Vietnamese Etymology: 3000 basic words

Leave a comment

Đường dẫn mua sách: Google Book , Apple Books, Smashwords

Nếu đưa 4 chữ “Mò cua bắt ốc” cho bất cứ giáo sư tiến sĩ ngôn ngữ học nào ở Việt Nam, chúng ta sẽ nhận được câu trả lời chắc nịch nhưng vô căn cứ, đây là các âm “thuần Việt”. Thật ra cái kết luận có thể biết trước ấy không xây dựng từ các dữ liệu ngữ âm học, mà lại được mặc định bởi những trang sử hoang đường, hư cấu thẳng từ cổ tích.

Khi chúng tôi viết bằng văn tự, với các chữ Nho hoàn toàn đồng nghĩa: “Mô giải bát oa 摸蟹扒蝸”, các Đường âm này đã thấy hao hao tiếng Việt hiện đại. Chỉ có chữ Giải 蟹 hơi khó nhận ra nếu không biết trong tiếng Việt con Giải còn gọi là Cua đinh, hoặc Cự giải 巨蟹 là chòm sao con cua. Cua chính là biến âm của Giải, tiếng Việt và Hán âm ở Dương Sóc, Quế Lâm giống nhau hoàn toàn [kua42], trường hợp hoán đổi vận mẫu tương tự là Mãi 買 bạch thoại biến ra Mua. Oa 蝸 thành Ốc do tác động của sự thay đổi từ thanh Âm bình 陰平 qua Âm khứ 陰去 rồi cố định ở thanh Âm nhập 陰入. Hiện tiếng Mân Nam tại Hạ Môn và Sán Đầu đều đọc dưới thanh Âm bình là [o55/33]. Có thể ước đoán Ốc là giản xưng của từ ghép cùng gốc Ao ốc, nếu căn cứ vào chữ Ốc 喔 mà tiếng Việt đọc dưới song âm Eo Óc chỉ tiếng gà gáy.

Việt ngữ ngày nay dùng quá nhiều từ ghép cùng gốc. Nền ngữ học sai lầm gọi đó là Từ láy. Chúng mang tính chất khẩu ngữ bình dân nên phải chấp nhận sự rườm rà của từ vựng để chuyển tải đúng nghĩa cần nói. Với văn ngôn đã có ngữ cảnh cụ thể và đầy đủ, dùng từ ghép cùng gốc sẽ làm giảm đi sự tinh gọn của văn bản. Sự thể là do, khi quốc ngữ của mình hình thành đầu thế kỷ 20, người Việt đang sống đời nô lệ, họ không thể xây dựng một nền văn học hàn lâm chuẩn tắc và duy nhất như nhiều nước khác. Vết thương chí mạng này khó mà lành được, trong bối cảnh hiện tại nền giáo dục và đa số người dân xem trọng ngôn ngữ hậu khai ngoại lai, coi thường tiếng mẹ đẻ tiền khai nhiều ngàn năm tuổi. 

Muốn tìm hiểu về ngôn ngữ, không thể mơ hồ về lịch sử hoặc tách lịch sử khỏi ngôn ngữ. Chẳng hạn có người bảo tỉ lệ gốc Đức trong dân Mỹ hiện nay là cao nhất, không hiểu sao họ không dùng Đức ngữ. Vào năm 1790 trong gần 4 triệu cư dân 13 bang độc lập của Mỹ (từng là thuộc địa của Anh với tiếng Anh là ngôn ngữ hành chính), có một nửa gốc Anh. Do vậy người Mỹ nói tiếng Anh là tất yếu. Chưa kể là ở thời trung cổ, lãnh thổ vương quốc Anh vươn đến tận mấy bang miền tây bắc nước Đức, từng có vua Anh chỉ biết nói tiếng Đức và tiếng La Mã. Sau rốt, thật ra tiếng Anh chứa rất nhiều âm Đức cổ và phát triển lên từ đấy. Ví dụ nhãn hiệu dương cầm nổi tiếng thế giới Steinway vốn có tên gốc tiếng Đức là Steinweg. Stein là Stone, Weg đồng nghĩa với Way. Dịch ra tiếng Đường là Thạch Lộ. Nhập cư Mỹ vào năm 1850, ông Heinrich hòa trộn Đức – Anh thành Steinway.

Các bạn đang đọc một quyển sách tìm về cội rễ tiếng Việt của một người phi hàn lâm, chỉ có tình yêu ngôn ngữ mẹ đẻ của mình dẫn lối. Con số khoảng 3000 âm khai mở ở đây là ước tính gần đúng. Bảng excel còn sót rất nhiều âm/chữ đã tìm ra trong văn bản, đó là chưa kể một chữ Nho thường có rất nhiều âm và nghĩa. Dù đã cố gắng hết sức, áp dụng chân kiềng “âm – nghĩa – dụng” rất ngặt nghèo và khắt khe để đánh giá nhưng sai lỗi và nhầm lẫn do chủ quan là không thể nào tránh khỏi. Hơn nữa kho từ vựng Việt ngữ quá đồ sộ, một bộ óc không thể nào làm chủ hết được. Có người phê bình tác giả nhiều lúc sa đà vào phạm trù tư tưởng trong một quyển sách viết ra với mục đích tìm hiểu gốc rễ âm từ tiếng Việt. Thật ra, như triết học Marx Lenine đã nói rõ, khi lượng đủ lớn sẽ làm chất chuyển biến. Nếu chúng tôi chỉ khảo sát dăm ba khía cạnh thì đấy đơn giản là ngữ học thuần túy. Nhưng đến con số ngàn ở mọi mặt cuộc sống, sinh hoạt, lịch sử, văn hóa, phong tục, tôn giáo… tự dữ liệu sẽ liên kết và chuyển hóa rồi nêu bật tư tưởng. Việc cuối cùng chúng tôi làm là trích dẫn những đánh giá gần gũi với nhận thức mới của mình trong kho tàng học thuật nhân loại, dưới các tên tuổi mà ai cũng biết như Huntington, George Orwell chẳng hạn.

Chúng tôi tin rằng trong vòng 50 năm nữa, người Trung Quốc sẽ phải nghiên cứu kĩ Việt ngữ nếu muốn tỏ tưởng cổ Hán ngữ, từ đặc điểm giọng nói trở đi. Giọng bắc mà điển hình là giọng Hà Nội thừa hưởng tiếng nói của giới quan lại trí thức Đại Đường li khai lập quốc, rồi lại được làm giàu thêm bởi dân tị nạn chính trị văn hay chữ tốt từ Nam Tống, vì vậy nó rất sang trọng. Khi này khi khác, vì nhu cầu củng cố quốc gia dân tộc non trẻ, người ta đã cố tình che giấu điều này. Tuy nhiên mọi thứ sắp thay đổi một cách toàn diện. Trung tâm chính trị, khoa học, văn minh và kinh tế thế giới đang xoay trục về lại đại lục Á Âu, nhưng không còn sự giới hạn địa lý như thời Hán và thời Đường. Tiếng Việt Nam khi ấy không còn là tài sản riêng của dân tộc Việt nữa. Nó chứa đựng những hóa thạch vô giá và trường tồn của hẳn một nền văn minh tiền khai xán lạn.

Khởi thảo tại phố Hàng Buồm, Hà Nội, 2018

Hoàn thành sơ thảo tại Thạch Viên, Nhơn Trạch 3.2024

@truongthaidu

Asian roots of the lexicon King and Queen

Leave a comment

Ngữ nguyên tiếng Việt: 3000 từ vựng cơ bản

越南语源:3000个基本词汇

Vietnamese Etymology: 3000 basic words

Blog post’s content: Western scholars with their chronic arrogance did not know that the etymology of King and Queen has Northeast Asian roots. It is synonymous and co-use with Ke Han 可汗, Khan and Hùng in modern Chinese, Mongolian and Vietnamese. Through the analysis of the Han-Tang ancient sounds in Vietnamese and Chinese dialects, combined with ancient historical landmarks, we have more data than any old explanation to confirm that.

Học thuật tư bản cho rằng chưa xác định một cách thuyết phục nguồn gốc hai từ King và Queen trong tiếng Anh. Đâu rồi sự ngạo mạn mãn tính vô lối khi họ đã “ban phước” cho nhiều dân tộc khác bằng cách truy nguyên và áp đặt những thuật ngữ ngôn ngữ học rỗng tuếch và đầy sai lầm khắp địa cầu?

Khảo cứu ngắn này sẽ chỉ ra từ nguyên của King và Queen có gốc rễ Đông Bắc Á. Nó đồng nghĩa và đồng dụng với Khan, Hãn, Hun, Hung, Hùng, Kinh (Sở) và Quân trong tiếng Việt Nam hiện nay. Qua phân tích cổ âm Hán Đường còn lưu tồn trong Việt ngữ và các phương ngữ Trung Hoa, kết hợp với qui luật biến âm trên các dấu mốc cổ sử, chúng tôi có đầy đủ nhu liệu để khẳng định điều đó. Nhiều khả năng King và biến âm Queen đã được Attila đem đến trung Âu trong các chiến dịch quân sự của người Hung Nô vào thế kỷ thứ 5 với âm gốc là Hun hay Khun. Các tộc rợ là tổ tiên trực hệ của người Anglo Saxon đã tiếp thu nghệ thuật chiến tranh và cả ngôn ngữ Đông Bắc Á để chuyển hóa xã hội bộ lạc tiến lên tạo dựng nền phong kiến phân lập sơ khai.

Cổ thư Á Đông là thứ duy nhất có thể truy lục về các dân tộc Đông Bắc Á cổ đại, trong đó có tiền thân của người Mông Cổ. Các từ được dùng xuyên suốt bằng Đường âm là: Tây Nhung 西戎, Nhung Khang 戎羌, Hung Nô 匈奴 và Khả Hãn 可汗 (nói tắt mới thành Hãn 汗). Khả Hãn là kí âm ghép vần của Khan. Khang 羌 hoàn toàn tương đồng về âm với Khả Hãn, do biến âm [a/i] (như đanh/đinh, lãnh/lĩnh, thạnh/thịnh). Khi nuốt phụ âm [h], hiện nay phương ngữ Mân Trung tại Sa Huyện Phúc Kiến; Khu tự trị Miêu tộc tại Dung Thủy, Liễu Châu, Quảng Tây; Bắc Hải, Quảng Đông lần lượt đọc Khang 羌 là [kiŋ33], [kiŋ53] và [kiŋ213].

