Năm âm số đếm bạch thoại Việt ngữ trùng khớp với tên Năm quẻ dịch và khớp luôn với giá trị trong hệ nhị phân mà nó biểu diễn: 0, 1, 2, 7, 8. Đây mới là bằng chứng hùng hồn rằng tổ tiên của trên 50% người Việt Nam đã sáng tạo ra Dịch số khi họ còn ở phương bắc, chưa nam tiến li khai và lập quốc. Nói cách khác, người Việt Nam và Trung Quốc phần nào là anh em ruột thịt, cùng một nòi giống. Có lẽ Dịch số đã được hoàn thiện vào khoảng thời Chiến quốc và ban đầu cổ nhân đã dùng số đếm để đặt tên cho các quẻ. Sau hơn 2000 năm, còn 5 âm sót lại trong tiếng Việt là hết sức hy hữu nhưng hoàn toàn không hề tình cờ.

Nhị phân là một bộ số tưởng chừng rất cao siêu nhưng hình như lại có gốc rễ cực kì thuần phác. Khi còn là những bầy người, tiền nhân tư duy rất chậm chạp và giới hạn, họ chỉ dùng số 1 và 2 để đếm. Các số lớn hơn 2 được thực hành như một bài toán mẫu giáo hiện đại. Chẳng hạn phương ngữ Kalaw Lagaw Ya trên các đảo biệt lập ở eo biển Torres giữa Papua New Guinea và Australia chỉ có số 1 [madhabaig] và 2 [ùka]. Số 3 là [2-1] (ùkamadhabaig), số 4 là [2-2] (ùkaùka)… Lấy ví dụ số 7 được biểu diễn bằng nhị phân 3 bit hiện đại là [111] = (1×22) + (1×21) + (1×20), về bản chất có sự tương đồng rất cao với logic của người cổ đại. Vậy là khi nhìn vào bản chất bộ số của các quẻ Dịch, chúng tôi đã thấy một câu trả lời về nguồn gốc khá thích hợp. Sự tương đồng về trị số nhị phân và âm đọc của tên các quẻ Khôn, Bác, Bỉ, Bĩ, Khảm với Không, Một, Vài, Bảy, Tám trong tiếng Việt không còn là tình cờ và bí ẩn nữa.

Bản thân 5 âm đang đề cặp của Dịch số cũng cho thấy tương quan ngũ phân. Tên của quẻ Dịch biểu diễn số 2 và 7 Nhị phân gần như là đồng âm dị tự. Trong hệ ngũ phân, 7 được biểu diễn bằng “5 và 2”, khi đơn âm hóa và sử dụng trong bộ số Dịch 6 bít gồm 64 con số từ 0 đến 63, cổ nhân đã giữ cả hai âm rất gần nhau Bỉ比 và Bĩ否. Hiện tiếng Khmer còn bảo tồn nguyên vẹn thể Ngũ phân này [pii] (2) và [pram pii] (7). Cổ Hán âm của Bỉ比 chính là Vài, tức số 2, mà tiếng Hmong Mien ngày nay vẫn lưu tồn: [wəi33], [va35], [vi42]…  

Quẻ Khôn khi vẽ ra đã tượng hình một vật rỗng ruột. Để chỉ sự trống rỗng, tiếng Việt dùng các từ: Trùng/Xung 沖 có bạch thoại là trống và giỗng (kí âm sai thành rỗng là biến âm như trời/giời, trầu/giàu mà thôi); trùng hư 沖虛 là hư không, trống rỗng. Không/Khống/Khổng 空, không hư 空虛 chính là hư không vậy. Khánh 罄 (trong khánh kiệt, khánh tận). Hoặc Khổng 孔 chỉ lỗ hổng, lỗ thủng.

Bảng này đã chứa đựng rất nhiều thứ mà thậm chí bản thân tác giả có thể chưa nhận thức được. Chẳng hạn sau khi lập xong bảng tôi mới phát hiện chữ Bỉ giáp cốt văn vẽ 2 người… Do vậy thuyết minh chỉ là làm rõ hơn sự hiểu biết của bản thân chúng tôi. Hy vọng bạn đọc và các thế hệ sau tiếp tục nhìn thấy vấn đề sâu hơn nữa.

D. Số 5 gốc Dương Tử cổ đại

Thể đa âm chỉ số 5 trong hầu hết các ngôn ngữ Austronesian là [lima] hoặc [nima]. Đây mới chính là từ nguyên của số 5 tức Lăm/Năm trong tiếng Việt, chứ không phải tiếng Khmer [pram] như kết luận của mấy anh tây cực dốt tiếng Việt nhưng xưng là học giả nghiên cứu Việt ngữ. Hiện có khoảng 30 ngữ chi Nam Đảo đọc số 5 là [nima], trên dưới 10 thứ tiếng khác có [nima] là tiền tố hay hậu tố của âm chỉ số 5. Số lượng âm [lima] lên đến vài trăm. Các âm này cũng chiếm phần lớn trong 36 thổ ngữ Austronesian ở Đài Loan, cũng như rất nhiều ngữ chi Champa, Indonesia, Malaysia..

Khi qua số 6, hệ ngũ phân chỉ còn sót lại ở vài chục ngữ chi, trình diễn theo công thức [nim – x], [nima – x] hay [lima – x], trong đó [x] là âm chỉ số 1. Chẳng hạn thổ ngữ Bwatoo ở đảo New Caledonia giữa Thái Bình Dương đọc số 6 là [nim bwa Ɵa:ŋ] nghĩa là “5 và 1” y hệt biểu diễn số 6 La Mã [VI]. Đặc biệt hiện nay thổ ngữ Austronesian Chru, Rhade, Jarai và Champa ở Việt Nam đọc âm chỉ số 6 tương đồng với âm chỉ số 5 trong tiếng Việt [năm]. Đây chắc chắn là ngôn ngữ hiện đại, đã qua 1 quá trình đơn âm hóa lâu dài cũng như biến âm từ thể [năm – một] của ngũ phân xa xưa, trước khi chuyển qua hệ đếm thập phân.

Có thể trù đoán cách đây khoảng 3000 năm, khi đơn âm hóa dưới ảnh hưởng của chữ viết, Lima/Nima đã rút gọn thành Lăm/Năm. Số 5 trong Việt ngữ có 1 dải biến âm rất đa dạng. Đến nay chúng tôi đã liệt kê được ít nhất 13 thể: Năm, Lăm, Nhăm, Giăm, Giằm, Lam, Lãm, Lắm, Nắm, Giam, Giám, Cầm, Cắm. Từ Nắm đến Cầm là mấy ngàn năm lịch sử ngôn ngữ Á Đông vĩ đại.

Năm -> Lăm -> Nhăm -> Giăm -> Trăm… là các bậc biến âm của âm chỉ số 5 ở Á Đông cổ đại và Ngũ là hậu âm của Nhăm. Quan hệ Nh/Ng đã được chúng tôi chỉ ra ở Người/Ngài là cổ âm của Nhi 兒. Ngoài ra Nhầm/Lầm/Lỡ/Nhỡ cũng có thể quan hệ với Ngộ 誤 như vậy. Hiện nay hàng chục phương ngữ Quảng Đông, Quảng Tây và Khách Gia ở Hoa Nam đọc chữ Ngũ 五 chỉ với phụ âm cuối [m].

Con người cổ đại vốn thật thà và không tham lam. Khi sở hữu thứ gì lên đến số ngón tay trên một bàn tay, họ đã cho là nhiều. Lúc này Lăm biến thanh để cho ra nghĩa Lắm tức là nhiều: Lắm bò, lắm trâu, lắm vợ… Lam trong Tham Lam 貪婪/惏 cũng chính là biến âm và thanh của Lắm vậy.

Nhiều ngôn ngữ Austronesian vẫn còn dùng âm chỉ số 5 để chỉ một bàn tay hay tay nói chung, nhưng tiếng Việt hình như đã đánh mất logic này. Tuy vậy, khi giữ thứ gì trong năm ngón tay, chúng ta áp dụng biến thanh để cho ra động từ Nắm. Một vốc vừa bàn tay cũng gọi là một Nắm. Co 5 ngón tay lại để tạo thành chiến cụ, sẽ có Nắm đấm. Và thậm chí Đấm – chữ Nôm Quảng Đông là Thẩm 揼 rất nhiều khả năng đồng nguyên với Nắm.

Đọc đến đây, “chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi” hay “học thuật thực dân tẩy não” chắc chắn sẽ kết luận Nắm là từ “thuần Việt”. Lãm 攬/擥 mang nghĩa Nắm/Giữ đã xuất hiện trong thư tịch thời Chiến Quốc, với Mân âm Sán Đầu và Hạ Môn hiện nay lần lượt là [nam53] và [lam53]. Cũng hết sức lưu ý, Thuyết Văn lại ghi Lãm 攬 đọc bằng âm Giam/Giám監 mà ngày nay tiếng Mân – Quảng và Khách Gia đã biến thành Cầm [kam53]. Thành ra Giam Cầm, Cầm Nắm bản chất đều là từ đẳng lập, dù rằng âm Cầm 擒 đã được viết ra thêm một chữ khác.

Cũng vào thời mẫu hệ kiêm luôn mẫu quyền ấy, một bà mà có đến LĂM chồng thì đã khá nhiều, nên gọi nhiều là LẮM. Và có lẽ sau cả hàng ngàn năm, cộng đồng tổ tiên của chúng ta mới có ý niệm về con số 100 và một nhà toán học thông minh nào đó đã quyết định dùng CHĂM là biến âm của GIĂM (như giầu/trầu, giời/trời, giăng/trăng, giai/trai…) để gọi. Số 100 thời Lý Trần và đầu Lê đọc là Lâm, căn cứ vào biểu âm Lâm林 trong chữ Nôm Trăm 𤾓/啉. Tương tự vậy là Trâu 𤛠 thời đó ký âm bằng chữ Lâu婁. Âm Trăm sau này được dùng để chỉ 100, nội hàm dân dã của nó cũng như chư Bách 百, là nhiều, rất nhiều.

Chúng tôi còn thấy hành Kim trong ngũ hành và âm Tám trong bộ số thập phân rất có thể liên đới ngữ nghĩa và biến âm từ Lăm/Năm. Vì nếu số 8 đọc là [năm và ba] rồi đơn âm hóa thành Tám thì cũng khả dĩ. Tuy vậy xin phép không tiếp tục đi sâu hơn ở đây.

E. Ba, Tám, Bốn, Chín

Số 3: Ba là âm cận đại của Bính 丙, số 3 trong hệ thập phân thiên can. Hiện ở Tam Minh, Phúc Kiến tiếng Mân Trung đọc là [pã21].

Số 4: Phóng 放 là từ nguyên của Bắn, giọng nam bộ Việt Nam tương đồng với tiếng Mân Nam, chẳng hạn [paŋ213] ở Sán Đầu. Từ đây chúng tôi đặt vấn đề Bốn có khả năng là cổ âm Dương Tử, có ít nhất hai chữ Hán chứa một phần hay toàn bộ âm Bốn và tất nhiên mang nghĩa Bốn: Bồ/Phù 扶 chỉ khoảng cách tạo nên bởi Bốn ngón tay khít vào với nhau. Phương 方 có giáp cốt văn vẽ một hình vuông Bốn cạnh. Bản thân chữ Phương 方 trong nhiều ngữ cảnh của thư tịch cổ từ thời Hán đã mang nghĩa  “tứ diện – bốn mặt”, “tứ bàng 四旁 – bốn bên”. Chúng ta có thể tham khảo logic này ngay tại tiếng Anh: Square (vuông) và Quarter (một phần tư) liên đới với Quartus/Quattuor trong tiếng La Mã (Bốn, thứ Tư).

Số 9: Chín gốc từ chữ Thân 申, số 9 trong hệ Thập nhi phân địa chi. Tiếng Mân Nam Hạ Môn hiện đọc chữ này gần như Chín [sin55/tsʰun55].

Trong ngôn ngữ hiện đại, âm chỉ số 3 của Việt ngữ lại tương đồng với âm chỉ số 8 của tiếng Trung [Ba và Bát 八] và ngược lại [Tám và Tam 三] rất giống nhau. Học thuật bạch chủng thì không thể biết tại sao, vì tất cả những thứ được gọi là nghiên cứu của chúng đều bịa đặt.

Loài người khắp nhân loại đều bắt đầu đếm bằng hệ ngũ phân. Họ dùng 5 ngón tay trên một bàn tay. Số lớn hơn 5 sẽ là [5 và 1], [5 và 2], [5 và 3]… Như vậy khoảng 4000 năm trước, khi hệ ngũ phân bắt đầu được chuyển qua thập phân rồi sau đó xuất hiện trong giáp cốt văn, cổ nhân Á Đông đã đơn âm hóa thể [5 và 3] để cho ra độc âm chỉ số 8. Vậy là đã có hai sự chọn lựa diễn ra và trái ngược nhau: Tam và Bát.

Có lẽ vùng Hoàng Hà đã dùng âm Tam chỉ số 3 và âm Bát chỉ số 8, trong khi vùng Dương Tử đã chọn Bát chỉ số 3 và Tam chỉ số 8. Nói cách khác, từ nguyên của âm chỉ số 3 trong Việt ngữ có liên quan đến Bát 八 và âm chỉ số 8 rất gần gũi với Tam 三. Tam rõ ràng có nghĩa gốc là Năm, là một biến thể của âm chỉ số 5 để không nhầm lẫn với Năm khi đếm.

F. Số đếm và Văn hóa

1. Chín phương Trời, mười phương Phật

Khi người Á Đông đã phát minh ra số 0 (quẻ Khôn) thì bộ số thập phân tự nhiên bắt đầu bằng 0 và kết thúc ở 9 mới chính là Thiên địa chi số. Khôn tượng địa. Cửu thiên là từ 1 đến 9 mà học giả Dương Hùng thời Hán gọi là Thái Huyền Số太玄數. Do vậy 9 tượng trưng cho Trời tức Ngọc hoàng thượng đế, vị thần tối cao cai quản toàn bộ vũ trụ. Trước đó ở hệ ngũ phân (nhân số) thì 5 là số lớn nhất. Từ đây sinh ra hợp đề Cửu Ngũ trong Cửu Ngũ Chí Tôn 九五至尊 chỉ ngôi vua dưới hạ giới. Hình ảnh “Voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao” trong cổ tích của chúng ta bàng bạc tinh thần số học của Đạo giáo.