Dấu mốc lịch sử đầu tiên phải kể đến Hùng trong Hùng Dịch 熊繹 là vua khai quốc của nước Sở ở thế kỷ 11 TCN. Theo Sở Thế Gia và Ngũ Đế Kỷ trong Sử Ký, Hùng Dịch là cháu nội Dục Hùng 鬻熊. Kinh Sở 荊楚 hay Kinh Châu 荆州 là địa bàn của Tam Miêu 三苗, cũng là đất phân phong kiến quốc của nhà Chu cho Hùng Dịch 熊繹 vì công lao “bình Man”. Hậu duệ Tam Miêu là ba nhánh Miêu tộc, tức Mong hay Hmong với truyền thuyết đất tổ của họ cực kì lạnh lẽo, bóng tối và ánh sáng luân phiên thay đổi mỗi 6 tháng. Khoa học di truyền cũng đã chỉ ra liên đới của dòng cha Mong với các chủng tộc Siberia Đông Bắc Á. Mong và Mông Cổ 蒙古 (Mongol), Hùng và Khả Hãn 可汗 hoặc Hung Nô 匈奴 rõ ràng đã sáng tỏ hơn bao giờ hết.

 Sự tồn tại nghĩa và âm Khan/Han trong tiếng Đột Quyết (Turk) và Mông Cổ hiện nay chỉ hoàng đế và vương quốc (khanate) có thể thông nối với Kinh (Sở) và họ Hùng. Danh xưng vua Hùng trong tiếng Việt như vậy là đẳng lập đồng nghĩa chỉ đại thủ lãnh hay nhà cai trị. Hoàn toàn không thể loại trừ các viễn tổ khai quốc trong truyền thuyết Việt Nam mang dòng máu Mông Cổ rất xa xưa.  

Không phải tình cờ mà nhà Nguyên đã lấy một câu Dịch làm đề ngữ cho triều đại của mình: Đại tai càn nguyên 大哉乾元 (to lớn và vĩ đại thay, thời đại mới, kỷ nguyên mới). Ở đây xuất hiện khả năng Càn 乾 có gốc Đông Bắc Á cổ đại và đồng nguyên với Khan, Khả Hãn hay Hãn, Hung, Hùng. Và ngược lại Càn 乾 sẽ tái soi chiếu và dẫn Khan, Khả Hãn hay Hãn, Hung, Hùng ngược về nghĩa cổ của nó là Trời, Vua, Nhà cai trị, Thủ lãnh, Nam tính, người Cha, Mạnh mẽ… là các nghĩa vẫn còn được thư tịch ghi chép và sử dụng trong bạch thoại nhiều phương ngữ Trung Quốc. Đặc biệt là nhiều nơi vẫn đọc Càn 乾 bằng âm King giống tiếng Anh, như Mân ngữ tại Phúc An và Ninh Đức, Phúc Kiến [kiŋ22].

Một biến âm khác từ Khan, Hãn, Hùng chính là Quân 君, giáp cốt văn tượng hình cánh tay cầm quyền trượng biểu thị quyền lực và sự cai trị, sau lại kèm thêm chữ Khẩu 口 chỉ sự phát hiệu lệnh, ra lệnh. Giáp cốt văn cũng dùng từ ghép Đa quân 多尹 để chỉ thủ lãnh chư hầu. Khảo cổ vào thời Tống đã phát hiện một chiếc đỉnh của Tấn Văn Hầu phu nhân Tấn Khang 晋姜 sống ở nửa đầu TK 8 TCN. Trên đỉnh đồng này dùng kim văn Thương Chu, chữ Quân 尹 mang nghĩa cai trị. Đến thời Chiến quốc thì Quân mang hàm nghĩa quốc vương. Quân 尹 ngày nay được tiếng Khách Gia ở Thượng Do và An Viễn, Giang Tây đọc là [jiŋ42] và [jiŋ31], trong khi tiếng Quảng Đông nhiều nơi đọc là [wan13/23/33]. Các âm này vừa giống King, vừa giống Queen.

Biến âm luôn mang tính qui luật nhất định và phổ quát toàn nhân loại. Cùng một trường nghĩa Càn, Khan, Hãn, Hùng, Kinh, King, Quân, Queen lại còn có sự đồng về âm với nhau ở nhiều phương âm Trung Quốc và tiếng Anh. Do vậy không nghi ngờ gì nữa, King và Queen trong tiếng Anh gốc Đông Bắc Á. Có thể các bộ lạc trung Âu đã gọi Đại Hãn Attila là King hoặc tiền âm của King và sau đó dùng luôn từ này chỉ kẻ cai trị mình và biến âm Queen để chỉ nữ hoàng. Cũng tiện nhắc thêm chữ Hoàng 皇 trong Tam hoàng ngũ đế, tiếng Mân Nam Phúc Châu hiện nay lại đọc là Hung [huŋ22].

Mời đón đọc:

18 Việt âm trong An Nam Tức Sự

Vào năm 1292 có một sứ đoàn nhà Nguyên do Trương Lập Đạo dẫn đầu đã đến Thăng Long. Lễ bộ Lang trung Trần Phu (1259 – 1309, gốc Chiết Giang) ở trong nhóm này. Năm 1293 họ Trần biên soạn một tập sách nhỏ mang tên An Nam Tức Sự kể giản lược về Đại Việt với giọng văn khá ngạo mạn và phiến diện. Dù vậy vẫn có ít nhất vài dữ liệu rất quý giá cho các nghiên cứu của chúng tôi. Sách viết Nhà Trần vốn gốc người Mân (Trần bổn Mân nhân 陳本閩人); liệt kê, kí âm và giải nghĩa 18 từ tiếng Việt. Hiện tồn tại một bản An Nam Tức Sự ở Trung Quốc đã được số hóa và một bản chép tay ở Việt Nam.

Tạm đọc bằng Đường âm, tức cái gọi là âm Hán Việt, nhưng chúng tôi sử dụng các Vận thư Tống Minh để truy về các âm của chính thời đại mà Trần Phu đã sống. Có những sai biệt nhất định (phần lớn là do đọc nhầm, viết nhầm nét) giữa hai văn bản này và chúng tôi đã chọn các chữ từ cả hai bản để so sánh. Cuối cùng chỉ không thể lý giải ba chỗ nghi là lượng từ Đà, Đa và Phù (ba chấm giữa ngoặc đơn trong hình).

Cũng xin nhắc với bạn đọc, trước đây có học giả từng thêm nét cho chữ Mạt để “dịch” Bột Mạt thành Bột Lỗi và gắn nó với kí âm Blời của các tu sĩ Gia tô mấy thế kỷ sau. Công phu như thế, chúng tôi không dám làm.

Cơ 機: Máy. Cơ 幾: Mấy, Mảy may, Bi, Bao, Bấy (nhiêu)

Chữ Cơ 機 chỉ máy móc được bạch thoại dân dã Việt Nam đọc là Máy. Hán Điển trực tuyến ghi nhận Khang Hy tự điển viết rằng sách Hồng Vũ chánh vận 洪武正韻, xuất bản năm 1375 thời Minh chú chữ Cơ 機 đọc là “Kiên kê thiết, âm Kê, Phi 堅溪切,音雞,非”.

Đọc bằng âm Phi 非 chúng ta còn có chữ Phỉ 誹 trong Phỉ báng 誹謗, đồng nghĩa với Cơ 譏 (kể xấu, chê bai). Như vậy có thể thấy Phi 非 là âm khác của chữ Cơ 機, khiến cho Phỉ 誹 và Cơ 譏 cùng có các âm bạch thoại là Mỉa, Mai, (chê) Bai hoặc Mỉa Mai. Suy ra Cơ Vận 機運 còn có bạch thoại là Vận may.

Chữ Kỉ/Cơ 幾 hiện nay thường được dùng trong câu hỏi tiếng Bắc Kinh với nghĩa “nhỏ, ít, mấy, bao nhiêu, ít nhiều”. Nếu Cơ 機 đọc là Máy, thì Cơ 幾 chính là gốc của các âm Mấy, Mảy May, Bi, Bấy. Chính Bấy sẽ biến âm thành Bao trong Bao nhiêu tương tự như âm Cầy và Cáo của chữ Cẩu.

Từ thời Hán đã thấy xuất hiện từ ghép đồng đẳng đồng nghĩa Cơ Vi 幾微. Vi 微 cũng có bạch thoại đọc bằng các âm Mấy, Mảy May, Bi, Bấy. Đây hẳn là tiếng Hán Mân vì người Mân Đông ở Phúc An và Ninh Đức, Phúc Kiến đọc chữ này giống hầu hết các phương ngữ Quảng Đông [mei22], tiếng Mân Bắc ở Sùng An Phúc Kiến đọc là [βei33] và rất nhiều nhánh Mân ngữ khác đọc là [bi].

Ngay vào thời cận đại, máy móc toàn làm bằng gỗ, kể cả những giàn khoan dầu khí khổng lồ ở Texas đầu TK 20. Vì vậy chúng tôi cho rằng chữ Móc trong Máy Móc hoặc là từ Mộc 木 mà ra; hoặc là biến âm và biến thanh của Máy để tạo thành đẳng lập cùng gốc.

Thạch viên, Nhơn Trạch

@truongthaidu

Tâm thức nô lệ của ngữ học Việt Nam

Leave a comment

Văn tự 文字 hay Hán tự 漢字?