Văn minh ngoại lai sử dụng số 0 rất muộn và đạo Phật đã đem vào Á Đông nội hàm “mười phương Phật”. Nó chứng tỏ Ấn Độ cũng như các dân tộc lạc hậu khắp hoàn cầu lúc đó vẫn lấy 10 ngón tay làm bộ số tự nhiên. Nhưng lạc hậu bậc nhứt phải kể đến Tây Âu, nơi người dân vẫn miệt mài dùng hệ ngũ phân, đếm số trên một bàn tay. Đấy chính là bộ số La Mã.

Tồn tại rất nhiều giải thích lơ lửng con cá vàng giữa dòng lịch sử về nội hàm này. Nào là số chẵn mang tính âm, số lẻ thì dương. Do đó số 5 và 9 đều là số dương, 9 là số dương tối cao, nên tượng trưng cho ngôi vị của hoàng đế. Lại có thuyết dẫn Chu Dịch, quẻ Càn 乾 tượng trưng cho trời có sáu vạch liền, cực dương, cực thịnh. Trong quẻ càn này, hào số 5 từ dưới lên lại được Chu Dịch đặt tên là Cửu Ngũ, diễn đạt thành “Phi long tại thiên”…

Dễ dàng nhận thấy trong các diễn từ về số trên đây có 3 hệ lồng ghép vào nhau: 5 là số tự nhiên cực đại của hệ ngũ phân. 9 là số tự nhiên cực đại của hệ thập phân sau khi văn minh Á Đông đã phát minh ra số không. Quẻ Càn thật ra tương ứng với số 63 nhị phân cực đại 6 bit (tức 6 vạch liền).

0 đến 9 được gọi là Thiên Địa Chi Số, tức là những con số kì diệu và thần bí của đất trời. Âm bạch thoại Việt ngữ chứa 5/10 âm chỉ quẻ Chu Dịch tương đương và bằng chính giá trị nhị phân của quẻ là bất ngờ quá lớn. Việc những âm này tương đồng gần như tuyệt đối với các phương ngữ Mân/Quảng/Hẹ vốn bảo tồn cực tốt cổ Hán âm là hiển nhiên.

 Nói cách khác, nửa bộ số bạch thoại tiếng Việt là âm đếm của các nhà toán học Á Đông đã phát minh ra số nhị phân cho loài người. Tây dốt tiếng Việt là bình thường nhưng nếu người Việt mà mù quáng tin tây nói nhảm về gốc Mon Khmer của các con số Việt thì thật đau lòng!

2. Mùng năm, mười bốn, hăm ba…

Ý nghĩa mấy từ này nếu tìm bằng google Việt ngữ thì sẽ thấy thông lệ “lấy hệ quả làm nguyên nhân”, các chuyên gia học giỏm tán hươu tán vượn, nặn chữ bóp nghĩa, miệng mồm liếm thoắn, cố rặn ra cho bằng được câu trả lời để xứng với bằng cấp giỏm của mình, dù hiểu biết rất nghèo nàn về lịch sử và văn hóa Á Đông. Kiểu như “anh Cả ở quê, em Hai theo chúa Nguyễn cầm gươm đi mở cõi nên từ đó gọi là anh Hai”; “ngày ấy hoàng gia đi chơi nên dẹp đường, chả buôn bán gì được”… Thậm chí có tiến sĩ còn liên kết nhiều thứ đến cả vua Hùng (sic!). Người nghe hết đường chối. Dần dần những thứ giả học thuật quái thai lai Tây này trở nên chính thống.

Đạo giáo xưa có câu: “Sơ ngũ thập tứ nhị thập tam, lão quân lô lí bất luyện đan, quan âm lão mẫu bả môn quan 初五十四二十 三, 老君爐里不煉丹, 觀音老姥把門關”. Nghĩa là mấy ngày này Lão quân không luyện đan nữa, Lão mẫu đóng cửa nghỉ ngơi. Các bạn thấy giống Chủ nhật ngày nay hôn? Nhớ là xưa kia Á Đông chúng ta 1 tháng chỉ có 3 tuần, mỗi tuần 9 hoặc 10 ngày do tháng trăng khi đủ khi thiếu. Vậy là “Mùng năm, mười bốn, hăm ba” là ba ngày Chủ nhật Á Đông cổ đại.

Thật ra kiêng kỵ này có đến 6 ngày, gọi là Tam Nương Sát 三娘煞, rất phổ biến trong đời sống dân gian Việt – Trung: 3, 7, 13, 18, 22 và 27 âm lịch hằng tháng. Truyền thuyết kể rằng xưa có Cô Ba mặt trăng dáng hoa, nghiêng nước nghiêng thành, lòng thầm nhủ sẽ trọn kiếp quyết chờ lang quân như ý. Có lẽ vì thế mà Nguyệt Lão Tinh Quân, vị thần cai quản hôn nhân của Đạo giáo nhất định không cho Cô Ba dây tơ hồng nên duyên, dù qua đến 6 lần cầu xin trong các ngày đã nói. Đố kị và oán giận, Cô Ba trù ếm cho tất cả những đôi lứa được Nguyệt Lão kết tơ trong những ngày này toàn gặp bạc bẽo, bất hạnh và chia ly. Từ đó về sau người đời làm những việc quan trọng cũng cố tránh 6 ngày này, không riêng gì cưới hỏi.

Logic của câu chuyện: Có lẽ Đạo giáo nghĩ ra chuyện này để bách tính làm gì cũng từ tốn cân nhắc được mất, dò đá qua sông, ngừng nghỉ hợp lý, không quá nhanh chóng, xốc nổi thì không hỏng việc.

3. Di lịch

Thay vì học bọn tây biết tuốt đi vào các bộ lạc lạc hậu nhận bừa âm/từ Việt có gốc ở đấy chỉ căn cứ vào cái vỏ âm rỗng tuếch chưa bao giờ tương đồng tuyệt đối, chúng tôi khảo sát lịch đại của các dân tộc thiểu số ở Hoa Nam. Trong hình là một phiên bản Di Lịch của Di Tộc có tuổi đời 7.500 năm đến 10.000 năm, có thể là mẹ đẻ của bộ âm dương lịch mà toàn bộ Á Đông đang dùng.

Đây là lịch mặt trời, lấy mốc trước Đông chí một ngày là kết thúc năm. Sau Đông chí 5 ngày thì bắt đầu Tuần thứ nhất gồm 12 ngày đặt tên bằng 12 địa chi. Di Lịch có 5 mùa: Mộc (mùa xuân sinh trưởng), Thủy (mùa mưa đến), Hỏa (mặt trời quay lại bán cầu bắc, nóng nực), Thổ (đất đai khô ráo, thu hoạch mùa màng), Kim (mùa đông băng giá). Thứ tự này xáo trộn rất mạnh ở các phiên bản Di Lịch khác nhau, chúng tôi phải dựa vào thư tịch Chu/Tần/Hán mô tả Hạ Lịch để liệt kê theo logic.

Ba tuần Di Lịch tạo thành một tháng. Như vậy mỗi mùa có 2 tháng, phân thành đực/cái hay dương/âm (như mùa Mộc có 2 tháng Mộc Công 木公 và Mộc Mẫu 木母). 10 tháng Di Lịch, theo ý kiến của chúng tôi, đã sản sinh ra Thiên Can sau này. Một năm Di Lịch có 365 ngày và căn chỉnh bằng điểm thiên văn Đông Chí nên có độ chính xác không thay đổi theo thời gian. Đây là bộ lịch mặt trời xưa nhất và hoàn chỉnh bậc nhất của nhân loại được biết cho đến nay.