Từ thời Chiến quốc, sách vở Á Đông gọi chung chữ viết bằng từ ghép Văn tự 文字. Văn 文 bạch thoại Hán Đường đọc là Vẽ, chỉ các chữ đơn giản được vẽ ra (tượng hình) hoặc chỉ sự. Tự 字 nghĩa gốc là sinh con dưới mái nhà, nghĩa bóng chỉ các chữ phái sinh do ghép các Văn 文 lại với nhau bằng tam thư hội ý, hài thanh, chuyển chú. Nội dung này đã được đề cặp rõ ràng trong cổ thư từ thời Hán (Thuyết văn giải tự) và Tống (Thông chí). Hàm ý của Văn tự không thể chuyển ngữ hay dịch thuật qua bất cứ ngôn ngữ nào mà không thiếu sót, chính vì vậy ứng dụng dịch thuật của Google đã dùng thẳng chữ Văn 文 rất thông minh.

Đây mới là thuật ngữ mô tả chính xác nhất, phi chính trị và tẩy não của cái gọi là “chữ Hán – Hán tự 漢字” do người Nhật nông cạn đặt ra cho riêng họ vào khoảng từ thế kỷ thứ 5 đến thế kỷ thứ 8, khi mới chập chững học hỏi văn minh Á Đông để thoát khỏi xã hội bộ lạc mông muội. Chúng tôi cho rằng mốc thời gian những năm 400 là hợp lý, khớp với nghĩa của Hán tự là chữ của triều Hán. Cuối TK 19 đầu TK 20 các nhà cách mạng Trung Hoa sang Nhật mưu cầu lật đổ Thanh triều rất cần tìm kiếm căn tính cho một quốc gia mới, hậu quân chủ. Họ xác định đại bộ phận dân chúng Đại Thanh là người Hán và mượn ngay hai chữ Hán tự để thay thuật ngữ Văn tự cũ không có dân tộc tính.

Lúc này Đại Việt đang là một dân tộc nô lệ, một số trí thức dùng ngay hai chữ Hán tự một cách bản năng, không suy xét; một số tay sai chắc chắn được các ông chủ dị chủng của mình bơm mớm liền phổ biến thuật ngữ này rộng rãi ra đại chúng. Hậu quả là người Việt ngày nay đã bị tước mất di sản quí báu của cả một nền văn minh. Đó chính là Văn tự Á Đông mà dân gian thường gọi là Chữ Nho!

Hán Việt ngữ 漢越語?

Trên nền tảng cái gọi là Hán tự ấy, đến năm 1948, nhà ngôn ngữ học Vương Lực, người được tôn xưng là cha đẻ của nền ngữ học Trung quốc hiện đại, đã đặt ra thuật ngữ Hán Việt qua một bài báo. Họ Vương người gốc Bác Bạch, Quảng Tây, rất gần Việt Nam nhưng hiểu biết của bản thân ông ta về Việt ngữ rất hạn chế. Trong bài báo đã nhắc có rất nhiều sai sót: Buồn là âm Hán Mân của chữ Muộn 悶, chứ không phải Phiền 煩. Đũa từ chữ Đối 對, chứ không phải Trợ 箸. Biết là từ Thức 識, chứ không phải Tri 知. Vẽ/Vè là từ Văn 文 chứ không phải Họa 畫, Trẻ (trong trẻ trung) là tiếng Mân Nam khi đọc chữ Thiểu 少, chứ không phải Trĩ 稚 (trong trẻ nhỏ, trẻ con)… Như vậy định nghĩa “Hán ngữ Việt hóa” với nhóm âm/từ trên vừa vô nghĩa vừa hoàn toàn lầm lạc. 

Không nô lệ Tây thì quay ra nô lệ Tàu, ngữ học Việt Nam sốt sắng sử dụng ngay thuật ngữ Hán Việt như bắt được vàng. Nhưng không hiểu sao họ lại từ chối dùng hai chữ Việt tự của Vương Lực để nói về chữ Nôm. Một khi 99.9% âm “thuần Việt” đều gắn với một Văn hay Tự cụ thể, câu hỏi người Việt có nên học Văn tự hay không rất dễ trả lời. Còn nếu hỏi “Chúng ta có nên học Hán tự hay không?” thì các thế hệ trưởng thành sau này sẽ đánh giá nó vừa ngớ ngẩn vừa ngu dốt.

Trong tri thức và học thuật, những ai gọi Văn tự Á Đông, tức chữ Nho là Hán tự, gọi Đường âm là âm Hán Việt; còn tệ hại hơn những người Việt công nhận đường 9 đoạn vậy. Khi nào đa số dân chúng Việt Nam hiểu được điều này, thì di căn nô lệ của tâm thức Việt nói chung và trong ngữ học nói riêng mới bị tiêu diệt hẳn!

Bút 筆 và Viết

Bút là danh từ, khi dùng chữ Bút làm động từ (như trong văn ngôn từ thời Khổng Tử viết sách Xuân Thu) thì người Việt miền bắc đọc là Viết. Trong khi đó tại miền nam âm Viết được dùng để chỉ cả danh từ Bút (cây Viết) và động từ Viết. Viết hình thành bởi biến âm B/V và vẫn sử dụng Vận mục có ghi trong sách Tập vận từ thời Tống “Bút biệt thiết 筆別切, nhập thanh”. Hiện tiếng Ngô Việt ở Hàng Châu và tiếng Mân Nam ở Hải Khang Lôi Châu đọc chữ Bút 筆 là [piəʔ5] và [piek5] cho thấy họ cũng bảo tồn Vận mục trọn vẹn như tiếng Việt.

Vô tình biến âm Viết của chữ Bút lại đồng âm với Viết 曰 nghĩa là nói. Nôm văn đã dùng chính chữ Viết 曰 này để kí âm động từ Bút/Viết 筆. Điều này dẫn tới việc hiểu nhầm gốc từ rồi tán hươu tán vượn của khá nhiều học giả gạo cội.

Thất 鴄 = Vịt, Thất 七 = Bảy, Thức 識 = Biết.

Ở trên chúng tôi đã chỉ ra nhiều cái sai của Vương Lực, trong đó âm Biết ở tiếng Việt là tiếng Mân Nam khi đọc chữ Thức. Như nhiều lần đã nhắc các biến âm Hán Mân luôn đi theo chuỗi, không bao giờ chỉ có một biến âm đơn lẻ. Chẳng hạn Thạch/Đá, Thích/Đá, Thân/Chín, Thúc/Chú, Thúc/Chục, Thiểu/Chẻ…

Thức 識 hiện tiếng Mân Nam ở Hạ Môn đọc là [bat32/pat32]. Nó tương tự như Thất 七 mà vận thư thời Minh đã phiên thành Bảy.

Còn chữ Thất 鴄 này mới thú vị. Nó chỉ con Vịt, đồng nghĩa với chữ Áp 鸭, tiếng Mân Nam ở Chương Châu, Hạ Môn đều đọc là [pʰit32]. Rõ ràng Vịt từ đây mà ra và có thể ước đoán Lý Trần đọc là Bịt, Lê Nguyễn mới biến thành Vịt.

Cửu châu 九州, Thần châu 神州 và Chín

Tương truyền Hạ Vũ 夏禹 là người phân định nội thổ nhà Hạ thành Cửu châu 九州 tức chín vùng hành chính tiền phong kiến. Danh xưng này đã được nhắc đến rộng rãi trong Lễ Ký thời Chiến quốc. Cuối thời kỳ này, chỉ vài chục năm trước khi Tần Thủy Hoàng chấm dứt chế độ phong kiến tại Á Đông, âm dương ngũ hành gia Trâu Diễn (305 – 240 TCN) đã đề xướng hai chữ Thần châu 神州 như một cách làm mới Cửu châu 九州.

Chữ Thần 神 vốn ở giáp cốt chính là chữ Thân 申 địa chi thứ 9, số 9 trong bộ số thập nhị phân, bạch thoại Việt ngữ và Khách gia hiện đọc Chín và [ɕiŋ23]. Như vậy Thần châu 神州 vừa chuyển tải nội hàm Chín châu, vừa linh thiêng hóa mảnh đất Hoa Hạ.

Nếu người Việt Nam đã tiếp thu ngôn ngữ Hán Đường như một dân tộc nô lệ bị ép buộc phải nói tiếng nói của những kẻ thống trị, thì bộ số của họ sẽ rất đơn giản Nhất, Nhị, Tam… chứ không thể phức tạp như kết quả chúng tôi đã chỉ ra và truy nguyên đến tận tam đại Hạ Thương Chu: Nhị phân (Không/Khôn, Một/Bác, Vài/Bĩ, Bảy/Bỉ, Tám/Khảm); Ngũ phân (Một/Mộc, Hai/Hỏa); Thập số (Năm/Ngũ, Sáu/Lục, Thất/Bảy); Thiên can (Ba/Bính), Địa chi (Chín/Thân)…

Chủ nghĩa dân tộc và các hình thái quốc gia dân tộc tất nhiên có rất nhiều mặt tích cực, nhưng mặt trái rất đáng phê phán của nó là luôn cố tình xóa nhòa và phủ nhận gốc rễ thực sự của chính mình và các lân bang. Những kẻ buôn máu Anh – Mỹ đã triệt để khai thác điều này để gây thảm họa cho các nền văn minh mà chúng muốn đè đầu cưỡi cổ. Huynh đệ Nga và Ukraina đang tương tàn là một ví dụ rất thời sự và không thể cay đắng hơn. 

Giao long 蛟龍 thuồng luồng, Hà long 蚵蠪 thằn lằn

Trước khi nói đến Long/Rồng chúng tôi muốn đề cặp đến hai con vật mà Văn tự có chung âm Long là Thuồng luồng và Thằn lằn. 

Thuồng luồng là đẳng lập đồng nguyên của chữ Long 龍 mà thôi. Sách Quảng Vận chú cách đọc Lực Chung Thiết 力鍾切, bình thanh. Nếu chúng ta để ý Chung 鍾 có bạch thoại gốc Hán là Chuông, thì Lực Chuông Thiết đọc rành rành là Luồng rồi. Luồng dưới biến âm L/S như Liên/Sen, Long/Sông sẽ thành Suồng. Lại thêm biến âm S/T sẽ thành Tuồng. Bằng chứng là hiện nay còn nhiều phương ngữ TQ đọc chữ Long bằng phụ âm đầu [t/th]: tiếng Khách Gia ở Vũ Bình, Phúc Kiến [tiəŋ22]; tiếng Mân Nam ở Đại Điền, Phúc Kiến [tʰɔ24].