Trong Di lịch này có âm dương (đực/cái, 1,2), có ngũ phân (5 mùa), có thập phân (10 tháng), có thập nhị phân (12 con giáp). Nó chỉ thiếu số 0 của nhị phân Dịch. Rõ ràng nó hàm chứa tất cả bộ số cơ bản của loài người.

G. Kết luận

Bộ số Việt ngữ là tập đại thành toàn bộ quá trình phát minh số đếm và phát triển toán học và lịch pháp Á Đông. Từ đếm ngón tay, đếm sỏi, kết thằng, nhị phân Dịch đến toán trù, chia mùa màng, hệ can chi… Bộ số Việt ngữ vô hình trung trở thành nơi lưu giữ hầu như toàn bộ ngôn ngữ châu Á – Thái Bình Dương, phóng chiếu một sự thật rằng tổ tiên của tất cả chúng ta có cùng nguồn cội rất xa xưa. Việc chia vụn ra những ngữ hệ nhảm nhí và vô lý như Nam Đảo, Nam Á, Hán Tạng… vừa vô minh và vừa đầy âm mưu.

Xin nhắc lại ở sách Độc Đoạn của Thái Ung thời Đông Hán, bản in năm 1646 ghi nhận nhà Hạ dùng chữ Tuế/Tuổi 歲 và Nẫm/Năm 稔 để chỉ Niên 年. Niên chỉ bắt đầu được sử dụng từ triều Thương, Chu trở về sau. Mộc/Một 木 và Hỏa/Hai 火 là hai số ngũ phân đầu tiên trong ngũ hành có thể truy về lịch Ngũ quý (năm mùa) từng được Lão Tử nói với Khổng Tử. Trước đó Pháp gia Quản Trọng (720 BC – 645 BC) cũng đề cặp việc sử dụng Ngũ quý lịch 五季曆 kết hợp giữa Thập can và Ngũ hành trong thiên Ngũ hành, sách Quản Tử. Các nghiên cứu xưa nay cho rằng đây là lịch của nhà Hạ, một năm 360 ngày, 12 tháng, 5 mùa, bắt đầu từ ngày đầu tiên sau Đông chí. Lịch này hiện vẫn lưu tồn một phần trong tân lịch của người Di ở Hoa Nam.

Như vậy bốn từ lõi Một, Hai, Tuổi và Năm là mốc khởi đi của Việt ngữ, niên đại hơn 3400 năm. Chúng đã được bảo tồn như là bạch thoại, lời ăn tiếng nói dân dã địa phương vùng Dương Tử, qua Thương, Chu, Tần, Hán, Đường… và ngày nay đã trở thành tiếng Việt Nam.

Học thuật thực dân bạch chủng hậu khai vừa nhơ bẩn vừa nhảm nhí khi nói về tiếng Việt, rất nên gom hết lại rồi đốt bỏ.

Cát Lái 27.8.2023

@truongthaidu

Gốc rễ tiếng Việt – 3000 từ vựng cơ bản

Leave a comment

Đây sẽ là tựa đề tạm đặt cho quyển sách đang viết của chúng tôi. Nội dung trình bày hôm nay chỉ ngắt vài đoạn quan trọng mới thảo.

Chữ Nho 儒 có rất nhiều nghĩa khác nhau có thể truy xét đến tận thời Tây Chu. Từ khi Hán Vũ đế xiển dương học thuyết của Khổng Tử và môn đệ để trị quốc thì Nho 儒 hay được phổ dụng như chữ Khổng 孔. Đôi khi người ta sẽ dùng từ ghép Khổng Nho. Giáo trong Nho Giáo 儒教 và Khổng Giáo 孔教 chỉ học phái, chủ nghĩa, chứ hoàn toàn không phải Tôn Giáo 宗教. Thời Nam Bắc Triều (420 – 589) đã định nghĩa Tam Giáo gồm Nho, Đạo, Phật nhưng Giáo ở đây cũng không thuần túy chỉ Tôn Giáo.

Đánh đồng Khổng Giáo với Tôn Giáo và Tín Ngưỡng là hạ cấp một xã hội chủ thuyết Á Đông rất nhân văn của nhân loại cách đây 21 thế kỷ. Vì ngoài nội hàm Tôn Giáo nhân văn và duy lý rất mờ nhạt, Nho Giáo chứa đựng chủ yếu là đạo đức truyền thống, triết học, tư tưởng, đường hướng trị quốc (nhân trị), lối sống, hành vi… Để tránh nhầm lẫn và sập bẫy học thuật thực dân, chúng tôi từ lâu đã chỉ dùng hai chữ Nho Học khi nói về Nho Giáo.

Có hạ cấp thì mới phỉ báng được Nho Học với mục đích thâm hiểm là “cải đạo” toàn bộ Nho quyển. Nếu Lỗ Tấn từng đọc qua lịch sử châu Âu thì ông ta sẽ thấy nền văn minh Á Đông của mình chính là thiên đường, như Kissinger sau này đã nhận xét. Kitô giáo hoàn toàn không xấu nhưng một ngàn năm truyền giáo khắp châu Âu của nó (bắt đầu từ thế kỷ thứ 5), chỉ toàn máu đổ đầu rơi và ngập ngụa nước mắt. Jerusalem là thánh địa của tất cả tôn giáo gốc Abraham nhưng cũng là mảnh đất đẫm máu bậc nhất trong lịch sử loài người!

Ông ngoại tôi là một nhà Nho, cháu nội một vị quan trong triều Nguyễn, những người đã ghi thẳng vào sách vở rằng người Việt là Hán nhân. Ông chẳng có lí do gì để né Hán cả, và thuật ngữ “chữ Nho” trong các nghiên cứu ngôn ngữ của tôi được lấy từ chính lời ông nói với con cháu hằng ngày.

“Đèn Sài Gòn ngọn xanh ngọn đỏ, Đèn Mỹ Tho ngọn tỏ ngọn lu. Anh về học lấy chữ nhu, Chín trăng em đợi, mười thu em chờ”. Song âm Nhu/Nho tương tự như Chu/Cho, Thụ/Thọ. Bài ca dao man mác buồn này ghi lại phản kháng của người dân nam bộ khi bị chế độ thực dân ép bỏ chữ viết hàng ngàn năm của cha ông họ. 50 năm trước tôi vẫn nghe những người bà, người mẹ trong gia tộc mình hát ru con như vậy.

Nhiều ngàn năm phát triển không gián đoạn, văn minh Á Đông đầy nhân văn có tận mấy chục chữ Nho mang nghĩa giúp đỡ. Đồng âm đồng nghĩa nhưng dị tự cũng nhiều, không loại trừ một số chữ phát sinh rất muộn để ghi lại biến âm dọc thời gian của các âm gốc. Đây là một dạng “chữ Nôm” của Hán Nho. Vì vậy chúng tôi phải chọn các âm gần tiếng nói thông dụng ở Việt ngữ để tìm hiểu và tra xét.

Cứu đáp 救搭 hoặc Đáp cứu 搭救 đều có nghĩa cứu giúp. Áp dụng liên hệ Dao/Đao ở đây, Đáp sẽ thành Dáp, tiền âm của Giúp. Giống như các trường hợp Tôm/Tép, Tắm/Táp, phụ âm cuối [p] của Giúp dần dần không còn bật hơi và biến thanh để ra Giùm. 

Đỡ trong Giúp đỡ là từ chữ Tá 佐. Nhờ là từ chữ Nhương/Tương 襄 hoặc Nhương 勷. Vả cũng có nghĩa giúp đỡ, xuất phát từ các chữ có âm Phù/Bổ/Phụ 扶/傅/輔…

Sau khi tìm được hơn 3000 ngàn từ nguyên Việt ngữ, chúng tôi rút ra kết luận rằng hầu hết Việt âm đều gắn liền với một chữ Hán Nho đồng nghĩa. Nhiều chữ rất cổ mà ngay đến thời Minh, người Trung Quốc không còn dùng nữa, chứ chưa nói đến thời Mao. Âm của nó khi thì nằm trong các tự điển cổ, khi lưu lại tại các phương ngữ Hoa Nam, đặc biệt nhiều tại tiếng Mân và Ngô. Chỉ một phần nhỏ phải vận dụng luận lý, các qui luật biến âm và các chuỗi biến âm để kết xét.

Hiện nay rất nhiều người tìm nguồn gốc tiếng Việt bằng sự đồng âm rồi bóp méo tự nghĩa cho vừa ý mình, tuy rằng hơn hẳn đám GSTS ngôn ngữ học mậu dịch toàn đoán mò, nhưng xác suất sai bậy là cực lớn. Hãy cẩn thận!

Bốn thuật ngữ đầu có từ thời Hán, qua đến Đường thì nó đã hoàn bị và nằm trong hệ thống khoa cử truyền thống Á Đông. Chúng chỉ những người đến trường lớp học tập rèn luyện để trở thành tầng lớp trí thức (Sĩ Phu 士夫) khai hóa và dẫn dắt nhân dân. Riêng hai chữ Học Đồ 學徒 thì đã bị tiếng Việt dân dã hóa theo cách phát âm Mân Nam của chữ Đồ [tɔ24] (Hạ Môn, Phúc Kiến) để thành Học Trò. Riêng Sinh Viên 生員 thì chỉ xuất hiện từ thời Đường, chỉ học trò theo học bậc cao.

Khi ngôn ngữ dân tộc Việt Nam cố gắng hoàn thiện ở đầu TK 20, để đánh bại thứ tiếng Pháp hậu khai nhưng ngông nghênh coi trời bằng vung, muốn tiếm đoạt, lật đổ vị trí bản ngữ Đại Việt như ở Tây Phi (còn nói ngôn ngữ bộ lạc), những học giả yêu nước đã chọn hai từ Học Sinh thuần văn ngôn và Học Trò có nửa phần bạch thoại để thống nhất dùng trong cả nước.

Mặc cho thực dân tẩy não mãnh liệt, xuyên tạc tiếng Việt gốc bán khai hạ cấp và đào tạo hàng lô hàng lốc những nô lệ đầu đen nói gì nghe nấy, âm mưu của chúng sớm tàn lụi. Cái thứ tiếng nói của rợ Frank trung cổ thì làm sao có thể thay thế nổi cổ ngữ Hán Đường 5 ngàn năm lịch sử?

Tôi mất 5 năm, hơn 5000 giờ nghiên cứu Việt ngữ, mới đặt được các âm Lưỡi/Lửi/Lói/Nói/Lời/Nhời cạnh nhau và suy niệm. Xin lưu ý Lửi là phương ngữ nam bộ chỉ cái lưỡi.

Công việc tiếp theo của tôi là tìm một chữ Nho tương ứng đồng nghĩa, từng được sử dụng như chữ Ngôn 言 và Ngữ 語. Dễ dàng nhìn thấy chữ Thiệt 舌 tượng hình trong cả giáp cốt và kim văn, nghĩa gốc là cái lưỡi, từng được học giả Dương Hùng thời Tây Hán dùng như chữ Ngôn: “(揚子-太玄經) 吐黃酋舌. (註) 舌,言也”.

Chữ Thiệt 舌 hiện được các phương ngữ Hoa Nam sau đây đọc gần như Lưỡi/Lửi: Thạch Bi, Phúc Kiến [lye42] (thanh huyền); Kiến Dương, Phúc Kiến [lye4] (thanh nặng); Long Châu, Quảng Tây [løi21] (thanh nặng). Các phiên âm IPA ở đây hơi khác kí tự tiếng Việt, cụ thể [y đọc giữa ư và i, e=ei, ø=ư].

Như vậy dữ liệu ở đây đã đủ kết luận danh từ Lưỡi/Lửi là biến âm của chữ Thiệt 舌 sau hoặc trong thời Đường, còn lưu tồn tại một số ngữ chi Mân Bắc và một huyện ở Quảng Tây sát biên giới Việt Nam. Khi Thiệt 舌 dùng như chữ Ngôn 言 chúng ta sẽ có động từ Lói/Nói và cặp danh từ Lời/Nhời.

Từ nguyên học đã chỉ ra rằng hầu hết người Việt đang NÓI ngọng, chỉ các làng quê giữ được âm LÓI ở đồng bằng sông Hồng là còn bảo tồn âm chuẩn Hán Mân của tổ tiên!

Chữ Võng thời Đường có vần kép bắt đầu bằng [mj], vì vậy nó dần phân ra hai cách đọc bằng hai phụ âm đầu là [m/j]. Với [m] chúng ta có âm Mạng (cái lưới, như trong mạng nhện). Với [j] ta có Jõng (cái giõng/võng, danh từ); Jăng/Giăng/Chăng/Chằng/Căng (động từ).

Âm Mạng còn thấy ở tiếng Mân và Ngô, âm Căng có ghi trong sách Quảng Vận thời Tống “網: cổ lang thiết 古郎切”.

Âm Chăng (phải chăng?) và Chẳng (chẳng có) của chữ Võng 罔 được tiếng Việt ngày nay dùng với nghĩa phủ định “không, không có” của chính chữ này trong Kinh Thi và từ điển Nhĩ Nhã thời Hán. Khi nuốt phụ âm cuối [ng], sẽ cho ra Chả và Chã.

Năm 1293 sứ giả Trần Phu ghi nhận người nhà Trần thể hiện nghĩa “bất hảo 不好” bằng âm “trương phả 张頗”. Trương ở đây chính là kí âm Chăng của chữ Võng 罔, Phả là kí âm chữ Phải (Phiệt/Mặt 丿/撇). 

Chữ Mạt 沫 nghĩa gốc là bọt nước, bong bóng nước, âm bạch thoại là Bọt do biến âm M/B. Tiếng Quảng Đông đọc là Mút, rất giống chữ Mút trong Đệm Mút (Điếm Mạt 墊沫), loại đệm mềm sản xuất bằng bọt cao su. Nhưng Bọt tiếng Pháp lại là Mousse (gốc từ chữ Mus trong tiếng Đức). Mút/Mus/Mousse là trường hợp thứ hai sau Thù 銖/Xu/Sous (đồng xu), âm và nghĩa giữa tiếng Việt và tiếng Pháp trùng khớp với nhau. Me tây chắc chắn sẽ mừng như bắt được vàng! Riêng chúng tôi chỉ có thể kết luận Mạt/Bọt/Mút/Mus là từ lõi Á Âu.

Mút cứng chỉ xuất hiện khi Việt ngữ không còn bị ảnh hưởng của tiếng Pháp nữa, họ gọi là Mốp và Sốp, có lẽ do đọc chệch chữ Molding trong Molding Foam (Mút đúc) và Soft trong Soft Foam (Mút mềm). Khẩu ngữ Hoa Nam dùng hai chữ Bào Mạt 泡沫 (Bào ở đây mang nghĩa xốp, bong bóng) để chỉ Mút xốp.