Có ngoại hình giống hệt Thuồng luồng nhưng bé tí và vô hại là Thằn lằn hay Thạch sùng (theo một câu chuyện dân gian), đã được ghi bằng Văn tự trong sách Ngọc Thiên ở TK thứ 6 là Hà long 蚵蠪. Với tất cả dữ liệu đã trình bày ở đây, thì rõ ràng Thằn lằn là biến âm của Thuồng luồng mà thôi.

Ảnh: Giao long Dương Tử, tượng đồng khoảng 3500 tuổi, Thương đại, xuất lộ năm 1959 tại Sơn Tây.

Long 龍 và Thìn

Âm Dương tử tối cổ chỉ nước là Lang. Lang và những biến âm vẫn giữ nguyên nghĩa của nó như Lạc, Lak, Dak hãy còn hiện diện rộng rãi ở khắp châu Á – Thái bình dương. Lang chuyển thành Giang để chỉ sông mẹ Trường giang. Khi trừu tượng hóa dòng sông với tất cả sức mạnh hủy diệt hay tạo dựng của nó, ta sẽ có âm Long mà bạch thoại Việt Nam đọc là Giồng rồi bị kí âm sai thành Rồng.

Các nghiên cứu gần đây ở TQ cho rằng 12 địa chi vốn gốc Ngô Việt cổ đại. Còn chúng tôi từ lâu đã biết chúng là bộ số hệ 12 (tí, sửu…), một sự phát triển tiên tiến hơn bộ số hệ 10 (giáp, ất…). Nhà Thương đã tổng hòa hai bộ số này và sử dụng rộng rãi trong đời sống thường nhật cũng như lịch pháp, toán học và thiên văn, thể hiện rất rõ ràng ở các mảnh văn tự khắc/đốt trên mai rùa.

Thìn 辰 khởi đi chỉ đơn giản là số 5, cũng như Thân 申 là số 9 mà tiếng Việt Nam và Khách gia ở Nam Hùng đọc gần như nhau Chín và [ɕiŋ23]. Có lẽ 12 địa chi được đối ứng với 12 con vật bắt đầu diễn ra trong dân gian trước. Thư tịch từ Đông Hán mới thấy xuất hiện sự tương phối. Chúng tôi thấy rằng có rất nhiều sinh tiếu dựa vào sự phát âm gần gũi của địa chi và con vật. Chẳng hạn Mão và Miêu Thố thì gán năm Mão với con Thỏ.

Giao long 蛟龍và Hà long 蚵蠪 có bạch thoại Việt Nam là thuồng luồng và thằn lằn. Tiếng Cám ở An nghĩa, Giang Tây hiện đọc chữ Long 龍 [tʰiŋ21]. Đây là cơ sở ngữ âm học để liên kết các năm Thìn với con Rồng.

Lộng 弄 = Làm lụng

Có hai hướng nhìn ở đây. Làm có thể là cổ Hán âm, qua Đường Tống thì biến âm thành Làn rồi Lộng. Cũng có khả năng phụ âm cuối [ng] biến thành [m] như Hương 香 -> Thơm; Hương 鄉 -> Xóm, Khóm; Hạng 巷 -> Hẻm. Phụ âm cuối [n] của Đường âm mà biến thành [m] cũng không phải hiếm. Như chữ Thiên 遷 theo Hán Điển trực tuyến, có đến 20 phương ngữ Quảng Đông, 8 phương ngữ Khách gia và 1 phương ngữ Mân Việt kết bằng [m].

Điệp 疊 = Lặp lại, nói lắp, cà lăm

Điệp 疊 dưới biến âm Đ/L sẽ cho ra âm Liệp/Lặp và mang nghĩa Lặp lại. Chẳng hạn Điệp khúc là đoạn nhạc được lặp lại hai hoặc nhiều lần trong một bài hát. Mân âm Kiến Âu hiện đã nuốt luôn phụ âm cuối để thành [la44].

Khi nói mà các âm bị lặp lại nhiều lần, tiếng Việt sẽ đổi thanh thành Lắp để mô tả. Ở miền nam phụ âm cuối [p] trong Lắp sẽ chuyển thành [m] và cho ra Lăm. Sự chuyển đổi này thấy rất nhiều trong Việt ngữ như tươm tướp, nơm nớp, đèm đẹp… Nó hiện diện cả trong Đường âm mà các chú không não gọi là âm Hán Việt, chẳng hạn Điếm/Điệp 墊 (đệm, nệm).

Âm Cà trong Cà lăm nhiều khả năng là bạch thoại của chữ Khẩu 口 (cái miệng) hay Khái 磕 (trạng thanh tiếng va chạm).

Một lần nữa chúng tôi đã thông nối được bắc âm với nam âm và chỉ ra chúng cùng gốc Hán Mân, tựa như Mặt/Phải (Phiệt丿/撇); Vay/Mượn (Thải 貸); Nhựa/Mủ (Nhũ 乳); Bị/Mắc (Bị/Phải 被)…

Dịch 役 = Việc

Giống như Chích 隻 có bạch thoại Hán Mân là Chiếc, Bích/Biếc 碧; Dịch 役 có thể đọc là Diệc như giọng miền nam và biến âm thành Việc ở giọng bắc. Dịch 役 không phải chữ Nôm như các nhà làm từ điển khẳng định. Hơn nữa nghĩa của âm Việc mà người Việt hiện đang dùng phải tìm kiếm thêm trong cổ thư, từ điển Hán Việt không đủ.

Lễ Kí dùng Dịch nhân 役仁 và Dịch lễ 役禮, ở đây chữ Dịch mang nghĩa làm, thực hành, tương đồng với Tố 做, Tác 作, Vi 為, Thi 施… Tạp dịch 雜役 là các việc lặt vặt hiện chúng ta vẫn sử dụng hàng ngày. Dịch cũng chỉ sự kiện và thường được thể hiện trong ngôn ngữ chiến tranh như Chiến dịch 戰役, Quân dịch 軍役.

Như vậy tiếng Việt dùng Dịch/Việc 役 như người Trung Quốc hiện nay dùng chữ Tố 做 hoặc Tác 作. Khi văn vẻ nghiêm túc người ta hay nói “Công tác”, bình dân giản dị thì bảo “Công việc”. Dịch còn đồng nghĩa với chữ Sự 事 trong nhiều trường hợp và tạo thành từ ghép Sự việc hoặc Sự dịch 事役 (công vụ, lao dịch).

Lí lẽ, Lẽ thường, Có lý, Có lẽ

Lẽ ở đây là bạch thoại Hán Mân của chữ Lí 理. Hiện tiếng Mân Trung ở Sa huyện, Phúc Kiến đọc chữ Lý này là Lẻ [le21] (thanh âm thượng, dấu hỏi). Như vậy Lí lẽ là từ ghép cùng gốc. Có lý = Có lẽ = Khả lý. 

Vợ lẽ, vợ hai, vợ bé, vợ nhỏ, phòng nhì

Phòng nhì là bạch thoại đọc ngược hai chữ Nhị phòng 二房 được dùng trong Hồng Lâu Mộng, chỉ người vợ thứ hai thời quân chủ đa thê. Vợ bé và vợ nhỏ là để đối với vợ lớn, từ các chữ Vi/Bi 微, Nhược 弱, và Long 隆. Vợ hai là cách dùng đứng sau vợ cả/cự 巨.

Lẽ trong vợ lẽ chính là âm Ngô Việt khi đọc chữ Nhị 二. Nếu viết hai chữ Phụ Nhị 婦二 rồi đưa cho người Thượng Hải đọc, sẽ nghe gần như Vợ lẽ trong tiếng Việt [vu13/liã13].

Đậu Phụ 豆腐 = đậu hủ, tào hủ, tào phớ, tà phớ…

Đậu phụ là một loại thực phẩm gốc Á Đông rất lâu đời, tương truyền do Đạo gia Hoài Nam vương Lưu An (179 – 122 TCN) phát minh ra trong quá trình lựa chọn hóa chất luyện đan trường sanh. Năm 1960 khảo cổ phát hiện bích họa trong một ngôi mộ Đông Hán mô tả quá trình làm đậu phụ. Năm 1968 lại thấy dấu vết đậu hủ ở cối xay tùy táng trong mộ Trung Sơn tĩnh vương Lưu Thắng (mất năm 113 TCN) ở Hà Bắc. Cả sáu loại đậu Đen, Vàng, Trắng, Xanh, Phộng (Lạc), Hồ (tên khác của đậu Hà Lan vốn gốc Tây Á) đều có thể làm Đậu phụ.

Chữ Phụ 腐 ở đây mang nghĩa (xay) nát, một trong những công đoạn chế biến Đậu phụ: Ngâm nước cho hạt đậu mềm, xay nhỏ, lọc bỏ bã, gia nhiệt cô đặc nước đậu, dùng chất xúc tác (nước muối loãng, lá cây hoặc a xít loãng gốc thực vật) để nước đậu đông kết thành khối.  

Đậu phụ là Đường âm chuẩn Trường An. Ở Việt Nam còn tồn tại nhiều biến âm đa dạng gốc Mân và Quảng: đậu hủ, tào hủ, tào phớ, tà phớ. Hiện chỉ có bốn vùng nói tiếng Quảng Đông gần biên giới Việt Nam đọc chữ Phụ gần như Phớ là Vũ Tuyên [fəu21], Tân Dương [fəu52], Linh Sơn và Phố Bắc (vùng Khâm Liêm) [fəu33/22]. Có lẽ những người bán rong Đậu phụ ở Hà Nội ngày xưa đến từ những nơi này. Họ đã góp vào Việt ngữ nói chung và ngôn ngữ Hà Nội nói riêng hai tiếng rao đầy hoài niệm Tà phớ và Tào phớ.

Viên/Hoàn 圜 = Waltz, Vẹn, Trọn, Tròn, Hòn, Trọn vẹn

Waltz được người TQ dịch nghĩa là Viên vũ 圓舞. Đây là điệu múa xoay tròn gốc Digan xuất xứ từ Bohemia. Giới ngôn ngữ học phương Tây cho rằng Waltz có tiền âm Ấn Âu là [*wel]. Chắc họ sẽ chối đây đẩy nếu chúng tôi đưa ra chữ Viên/Hoàn 圜 mới chính là gốc của Waltz.

Các Hán âm Tròn, Hòn của chữ Viên/Hoàn 圜 còn bảo tồn trong tiếng Việt và một số phương ngữ Khách Gia. Đặc biệt biến âm “trọn vẹn” tạo thành từ ghép cùng gốc ở tiếng Việt đã chỉ ra âm Vẹn là bạch thoại của Viên/Hoàn mà thôi!

Thạch Viên, mùng 2 tết Giáp thìn 2024.

@truongthaidu

Hơn một thế kỷ Việt ngữ bị xuyên tạc!

Leave a comment

Lịch sử nghiên cứu tiếng Việt có thể rút gọn như sau:

Năm 1877: Thầy tu người Pháp Joseph Simon Theurel (1829-1868) đã khẳng định tiếng Việt có gốc Hán trong di tác Từ điển An Nam – Latin (Dictionarium Anamitico – Latinum), xuất bản tại nhà thờ Kẻ Sở ở thị trấn Kiện Khê, Hà Nam (thuộc Giáo phận Hà Nội).

Năm 1912, người Pháp Henri Maspero (1883-1945) ở Viện Viễn Đông Bác cổ Đông Dương cho rằng tiếng Việt có gốc Thái Tày. Y chỉ dùng vài chục Việt âm hao hao với tiếng Thái Tày để kết luận. Tất cả các âm này đều là bạch thoại cổ Hán Đường, đã được chúng tôi xác tín bằng dữ liệu lớn (cự số, big data) của các phương âm Ngô Việt, Mân Việt cũng như chú âm trong các sách ghép vần cổ thời Hán, Tấn, Tùy, Đường, Tống, Minh, Thanh.

Để tách hẳn tiếng Việt khỏi gốc rễ thực sự của nó, năm 1912 Maspero cũng bịa ra cái gọi là 60% Việt âm gốc Hán (sự thực là 99.9%). Lí do là sách giáo khoa ngôn ngữ học phương Tây cho rằng hai ngôn ngữ có dưới 70% âm giống nhau, âm lõi khác nhau, thì không cùng ngữ hệ. Y đã lờ một thực tế có thể dễ dàng kiểm chứng ở các ngôn ngữ châu Âu: Chúng chia sẻ với nhau phần lớn từ vựng văn hóa, tôn giáo, khoa học, chính trị… của những ngôn ngữ thông dụng trong quá khứ. Với chúng ta và cả Nhật, Hàn,Trung; Hán Đường chính là tiếng Hy Lạp và La Mã phương Đông, là xương sống của ngôn ngữ quốc gia mỗi nước. 

Trước và sau trận Điện Biên Phủ lừng lẫy, vẫn là một tên thực dân Pháp “biết tuốt”, Andre-Georges Haudricourt (1911-1996), dùng các dữ liệu giả của Maspero để xác định tiếng Việt gốc Mon Khmer rồi phát tán khắp thế giới như là một chân lý không thể đảo ngược. 

Một trang tài liệu điển hình của Haudricourt xử lí dữ liệu giả của Maspero (1953 – La place du vietnamien dans les langues austroasiatiques, Bulletin de la Société de Linguistique de Paris 49. Alexis Michaud dịch sang tiếng Anh). Tất cả các Việt âm ở đây đều gốc Hán Đường mà trên blog và facebook chúng tôi đã nhiều lần nhắc đến, phân tích, chứng minh. Rõ rành rành như Mắt chính là từ chữ Mục 目, tiếng Triều Châu ở Sán Đầu hiện đọc y hệt giọng Nam Bộ Việt Nam [mak5] nhưng bọn giặc cỏ này đã láo xược tuyên bố đấy là tiếng Mon Khmer!

Dân Tộc 民族

Nation được dịch sang tiếng Việt là Dân tộc hoặc các nội hàm gần gũi như Quốc tộc, Quốc dân. Nghĩa này của Nation thật ra mới chỉ được định hình sau thế kỷ 16, khi châu Âu bắt đầu phân chia thành các quốc gia có chủ quyền, với bản sắc và ngôn ngữ riêng biệt, không còn sự kết dính của giới quân chủ và quý tộc cầm quyền nói và viết bằng văn ngôn La Mã.

Vào thế kỷ 19, người Nhật đã dịch Nation thành Quốc tộc 国族 và Tộc quần 族群. Cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, các nhà cách mạng Trung Hoa chuyển thành Dân tộc 民族 hoặc Quốc dân 国民. Đặc biệt Quốc dân rất hay được Phan Bội Châu và Hồ Chí Minh sử dụng.

Một điều rất thú vị là hai chữ Dân tộc 民族 xuất hiện tận thời Chiến quốc và mang nghĩa y hệt từ Natio/Nacion (trong tiếng Hy Lạp và La Mã) chỉ người bản địa hay địa phương. Do vậy “dân tộc” trong cụm “dân tộc thiểu số” vẫn được dùng để chỉ thổ nhân.

Tổ quốc 祖國, Ái quốc 愛國

Hai chữ Tổ Quốc xuất hiện sớm nhất là vào năm 22 Đạo Quang nhà Thanh (1842), trong sử thư Thánh Vũ Kí của nhà tư tưởng Ngụy Nguyên (người Hán, quê Hồ Nam): Ba xã giả, hồi hồi tổ quốc 巴社者, 回回祖國 (Ba Xã là tổ quốc của người Hồi).

Tuy vậy, Tổ Quốc như chúng ta hiện nay vẫn hiểu thì xuất hiện muộn hơn. Ngày 17.6.1907 trên tờ Thần Châu Nữ Báo tại quê nhà Thiệu Hưng, Chiết Giang của mình, nữ chí sĩ cách mạng dân chủ Thu Cẩn (1875 – 1907) trong một bài hùng thi đã viết: “頭顱肯使閒中老. 祖國寧甘劫後灰? Đầu lô khẳng sử nhàn trung lão. Tổ quốc ninh cam kiếp hậu hôi”. Đại ý “Chẳng lẽ chúng ta cam tâm nhàn nhã đến bạc đầu, trong khi tổ quốc tươi đẹp đang bị hủy hoại?”. Ý thơ như một lời trăn trối, tháng sau cùng năm, vào ngày 15, Thu Cẩn đã hiến thân cho tổ quốc của cô ở tuổi 32 trong cuộc khởi nghĩa nhằm lật đổ Thanh triều mục nát.

Đến năm 1909 hai từ Tổ Quốc thiêng liêng và đồng nghĩa mới xuất hiện trong các trước tác của Phan Bội Châu (theo biên niên sử thì lúc này ông đang ở Trung Quốc). Và có kẻ đã bịa đặt rằng cụ Phan học được khái niệm này từ nền văn minh “nhơn từ bác ái” Lang Sa đang đè đầu cưỡi cổ nô lệ nhân dân ta!

Nếu Tổ Quốc 祖國 chỉ mới xuất hiện vào năm 1907 trên tờ Thần Châu Nữ Báo tại Thiệu Hưng, Chiết Giang, và sau đó được Phan Bội Châu dùng; thì Ái Quốc 愛國 là một giá trị Nho học trường tồn đã xuất hiện trong Chiến Quốc Sách thời Chiến Quốc và sau đó là Tiền Hán Kỷ triều Đông Hán: Ái Quốc Như Gia 愛國如家.

Quốc ngữ là gì?

Các ngôn ngữ quốc gia chính thức khắp hoàn cầu thường được nội bộ nước ấy gọi tắt là Quốc ngữ. Quốc ngữ là một trong những thành tố quan trọng để định hình biên giới và Nhà nước dân tộc. Cả Quốc ngữ và Nhà nước dân tộc có tuổi đời chỉ mới vài thế kỷ. Tiếng Việt Nam, tiếng Trung Quốc, Nhà nước dân tộc Việt Nam và Trung Quốc cũng mới ra đời rất gần đây mà thôi.

Không hẹn mà gặp, năm 1909, khi khái niệm Tổ quốc đang được thiêng liêng hóa ở Trung Nguyên, cũng là lúc Quốc ngữ Trung Hoa bắt đầu được xây dựng bằng việc cải cách và chuẩn hóa ngôn ngữ trong các phong trào cách mạng liên tục. Từ năm 1956, Mao đã thay thuật ngữ Quốc ngữ bằng “Phổ thông thoại” còn dân gian thì gọi là tiếng Bắc Kinh hoặc Quan thoại. Từ vựng chủ yếu của Quốc ngữ Trung Quốc được lấy từ bể văn ngôn Hán Đường mênh mông, nhưng cách diễn đạt nhẹ nhàng và dễ hiểu hơn với đại chúng được thừa hưởng từ văn chương Minh – Thanh.  