Nệm và Đệm là bạch thoại của chữ Điếm 墊. Điếm -> Đệm -> Lệm -> Nệm. Miên 綿 nghĩa gốc là sợi vải, sợi tơ. Nó phái sinh ra Mền chỉ cái chăn đắp đan bằng sợi. Trực quan thì các sợi này rất mềm mại, nên hình thành âm Mềm. Nó giống hệt trường hợp Minh 溟 -> Biểng -> Mặn -> Mắm. Mềm và Mặn có thể nói là hai âm thật sự thuần Việt hiếm hoi vì chúng tôi không thấy chúng ở các phương ngữ Hoa Nam..

Vừa nghe trên VOV PGS, TS Phạm Văn Tình, Tổng thư ký Hội Ngôn ngữ học Việt Nam giải thích về Phỉ Phui, rồi ông ta lại nói hưu nói vượn và nói nhảm về Bồ Hóng mà không nhịn được cười.

Chữ Yên 煙 tiếng Mân Nam tại Triều Châu và Bangkok đọc là [huŋ33] và [hun33]. Chữ Môi 煤 tiếng Mân Bắc rất nhiều nơi đọc là [mo33]. Đặc điểm của tiếng Mân là phát âm lẫn lộn M/B như Mụ/Mẫu/Bu, Bồ Hôi/Mồ Hôi.

Như vậy Bồ Hóng là tiếng Mân nòi khi đọc hai chữ Môi Yên 煤煙 chỉ muội khói, muội than. Đây là một trong những từ ngữ khẳng định rõ ràng gốc Mân của trên 50% người Kinh Việt.

 Than từ chữ Thán 碳. Khói từ chữ Huân 熏. Tuy vậy trong văn ngôn Huân 熏 thường là động từ, Phố Thành Phúc Kiến đọc khá tương đồng với tiếng Việt [xyẽi35].  Dùng khói để chế biến thực phẩm hay làm ngạt gọi là Hun.

Mạo 冒 tiếng Mân đọc là Mồ (Phúc Châu, Phúc Kiến), nghĩa cụ thể trong trường hợp này là tiết ra. Hãn 汗 chỉ chất lỏng xuất hiện trên da của cơ thể khi vận động hay nóng nực, bệnh tật. Hãn biến âm thành Hôi cũng như Han/Hỏi (từ chữ Phỏng 訪). Có thể tham khảo thêm cách đọc chữ Hãn 汗 tại Sa Huyện, Phúc Kiến [xuɪ̃24] (đọc như Khúi).    

Côi trong Mồ Côi là bạch thoại Hán Mân khi đọc chữ Cô/Cu 孤. Cu sẽ nghe thành Cút dưới âm nhập thanh (sắc) để tạo thành đẳng lập Côi Cút.

Rất khó để xác định Mồ trong Mồ Côi. Ở đây chúng tôi chỉ tạm đề nghị hai chữ Mịch 寞 (cô đơn) và Mỗ 某 (tiếng đệm) mà tiếng Mân nhiều nơi đều đọc dưới âm Mồ.

Ngôn ngữ trừu tượng thường được sáng tạo bởi hoàng gia, quí tộc và trí thức. Do đặc tính phụ hệ, một gia đình Á Đông xưa nhiều mẹ nhưng chỉ có một cha, cho nên Mạnh Tử định nghĩa Cô 孤 là không có cha mà thôi. Nếu bạn hỏi ba vạn chín nghìn GS/TS Hán Lôm ngôn ngữ học Đại Ziệt, họ sẽ cố rặn ra mùi Hôi của dịch tiết để ba hoa chích chòe, hoặc thậm chí bịa ngược về sự sáng tạo Bách Việt dưới sự dẫn dắt của vua Hùng, kiểu như làm việc mệt thấy Mồ cho nên chảy nước Hôi Hôi!

Trống Mái từ hai chữ Công 公 và Mẫu 母 (Công Kê 公雞 là gà trống/sống, Mẫu Kê 母雞 là gà mái). Chồng Vợ từ Công公 Phụ婦. Ngoài ra Công 公 còn có một âm khác là Chung.

Đực Cái từ hai chữ Đặc 特 và Cô姑 (Cô -> Câu -> Cái -> Gái). Con Cái là bạch thoại của hai chữ Côn 昆 và Hài 孩. Có rất nhiều cách chứng minh Hài孩 chính là Cái trong Con Cái. Chẳng hạn Phong 風 tiếng Mân là Hủi rồi biến âm ở nam bộ thành Cùi. Hoặc tham khảo cách đọc chữ Hán này của người Nhật [gai/kai]. Cũng đừng nên lầm lẫn lượng từ Cái/Cá 個 với Cái/Hài 孩. Phải tuyệt đối dựa vào ngữ cảnh để xác định nghĩa của âm.

Ngay cả tự điển tiếng Việt của Viện ngôn ngữ học Việt Nam cũng hiểu Cái là Mẹ. Họ căn cứ vào thành ngữ “Con dại cái mang”. Chúng tôi tin rằng Cái và Con ở đây chỉ đứa trẻ con, dại và mang đồng nghĩa và đối nhau.

Mang 汒 là không biết gì. Dại là từ chữ Nột 訥 chỉ một người trì độn, ngốc nghếch nên ăn nói khó khăn. Tiếng Ngô Việt ở Ôn Châu đọc gần như Dại [zai22], tiếng Mân Nam ở Hạ Môn đọc là Lụt [lut5], tiếng Quảng Đông đọc gần như Nát [nat6].

Sau khi bị tây lông tẩy não thì người Việt tưởng Mang 汒 là mang vác, Cái là mẹ. Công nhận nọc độc của chúng xuýt nữa thì giết chết ngôn ngữ của cả một dân tộc có lịch sử hơn 4000 năm, bắt nguồn từ thuở hồng hoang ở bờ nam Dương Tử!

Các âm Cả và Cái ở trên đều xuất phát từ chữ Cự 巨 mang nghĩa to lớn. Biến âm [ư/a] như Lữ/Lã cho ra Cả. Hiện tiếng Quảng Đông ở Bắc Hải trong vịnh bắc bộ đọc chữ Cự 巨 là Cái [kɐi22], trong khi [køi23] là tiếng Mân Đông tại Phúc An, Phúc Kiến; chứng tỏ Cái cũng là biến âm của Cự mà thôi.

Mẹ Cái sẽ đồng nghĩa với Mẹ Cả tức là bà vợ cả trong một gia tộc thời quân chủ xa xưa.

Ngoài biến âm, chữ Hán Nho còn bị ảnh hưởng của chuyển chú và giả tá khiến cho việc lần mò gốc rễ rất khó khăn và dễ nhầm lẫn, hiểu sai. Chẳng hạn nếu bạn nghe ngoài xã hội câu nói “Nó đi làm gái đấy”, thì âm này hoàn toàn không mang nghĩa con gái. Nó là âm bạch thoại Cái/Gái khi đọc chữ Kỹ 妓 (chỉ gái làm tiền). Rất nhiều phương ngữ Hoa Nam hiện đọc là Cái hoặc gần như Cái, chẳng hạn [kɐi22] ở Liên Châu, Quảng Đông.

Nền văn minh Á Đông có rất nhiều âm lõi chỉ Nước. Về cơ bản các âm này còn lưu tồn đầy đủ trong tiếng Việt. Và cũng chính từ tiếng Việt chúng tôi mới phát hiện ra sự trừu tượng hóa của Nước, vùng Nước sinh sống được, thành làng mạc, xứ sở và quốc gia.