Quốc ngữ Việt Nam được hoàn thiện muộn hơn Trung Quốc do chế độ thực dân vừa áp chế vừa tẩy não và xuyên tạc nguồn gốc tiếng Việt. Và cũng như người anh em ở phương bắc, quốc ngữ của chúng ta cũng thu nạp từ vựng văn ngôn Hán Đường và nhiều sáng tạo của tiểu thuyết Minh – Thanh. Ví dụ: Hương Quán 鄉貫 có bạch thoại đọc ngược là Quê hương (Tây Du Kí, Tam Quốc diễn nghĩa). Xưng Niệm 稱念, âm bạch thoại là Khen ngợi (Kim Bình Mai). Ma Ma 媽媽 / Má, Mẹ; “Bài binh bố trận 排兵布陣”  (Tây Du Ký)…

Như vậy rõ ràng tiếng Việt Nam và tiếng Trung Quốc hiện nay là hai quốc ngữ non trẻ được phát triển độc lập nhưng cùng gốc rễ vì cùng thuộc về một nền văn minh. Chỉ có những kẻ dốt nát, tự ti và cực đoan mới nghĩ được rằng nếu chấp nhận kết quả nghiên cứu của chúng tôi, chấp nhận sự thật là tiếng Việt gốc Hán Đường với những đặc trưng Mân Việt rõ rệt, thì hóa ra Việt ngữ chỉ là một phương ngữ Trung Quốc!

Độc giả có tư duy độc lập cũng nên hết sức cảnh giác với việc đặt tên bộ chữ Latin dùng để kí âm tiếng Việt là chữ quốc ngữ. Một sự cố ý nhập nhèm với nội hàm Quốc ngữ, để tâng công và thờ phụng những ông chủ hồng mao của một bộ phận không nhỏ người Việt vẫn mang tâm thế nô lệ!

[ + , – , x , : ]

Trong bể văn ngôn Hán Đường mênh mông (với ít nhất 8 mươi ngàn chữ Nho), có rất nhiều chữ chứa đựng nội hàm của bốn dấu hiệu toán học hiện đại [ +, -, x, : ]. Khi quốc ngữ Trung quốc bắt đầu hình thành từ năm 1909, họ đã chọn bốn chữ Gia 加, giảm 減, thừa 乘, trừ 除 và dùng âm Bắc Kinh của nó để đọc bốn dấu hiệu ấy.

Muộn hơn nhưng được tiến hành độc lập và song song ở một ý nghĩa nào đấy, quốc ngữ Việt Nam lại dùng Cộng 共, trừ 除, nhân 因 và âm bạch thoại Chia.

Một trong rất nhiều nghĩa của chữ Giải 解 là Tách ra, Chia hoặc Sẻ. Tiếng Bắc Kinh hiện đọc bằng ba âm [jiě], [jiè] và [xiè] (nghe gần như Chiẽ, Chíe và Xé) nghe đã rất giống đẳng lập Chia Sẻ. Đi sâu hơn thì Chia và Sẻ là âm gốc quan thoại Trung Nguyên Tống Minh. Đọc đúng là Chia có tiếng Thái Nguyên (Sơn Tây), Nam Kinh, Vũ Hán, Tây An. Âm Sẻ cũng vẫn còn tồn tại ở Tế Nam, Thái Nguyên, Tây An nhưng hiện chỉ dùng để đọc họ Giải 解.

Chữ Giải 解 mới giải quyết được từ ghép đồng nguyên Chia sẻ. Vẫn còn Tích/Tách 析, Tỉ 仳 hoàn toàn có thể biến âm thành Chia và có các phương ngữ Trung Quốc hơi tương đồng. Hơn nữa cả ba chữ này đều được dùng trong ngôn ngữ toán học Việt Nam: Số hữu tỉ, Tích phân, Giải tích…

Trường hợp cụ thể này có thể phóng chiếu để nhìn tổng quan cách hình thành quốc ngữ Việt Nam và Trung Quốc.

Lân 鄰 Làng, Hương 鄉 Xóm, Lân Cận 鄰近 Láng giềng, Hạng Hương 巷鄉 Hàng Xóm, Lân Hương 鄰鄉 Làng Xóm.

Từ hồi blog 360 và đến facebook có một tay tiến sĩ vật lý học ở Tây về, me Tây mê muội và ghét Cộng Sản tột độ nhưng rất nhiều người đọc y. Cái dốt nát nhất của y là bịa ra từ nguyên Làng trong tiếng Việt. Biết y sai nhưng hồi ấy tôi chưa đủ trình độ Việt ngữ để lột trần y ra, cho đến hôm nay:

Lân 鄰 là một đơn vị hành chính rất cổ, từ thời Chu. Sách Chu Lễ viết Năm nhà là một Lân (Ngũ gia vi Lân五家爲鄰). Đọc là Lang hiện có tiếng Quảng Đông ở Tăng Thành [lɐŋ11], Tân Điền và Thái Hanh (Hương Cảng) [lɐŋ21] và Bình ngữ Quảng Tây tại Vĩnh Phúc (Đào Thành, Quế Lâm) [lɐŋ23]. Ta vẫn thấy âm Lân với nghĩa Làng trong Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu ở TK 19: “Chẳng qua là dân ấp, dân lân, mến nghĩa làm quân chiêu mộ”.

Láng giềng là bạch thoại của hai chữ Lân Cận 鄰近. Quan thoại Thái Nguyên tỉnh Sơn Tây Trung Quốc hiện đọc chữ Cận gần như Chiểng [ʨiəŋ45]. Hương 鄉 là từ nguyên của âm Xóm, Chòm và Khóm, chứ không phải Thôn 村. Hiện tiếng Mân Trung ở Tam Minh, Phúc Kiến đọc cả hai chữ Hương 香/鄉 bằng cùng một âm là [ʃiam553]. Hai chữ Lân Hương 鄰鄉 xuất hiện trong sách Ngô Việt Xuân Thu thời Đông Hán, có âm bạch thoại Hán Mân là Làng Xóm. Hàng Xóm thì lại là bạch thoại của hai chữ Hạng Hương 巷鄉. Hạng ở đây mang nghĩa con đường làng khúc khuỷu quanh co. Như vậy ở cạnh nhau gọi là Láng Giềng. Ở cùng hương thôn, trên cùng một con đường làng thì gọi là Hàng Xóm. Láng giềng tất nhiên là hàng xóm, nhưng hàng xóm thì chưa chắc đã là láng giềng!

Nhai 街, Hạng 巷 = Đường Cái, Ngõ, Hẻm

Cái trong Đường cái là tiếng Hán Mân khi đọc chữ Nhai 街 chỉ đường lớn, thẳng, đối lập với Hạng 巷 chỉ đường nhỏ khúc khuỷu trong làng xóm (lân hương). Âm Cái này hiện thấy ở hầu hết các phương ngữ chính tại Trung Quốc. Công thức biến âm khả dĩ ở đây là Nhai -> Giai -> Cái. Theo thiển ý của chúng tôi, Hạng 巷 đã biến âm thành Héng như cách phát âm tiếng Quảng Đông hiện nay ở Sùng Tả [hɛŋ52] và cuối cùng là Hẻm được sử dụng rộng rãi tại Sài Gòn.

Hạng 巷 nuốt phụ âm cuối ta sẽ có Ho [hɔ̃33] (tiếng Khách Gia ở Đại Dư, Giang Tây) rồi ngạc hóa thành Ngõ cũng là tiếng Khách Gia tại Thượng Do, Giang Tây [ŋɔ̃55]. 

Riêng âm Kiệt của miền trung, chúng tôi cho rằng đây là bạch thoại giản xưng của hai chữ Hiệp Lộ 狹路 mô tả các lối đi nhỏ hẹp, gần như là định nghĩa lại chữ Hạng 巷. Cũng xin nhắc lại chữ Lộ 路 hiện nay tiếng Ngô Việt tại Ôn Châu đọc gần như Lối [løy22].

Họ, Hàng, Dòng, Giống

Á Đông cổ đại mỗi bộ Tộc 族 có một xưng hiệu khác nhau gọi là Tính 姓. Chữ Tính 姓 hội ý Nữ/Sinh, chỉ người mẹ. Chứng tỏ lúc này đang là chế độ mẫu hệ, khó biết ai thực sự là cha. Qua Tam đại Hạ Thương Chu, phụ hệ hình thành, Tính 姓 sẽ phân dần ra các Chi Hệ 支系 (Chi Họ) và gọi là Thị 氏. Đến thời Hán dân gian đã không còn phân biệt được Tính và Thị.

Họ trong tiếng Việt là bạch thoại khi đọc chữ Hệ 系. Trong hàng trăm phương ngữ TQ, chỉ có Hạc Sơn thị nói tiếng Quảng Đông đọc chữ Hệ là Họ như người Việt.Nếu bạn về xứ Mân sẽ thấy rất nhiều Tính/Thị được đặt tên thôn làng do di cư từ Trung Châu xuống. Vì cùng Tính/Thị, nên phải dùng Hệ 系 và Hàng 行 để thiết lập tôn ti, từ đây phát sanh từ ghép Họ Hàng. Đặc điểm Mân Việt này có lẽ đã được nhà Lý và nhà Trần đưa vào Việt Nam.

Gia đình quí tộc quân chủ còn chia Tông/Dòng 宗, dòng trưởng Đại tông 大宗 mới được thừa kế tài sản và chức tước. Lấy vợ Tiểu tông, thì có tiếng nhưng chẳng có miếng. Đó là một trong những nội hàm của thành ngữ “Lấy vợ xem tông, lấy chồng xem giống”. Giống và Dòng đơn giản chỉ là âm bạch thoại của Tông 宗, căn cứ vào đẳng lập đồng nguyên Dòng Giống.

Hương 香: Hương, Nhang, Thơm, Khóm

Chữ Hương 香 có rất nhiều nghĩa và nhiều biến âm, ở đây chỉ nói về 3 âm 4 nghĩa hằng dụng trong tiếng Việt. Thứ nhất và thứ hai là danh từ Hương/Nhang chỉ thứ que/cây làm ra từ bột gỗ và hương liệu, hay được dùng trong cúng tế. Hương là âm chuẩn thời Đường. Nhang là biến âm từ Hương. Bằng chứng là hiện nay rất nhiều phương ngữ Trung Quốc đọc là Xiang [ɕiaŋ31] còn một số địa phương ở Quảng Tây nói Hán Ngữ lại đọc thành Giang [iɐŋ53] hoặc [jɐŋ55]. Như vậy Nhang là biến âm của Giang, như Nhà là biến âm của Gia 家 mà thôi. Thứ ba và tư là động/danh từ Thơm với nghĩa Hôn và Hương. Hiện tiếng Mân Trung ở Tam Minh, Phúc Kiến đọc chữ Hương 香 này là [ʃiam553]. Do vậy Sơm chính là tiền âm của Thơm.

Quả dứa văn ngôn gọi là Phượng Lê 鳳梨 có lẽ vì các cánh lá của trái trông như đuôi chim Phượng. Trong tiếng Mân các âm Phượng 鳳, Vượng 旺 và Hương 香 gần như đọc như nhau. Có nơi đưa quả dứa lên bàn thờ với song ý: vừa thờ chim Phượng của Đạo giáo (Phượng Lê 鳳梨), vừa cầu chúc cho thịnh vượng đến với gia đình mình (Vượng Lai 旺来).

Quả dứa trên bàn thờ tổ tiên người Việt với hàm ý “Vượng lai”.

Khi quả Dứa gốc châu Mỹ đến Việt Nam vào khoảng TK 16-17, đồng bằng sông Hồng đã là một không gian ngôn ngữ khá bảo thủ và khép kín, khác xa với miền trung và miền nam. Chúng tôi chỉ có thể ước đoán người bắc cho đây chỉ là một giống Dưa (Qua 瓜) ngoại lai, nên gọi nó là Dứa.

Những cư dân gốc Mân đến miền trung và nam nghe văn ngôn Phượng Lê 鳳梨thì áp ngay vào Hương Lê 香梨 và dùng bạch thoại giản xưng Thơm/Khóm để gọi, y hệt trường hợp Hương 鄉 có bạch thoại là Xóm, Chòm (xóm) và Khóm.

Liên Ngư 蓮魚 Sen Cá, Khá dả, Dư dả, Có dư

Nếu Sen là bạch thoại Hán Mân khi đọc chữ Liên, như Lực/Sức 力, Lục/Sáu 六, Lô/Sọ 顱… thì Cá lại là âm tối cổ Dương Tử. Rất nhiều ngôn ngữ của các bộ lạc biệt lập giữa Thái Bình Dương vẫn dùng thể đa âm [ika], chẳng hạn tiếng Mangareva nằm giữa Chile và New Zealand.

Quan hệ Ư và A, chúng ta có Cự/Cả 巨, Lữ/Lã 呂. Căn cứ vào trường hợp tiếng Đường chuẩn Trường An, Cam 甘, được ngạc hóa thành Ngon trong bạch thoại Việt Nam ngữ; thì Ngư chính là kết quả của biến âm Ư/A kết hợp ngạc hóa Cá mà ra. Âm trung gian Kư khi đọc chữ Ngư rất may còn lưu tồn trong tiếng Mân Nam ở Hạ Môn [gu35].

Vì vậy chúng tôi kết luận Cá là cổ Hán âm, chia sẻ nguồn gốc Dương Tử cổ đại với rất nhiều ngôn ngữ châu Á Thái Bình Dương. Giáp cốt và kim văn trực họa tượng hình một con Cá. Hậu Hán có khả năng biến âm thành Kư rồi ngạc hóa trong thời Đường ra Ngư.

Ngư = Dư

Sách Trung châu âm vận cuối TK 16 đầu TK 17 đã phiên chữ Ngư: “Di cư thiết 移居切, bình thanh = dư”. Như vậy có thể khẳng định muộn nhất là thời Minh, sớm là Đường/Tống, Ngư được đọc là Dư, đồng âm với Dư 餘 (thừa) để gửi gắm hy vọng vào một cuộc sống no đủ khi ăn cá, nuôi cá. Chữ Dư 餘 còn có âm Da (hoặc Dà) phiên trong sách Tập vận thời Tống “dư già thiết 余遮切, bình thanh”. Khi tạo thành đẳng lập đồng nguyên ở tiếng Việt ta sẽ có Dư dả. Căn cứ vào Khả thi 可施 bạch thoại Hán Mân đọc là Có thể, Khả năng 可能 là Có lẽ, thì Khá dả chính là Khả dư 可餘, dân dã đọc thành Có dư.

Vận mệnh tương quan 運命相關

Hai chữ Vận mệnh xuất hiện lần đầu tiên là ở sách Kinh thị Dịch truyện của Kinh Phòng thời Tây Hán. Qua Đông Hán, trong quyển Bạch Hổ Thông, sử gia Ban Cố lại đảo ngược thành Mệnh vận 命運. Suốt hơn hai ngàn năm văn ngôn Á Đông, cặp từ Vận mệnh và Mệnh vận được dùng rất nhiều, hầu như đồng nghĩa, tùy ngữ cảnh mà hiểu: Số phận, Số mệnh, Tương lai (tốt đẹp, may mắn).

Mệnh 命 âm bạch thoại Việt ngữ là Mạng. Vận 運 nằm trong chuỗi bạch thoại Hán cổ Vân/Mây 雲, Vạn/Mười 萬, Văn/Muỗi 蚊… cho nên âm May (may rủi) trong tiếng Việt từ đây mà ra. Có ngữ chi Mân Nam gốc Phúc Kiến và Quảng Đông lại đọc Vận 運 là Hêng, hoàn toàn tương đồng với âm chỉ may mắn trong tiếng Nam Bộ Việt Nam.

Ngôn ngữ của nền văn minh tiền khai Á Đông chúng ta vừa sâu, vừa rộng, hàm ý rất rõ ràng và uyên bác. Khi dịch Vận mệnh qua tiếng Anh hậu khai chỉ vài trăm tuổi, thành Fate, Destiny hay Fortune thì vừa thiếu vừa thừa. Hiện nay bốn chữ Vận mệnh tương quan 運命相關 được truyền thông Việt ngữ diễn đạt thành “Chia sẻ tương lai chung” mới tạm đúng nhưng chưa đủ, chưa chuyển tải được nội hàm May/Hên như là kì vọng tích cực và chính đáng trong mối quan hệ bình đẳng giữa hai quốc gia Việt Nam và Trung Quốc ở những năm tháng phía trước.  

Tiểu kết

Trên mạng hiện nay trăm hoa đua nở, có nhiều đám mù chữ Nho tán hươu tán vượn về Việt ngữ, trích sách Tây, thậm chí cả sách Tàu như kinh thánh. Tất cả tác giả ấy nếu không phải lũ thực dân bẩn thỉu, thì cũng là những người muôn năm cũ, chưa bao giờ có dữ liệu lớn và cụ thể như những thứ chúng tôi đã trình bày, cho nên cũng chỉ là thầy mù xem voi hay âm mưu tẩy não mà thôi. Một khi 99.9% Việt âm có thể truy xuất từ chữ Nho, thì những cái gọi là thuật ngữ dịch từ tiếng Tây nghe leng keng như “ngữ hệ”, “âm vị”… chả còn giá trị gì nữa. Hai ngôn ngữ chỉ khác ngữ hệ khi và chỉ khi cùng nhau chia sẻ 70% vốn từ trở xuống, khác hẳn nhau ở âm lõi sâu nhất. Đó là lí do Henri Maspero phòng xa, ước gán cho tiếng Việt chỉ chứa 60% âm Hán Việt!   

Càng nghiên cứu sâu Việt ngữ, tôi càng thương người Việt. Ngay cả một quyển Từ điển khổng lồ của Viện ngôn ngữ học quốc gia cũng không hiểu Hàng Xóm nghĩa là gì, giải thích lung tung, lấy lỗ hổng nọ đắp vào lỗ hổng kia.

Mục đích của đám học giả bạch chủng “biết tuốt” đã thành công mĩ mãn. Quốc gia dân tộc Việt Nam bị què một chân, cái chân trụ quan trọng tên là Ngôn ngữ! Đây là tiền đề cho một nền văn hóa lai căng mất gốc sinh trưởng mạnh mẽ, ở đó con người sẽ hồn nhiên phỉ báng lời ăn tiếng nói được truyền lại từ tổ tiên ngàn đời của chính mình, ít nhất là bằng cách biến nó thành phụ chú cho những ngôn ngữ ngoại lai trên xứ sở này.

Tiếng Việt bị hạ nhục ngay trong môi trường giáo dục của Bộ Văn Hóa!

Thạch Viên, Nhơn Trạch 01.01.2024

@truongthaidu

Gốc rễ của bộ số Việt ngữ

1 Comment

————————————————————— Phiên bản 27.8.2023

Gốc rễ bộ số đếm của một ngôn ngữ là dữ kiện rất quan trọng để xác định nguồn cội chính ngôn ngữ ấy. Học thuật tẩy não thực dân chỉ đưa ra được duy nhất âm Khmer [buon] gần tương đồng với Bốn ở tiếng Việt, chúng lờ đi trật tự Phi châu [con vật – số đếm] (ví dụ Chó Hai) khá đặc biệt ở tiếng Khmer, khác với hầu hết diễn đạt [số đếm – con vật] trong đó có tiếng Việt (Hai con Chó, Nhị chích cẩu, Two dogs). Đó là chưa kể lịch sử Việt Nam lâu dài hơn, có thư tịch ghi chép đầy đủ hơn và xưa hơn Khmer, thì tại sao lại không đặt vấn đề chính ngôn ngữ Khmer đã vay mượn tiếng Việt Hán?

Tóm tắt: Bộ số Việt ngữ là kết quả pha trộn rất nhiều trị số của các bộ số cổ đại Á Đông, tương tự như bộ số quan thoại Bắc Kinh hiện nay (Ất 乙/Nhất 一, Tứ 四/Tị 巳 chẳng hạn). Việc chúng tôi nhận ra một vài âm/số nằm ở cả hai bộ số, như Một trong ngũ phân là Mộc, trong Dịch số là Bác không đáng ngạc nhiên bởi vì âm của chúng dù đã qui hết về tiếng Đường vẫn rất gần nhau. Nhiều khả năng tiên khởi chỉ là một âm duy nhất, sau đó bị biến âm vô tình hay cố ý nhằm phân biệt.