1. Thủy 水 nghĩa gốc là Suối, tiếng Bắc Kinh hiện đọc là [shuǐ]. Âm Suối của chúng ta không phải như bọn Vietic dở hơi tuyên truyền, đây là âm chuẩn Trung Châu có phiên thiết trong sách cổ cùng tên “song lỗi thiết 雙纇切”. Xin lưu ý, ở thời điểm Minh Vạn Lịch mà quyển Trung Châu Âm Vận ra đời, chữ Song đó đọc là Suang, chứ không còn là âm Song như Tùy, Đường.

2. Hà 河 nghĩa gốc là Nước, âm gốc [wa] là âm lõi của cả đại lục Á Âu. Nó là [voda] ở tiếng Nga, [wasser] tiếng Đức, [água] tiếng Bồ Đào Nha, [water] tiếng Anh… [wa] biến âm thành Vũ/Mưa 雨, trừu tượng hóa để chỉ quốc gia ta có Hoa (Hạ) 華 (夏), Việt 越. Cổ âm của Việt nằm trong bộ Qua 戈 thì rõ ràng là [wa] vậy!

3. Lanum. Đây là âm Dương Tử cổ đại còn lưu tồn ở rất nhiều ngôn ngữ bộ lạc bán khai, tiếng Thái Tráng đơn âm hóa đã chọn [num/nậm] còn tiếng Việt và Hán chọn [lang]. Lang nuốt phụ âm đầu sẽ cho ra Giang 江 chính là Trường Giang. Ở cửa sông Giang bị biến âm thành Dương nên kí âm là Dương Tử 揚子. Lang dưới biến âm L/S đọc là Sông. Nơi tụ cư ven bờ một con sông ta gọi là Làng. Lang cũng từng được dùng để chỉ quốc gia: Văn Lang 文郎. Giang 江 lại còn biến âm thành Kông trong Mekong.

4. Lang là mẹ đẻ của âm Lạc/Lak 洛, tên con sông nằm ở nơi phát tích văn minh Hoa Hạ. Lạc/Lak dưới biến âm L/Đ cho ra Dak và Đà 沱 chỉ sông nhánh hoặc nước tràn trề. Lạc/Lak dưới biến âm L/N cho ra Nác/Nước chính là âm chỉ Nước thông dụng nhất trong Việt ngữ hiện tại. Một số bộ tộc Tây Nguyên vẫn dùng Lak, Dak vừa chỉ nước vừa chỉ nơi tụ cư. Champa (Việt Nam và Hải Nam), Jarai, Churu dùng âm [ia], đây chính là biến âm của Dak mà thôi, y hệt các trường hợp Dao/Đao 刀, Đạo/Dạo 蹈 (đi dạo)…  

Chữ này 輸 với nghĩa thua/bại, hiện cùng có thanh ngang (âm bình 陰平) trong tiếng Việt Nam [thua] và Mân Đông [suo55]. Nó đã tồn tại ở hai nơi ấy hàng ngàn năm và có lẽ đã có lúc đọc giống nhau 100% chứ không phải chỉ 80% đến 90% như bây giờ.

Các sách chú âm cổ cho đến thời Minh ghi lại hàng chục kiểu đọc khác nhau dưới thanh bình (ngang và huyền) và khứ (sắc và nặng) như Thu,Thú, Thâu, Thấu, Xu, Xô, Thố… Không hiểu vì sao các từ điển Hán Việt xưa nay chỉ ghi hai âm Thú và Thâu. Nó làm cho chúng ta khó khăn khi nhận diện từ nguyên Thua, vì ngoài nghĩa thua bại (phái sinh), Thu/Thua/Thâu 輸 còn nhiều nghĩa khác như nộp, góp, vận chuyển. Nếu phiên thành Thu, thì áp dụng trường hợp Chủ/Chúa 主 sẽ lập tức biết được 輸 đọc bằng song âm Thu/Thua. Sự thiếu sót phiên âm của các từ điển Hán Nôm thật sự là vấn nạn lớn trong nghiên cứu Việt ngữ. Một ví dụ khác là chữ Thủ 手 nếu đọc thành Thẩu thì sẽ dễ dàng nhìn thấy Thay/Tay do biến âm [âu/ay]. Thế thì ba vạn chín nghìn TS Hán Nôm ngôn ngữ học hết đường lên xứ Mán Mường tìm mả tổ của họ!

Như vậy Thua nghĩa gốc mô tả kẻ chiến bại phải trả chiến phí và hiến nạp của cải cho người thắng trận từ thời Chiến quốc, vì trước đó chưa thấy nó xuất hiện. Từ đây chúng ta sẽ soi chiếu qua lại với nghĩa gốc của Thắng 勝 chính là kẻ nhận. Điều này là rõ ràng vì tự điển Thuyết Văn từ thời Hán đã ghi Thắng đồng nghĩa với một vài nghĩa của chữ Nhậm 任 mà hiện nay chúng ta đang nói bạch thoại bằng âm Nhận: dùng, nhận lấy (thừa thụ 承受). Cũng nên phân biệt từ đồng âm Nhận 認 (biết) ở đây.

Hai âm Thắng Thua trong thực tế xã hội Việt Nam vẫn bảo tồn hoàn hảo gốc rễ cổ đại Chiến Quốc Á Đông của nó, ít nhất là khi cá độ đá banh: kẻ thắng sẽ nhận tiền, còn người thua phải móc túi kính gửi!

Trước tiên phải nhắc lại âm Chó trong tiếng Việt là bạch thoại cận đại khi đọc chữ Khuyển 犬. Tiếng Hàng Châu rất gần tiếng Việt [ʦʰʮõ53]. Mặc dù tiếng Mân Nam ở Hạ Môn và Đại Điền, Phúc Kiến đọc chữ Cẩu 狗 là [ko51/53] nhưng chúng tôi thấy rất khó ép gốc vào đây.

Tơ trong Cầy Tơ nghĩa là chó non mới lớn, chưa già, do vậy thịt ngon, nó là âm bạch thoại Hán Mân của chữ Tử 仔 cùng nghĩa. Rất nhiều phương âm Mân Nam và Khách Gia hiện vẫn đọc Tử 仔 gần như tiếng Việt [tsə52]. Biến âm Ư/Ơ khá phổ biến, chẳng hạn Tư Tưởng 思想 (nghĩ đến) bạch thoại hay đọc thành Tơ Tưởng. Tuy vậy, nếu căn cứ vào các sách chú âm cổ, Tơ từ Tưa mà ra “tổ tự/tựa thiết 祖似切 = tử/tưa” ứng với Thượng và Bình thanh.

Cẩu 狗 là âm gốc và có thể nói là cổ nhất, vì nó tượng thanh tiếng chó sủa Gâu Gâu không đổi khắp hoàn cầu mấy ngàn năm nay. Cầy là biến âm của Cẩu, như chuỗi Tẩu/Chạy, Tấu/Chơi, Hảo/Hẩu/Hay, Mẫu/Mái… Nhưng nếu các bạn đọc sách tây “phục nguyên cái mả bố nó”, thì sẽ thấy chúng bảo Cầy là tiền âm Mon Khmer. Trong khi đó hiện nay tiếng Mân Trung ở Minh Khê Phúc Kiến, hay tiếng Ngô Việt ở Thường Châu, Vô Tích đều đọc Cẩu là Cầy cả!

Bạch thoại Hoa Nam gọi Cẩu Tử 狗仔 là chó tơ, Trư Tử 豬仔 là heo con, Kê Tử 雞仔 gà tơ, ngược lại với văn ngôn, lại một lần nữa cho thấy tính từ non/tơ đã đứng sau danh từ. Cái cuối cùng mà tây lông hay bám vào để tách rời tiếng Việt khỏi gốc rễ thật sự của nó, đã bị lật tẩy ngoạn mục.

Khiếu 嘯 nghĩa gốc là gầm, thét, gào, kêu, rú, tru… Nếu bạn đến Ôn Châu, tức xứ Âu Việt xa xưa, Mân Trung quận thời Tần, và viết hai chữ Cẩu Khiếu 狗嘯. Người dân ở đây sẽ đọc thành Cẩu Súa [kau35 suɔ42]. Và chắc chắn khi bạn nói tiếng Việt “Cẩu Sủa” trong ngữ cảnh hợp lý, họ sẽ hiểu bạn.

Sơ/Sớ 疏/疎 có rất nhiều nghĩa và có cả âm Trung Nguyên chuẩn “thương sơ thiết 傷初切 = thơ/thớ”. Một số âm và nghĩa còn dùng ở Việt ngữ:

1. Thưa, thơ trong thưa thớt, lơ thơ, ít, lác đác. 2. Thưa trong thưa gửi, tâu bày. 3. Thơ trong thơ tín, vì thư sơ 書疏 cũng có nghĩa là thư tín. 4. Thờ trong thờ ơ, lơ đễnh. 5. Sơ trong sơ lược 疏略. 6. Sơ trong sơ giao, không thân thiết. 7. Sơ trong thô sơ 粗疏, xấu, mộc mạc. 8. Sơ trong sơ tán 疏散, phân tán rải rác…

“Đi thưa về gửi” thì Gửi ở đây không phải Kí/Gửi 寄 mà là Kí/Gửi 記. Trong cổ Hán văn, như Thuyết Văn khẳng định, Kí/Gửi 記 này đồng nghĩa với chư Sơ/Thưa 疏.

Như vậy “Đi thưa về gửi” nghĩa là khi đi phải tâu báo, đi về cũng phái báo tâu, chứ chẳng có gửi gắm gì cả đâu các anh chị em ạ! Nói cách khác “thưa gửi” là từ ghép đồng nghĩa dị tự.

Chữ Thuế 稅 ngoài việc chỉ số tiền mà người dân phải đóng nộp cho chánh quyền, nó còn mang nghĩa Thuê Mướn và được dùng trong Liêu Trai Chí Dị (TK 17). Vì nền văn minh Á Đông của chúng ta tiền phát (early civilized) rất cổ xưa, cho nên để chỉ thuê mướn có rất nhiều chữ mà biến âm ở các phương âm Hoa Nam cũng khá gần âm Thuê là Tựu 僦, Tô 租, Thế 貰.

Vay là từ chữ Thải 貸 (hình thanh bằng chữ Đại 代. Dại/Đại thì cũng như Dao/Đao mà thôi). Như vậy âm nam bộ [d/zay] mới chính xác và xưa hơn [vay]. Điều đặc biệt thú vị là chữ Thải 貸 tiếng Ngô Việt ở Đan Dương, Thái Hồ đọc gần như [mượng] trong phương ngữ nam bộ Việt Nam [mæ/ɘŋ41]. Mướn cũng từ đây mà ra vậy.

Nợ là nói tắt từ ghép Khuy Lụy 虧累. Chữ Lụy đọc là [lo21] Kiến Âu, Phúc Kiến; [nœ21] Phong Khai, Nam Phong, Quảng Đông. Nần trong Nợ Nần nhiều khả năng là một cách đọc của chữ Liên trong Liên Lụy 連累. Tây lông hậu khai (late civilized) và đám nô lệ đầu đen đọc những thứ tôi khám phá, chỉ có mà ngậm miệng trốn gầm giường mà thôi.

Chữ Nhũ 乳 tiếng Mân Sán Đầu đọc là Zú, ở Tây An lại đọc là Vú. Người Việt gốc Triều Châu ở đồng bằng sông Cửu Long thường gọi Mẹ là Zú, trong khi bắc Việt dùng Vú để chỉ Nhũ Mẫu. Ngoài các âm phổ biến và nhiều người biết, Quảng Vận thời Tống ghi cách đọc chữ Nhũ 乳 “nhi chúa/chủ thiết 而主切”, dùng âm Chúa phiên, thì đó chính là Nhựa! Tương quan [u/ua] rất phổ biến Vũ/Mưa, Vũ/Múa, Vụ/Mùa, Chủ/Chúa…

Ở Phúc Châu nếu chữ Nhũ nằm trong Đậu Nhũ 豆乳 (sữa đậu) thì phải đọc là [ʦuo32]. Tiếng Quảng Đông tại Tân Dương Nam Ninh đọc Nhũ là [ʃui22]. Đây là lí giải cho phụ âm đầu [S] trong Sữa.

Như vậy chúng tôi có thể kết luận âm Sữa trong tiếng Việt có gốc từ Nhũ 乳. Điều cực kì lý thú đã xuất hiện. Nếu Nhựa là từ Nhũ mà ra, thì Mủ sẽ tương quan với Vú do biến âm M/V. Trong tiếng Việt, Mủ sẽ có rất nhiều nghĩa: sữa/nhựa của vết thương, người miền nam gọi nhựa cây là mủ. Từ đây dễ thấy với Máu Mủ, Mủ có thể là biến âm của Máu, hoặc mang trực nghĩa Sữa, chứ tuyệt đối không thể là dịch tiết màu trắng của vết thương nhiễm trùng.

Từ nguyên của Máu trong tiếng Việt tôi đã tìm ra từ lâu. Đó là chữ Hoang/Vô 衁, bộ Huyết 血 mang nghĩa, chữ Vong/Vô 亡 chỉ âm. Máu là biến âm của Vô còn lưu tồn trong một vài phương ngữ Quảng Đông [mou4]. Cũng ngay trong tiếng Quảng Đông ở Tín Đô, họ đọc chữ Vong/Vô 亡 này gần như Mủ [mũ24]. Như vậy rõ ràng Máu Mủ là đẳng lập đồng nguyên, Mủ ở đây cũng mang nghĩa máu, chứ không phải dịch chảy ra từ vết thương nhiễm trùng hay là dòng sữa mẹ.

Nhầm lẫn vì đồng âm quá nhiều đang là vấn nạn lớn của tiếng Việt. Nó khiến cho người nói không thực sự hiểu mình nói gì. Nhũ/Vú/Zú/Sữa/Nhựa/Mủ được tìm ra nhờ phương pháp sử dụng chuỗi luận lý (logic), là thứ mà bản thân chúng tôi đã tự nghĩ ra và áp dụng thành công nhiều lần: Biển/Mặn/Mòi/Muối; Hằng/Thường/Tháng…

Chỉ có thể gắn bó với công cuộc tra lùng từ nguyên này bằng tình yêu và sự hiểu biết cặn kẽ về tiếng Việt, thứ mà những kẻ dị chủng và bọn nô lệ đầu đen của chúng không bao giờ có thể tỏ tường. Càng tìm được nhiều gốc rễ Việt âm với những dữ liệu không thể đả phá, tôi càng cảm thấy khinh bỉ những kẻ tuyên xưng là các “nhà ngôn ngữ học” luôn chối bỏ tiếng nói của cha ông.