Không/Khôn 坤; Một/Mộc 木/Bác 剝; Hai/Hỏa 火; Vài/Bỉ 比; Đôi/Đũa/Đối 對/Đoài 兌; Ba/Bính 丙; Tư/Tứ 四; Bốn/Bồ 扶/Phương 方; Lăm/Lima/Năm/Ngũ 五; Sáu/Lục 六; Bảy/Thất 七/Bĩ 否; Tám/Khảm 謙; Chín/Thân 申; Mười/Vạn 萬; Chục/Thúc 束.   

Các chữ màu đỏ liên hệ mật thiết với âm đếm cũng như trị số của nó trong tiếng Việt.

0. Các bộ số Á Đông

Người Á Đông có hầu hết các bộ số đã từng tồn tại trong các nền văn minh khắp nhân loại: Ngũ phân năm ngón tay trên một bàn tay, sau này chỉ sử dụng trong ngũ hành. Thất phân 7×4=28 chòm sao. Thập phân mười ngón tay trên một bàn tay, 10 thiên can, kết thằng tạo các nút dây. Thập nhị phân, 12 tháng một năm, 12 địa chi, 12 giờ một ngày. Nhị phân dịch, thuyết âm dương, khai sinh số không và số âm. Lục thập phân, lục thập hoa giáp là kết hợp ngũ phân với thập nhị phân. Thậm chí cả hệ 16, 16 lạng bằng 1 cân… Nếu số lớn nhất của nhị phân, ngũ phân, thất phân chỉ chia hết cho một và chính nó thì các hệ số càng lớn sẽ càng chia hết cho nhiều số hơn. Chẳng hạn mười chia hết cho 1,2,5,10; mười hai chia hết cho 1,2,3,4,6,12. Qua sự tiến hóa của bộ số, ta thấy được toán học và kèm theo đó là nhu cầu chia/chọn phần (trao đổi sản phẩm, thương mại, kế toán, thuế khóa), lịch pháp…

Xã hội Á Đông rõ ràng đã phân hóa rất sớm, đặc biệt cổ xưa. Hơn nữa, sự đa dạng của bộ số nói lên rằng văn minh Á Đông tổ thành từ ít nhất là hai nền văn minh độc lập. Việc lưu giữ một cặp số nhị phân Mộc/Hỏa/Một/Hai có tuổi đời ít nhất 3400 năm của tiếng Việt có lẽ là kỷ lục thế giới. Đây là minh chứng hùng hồn, tổ tiên người Việt chắc chắn phải là chủ nhân của một trong những nền văn minh lớn và rất sớm tại Á Đông.

Bộ số ngũ phân: Con người học đếm các số tự nhiên bắt đầu từ những viên sỏi hoặc các ngón tay trên một bàn tay. Chính vì vậy Calci nghĩa là đá sỏi, mới là từ nguyên của Calculate – tính toán. Digitus mang nghĩa các ngón tay, mới là từ nguyên của Digital – số. Bộ số ngũ phân Á Đông hãy còn lưu lại và rất biến ảo trong ngũ hành. Nó hoàn toàn tương đồng từ gốc với bộ số ngũ phân La Mã I, II, III, IIII hoặc IV, và V  cũng như Khmer Một (muoy), Hai (pir), Ba (bei), Bốn (buon), Năm (bram), Sáu = Năm Một (bramuoy)… hiện vẫn còn sử dụng trong đời sống thường nhật khắp địa cầu.

Nhị phân: Dịch số là hệ thống nhị phân cổ đại Á Đông biểu diễn các con số tự nhiên và hoàn toàn ăn khớp với nhị phân hiện đại của nhân loại. Lưỡng nghi âm và dương (1 bit) biểu thị số 0 và 1. Tứ tượng (2 bit) biểu diễn các con số từ 0 đến 3. Bát quái (3 bit) biểu thị các con số từ 0 đến 7. 64 quẻ (6 bit) biểu thị các con số tự nhiên từ 0 đến 63.

Các bộ số 10, 12, 16, 60: Bộ số Thập phân: Có hai bộ số thập phân song song ở Á Đông là Thập số (Nhất, Nhị, Tam..) và Thiên can (Giáp, Ất, Bính…). Bộ số Thập nhị phân: 12 địa chi (Tý, Sửu, Dần…). Bộ số Thập lục phân: 16 thần của Thái Ất/Thái Nhất (Tí, Sửu, Cấn, Dần…). Bộ số Lục thập phân: Lục thập hoa giáp (Giáp Tí, Ất Sửu, Bính Dần..).

A. Tư, Sáu, Bảy, Chục, Mười

Số 4: Tư là âm bạch thoại của Tứ 四 chỉ số 4.

Số 6: Hiện nay ở Tùng Khê, Nam Bình thị, tỉnh Phúc Kiến, tiếng Mân Bắc đọc chữ Lục 六 là Sáu, kí âm IPA [sɒu41]. Biến âm L/S thực ra không hề xa lạ trong tiếng Việt như Lực 力/Sức, Liên 蓮/Sen, Lãng 浪/Sóng và Long 瀧/Sông… Ở Tùng Khê người Mân Bắc chỉ dùng duy nhất âm Sáu để đọc chữ Lục 六, trong khi Sùng An cạnh đấy dùng song song [ləu5] và [su5], Kiến Dương [ly4] và [so4] (hai địa phương này đều nằm ở Nam Bình thị). Dịch về phía tây nam Nam Bình, vẫn thuộc Phúc Kiến là Tương Lạc, Tam Minh thị, chúng tôi lại thấy hai âm đồng dụng [liu5] và [ʃu324] khi đọc chữ Lục六. Dữ kiện trên chỉ ra rằng biến âm L/S là một đặc trưng của tiếng Mân trung cổ. Tuy vậy gốc rễ của nó lại là Hán âm phương nam vì Hán Điển ghi nhận có đến 12 ngữ chi Khách Gia hiện đọc chữ Lục 六 bằng phụ âm đầu [t], có thể là do biến âm T/S. Tiếp tục truy cứu nhu liệu của Đại học Berkeley – California, chúng tôi ngờ rằng phụ âm đầu [s] trong Sáu là thể Hán Tạng cổ hơn [l]. Bằng chứng là rất nhiều ngữ chi như Tạng, Khương, Lolo, Miến Điện hiện đọc số 6 là [tʂhu] hay [tshu] và tiếng Miến Điện tiêu chuẩn ở Rangoon rất gần với tiếng Việt và Mân [tɕhɑuʔ⁴ ] (nghe gần như Cháu). 

Số 7: Bảy là một trong hai âm đọc chữ Thất 七, được sách Trung Châu Âm Vận thời Minh, tác giả Vương Văn Bích ghi nhận: “Bang mĩ thiết 邦米切, thượng thanh (hỏi hoặc ngã) và Tang tẩy thiết 倉洗切, nhập tác thượng thanh”. Các âm Mĩ, Tang, Tẩy ở đây căn cứ vào ghép vần trong chính quyển sách này. Như vậy Thất sẽ được đọc là Bĩ/Bẩy/Tẩy. Có thể tham khảo thêm chữ Thất 匹 đồng âm với Thất 七 có Mân âm Phúc Châu đọc là [pʰɛiʔ23], khớp hoàn toàn số Bảy trong tiếng Việt. 

Một Chục – Nhất Thúc 一束: Chữ Thúc 束, động từ vốn mang nghĩa bó/buộc như Thúc Thủ là Bó Tay. Xưa kia người Hán Đường thường bó nhiều sản vật 1 bó có 10 đơn vị để dễ tính nhẩm. Như 10 cái nem gọi là Nhất Thúc 一束. Tiếng Khách Gia ở Mai Huyện hiện đọc chữ này y hệt người Việt [ʦʰuk1]. Việc Chục rõ ràng có gốc từ chữ Thúc 束 không những đã khẳng định Chú chính là từ Thúc 叔 và bạch thoại Việt ngữ đã nuốt phụ âm cuối [c], mà còn chỉ ra một chuỗi dài biến âm ch/th: Chúc祝/Chú (niệm chú, lời đọc khi tế lễ, khấn), Chúc屬/Thuộc…

Muôn/Vạn 萬 -> Mài/Mười: Dùng thanh Vạn 萬 nhưng chữ chỉ con bò cạp lại đọc là Sái/Mại 蠆 (hai âm này cũng hoàn toàn tương đồng trong tiếng Khách Gia). Như vậy đã rõ, âm Mại của chữ Vạn từng để chỉ số 10. Nhiều khả năng Mài là Hán âm, Mười là Đường âm. Mài thành Mười thì cũng như Ngài -> Người vậy.

Để xác định từ nguyên của âm chỉ số 10, chúng tôi phải dựa vào chữ Nôm – Mười/Mại/Mời 邁 , vốn dùng chữ Muôn/Vạn 萬 làm thanh phù và hội ý. Theo giải thích riêng của chúng tôi Muôn/Vạn 萬 trong giáp cốt văn và kim văn vẽ hình một người vòng hai tay ôm trọn một thứ gì đó, để biểu thị rất nhiều, đầy/tràn. Có thể tham khảo thêm, đối với người cổ đại thứ gì đếm đủ một bàn tay, tức năm ngón tay, đã là nhiều: Lăm/Năm -> Lắm. Gấp đôi khả năng cầm nắm trong một bàn tay sẽ là rất nhiều.

Phải xác định rằng một số từ gốc Á Đông đã bị đặc tính phát âm của người Mân trung đại (cũng là thành phần quí tộc lập quốc Đại Việt) làm biến đổi. Đặc biệt là sự biến đổi của phụ âm đầu B/V/M. Ví dụ Minh 溟/冥 -> Bể/Biểng/Biển -> Muối -> Mặn -> Mắm; Minh 明 -> Mai/Mơi/Mới;  Vận 運 -> May/Mắn -> May Mắn; Muôn/Vạn萬 -> Mãn/Mắn/Mười. Rõ nhất là chữ 玟 (chỉ một thứ ngọc đẹp hoặc vân/vằn trong ngọc quí) có 3 âm Mai/Mân/Văn. 

B. Số 1 và 2, hành Mộc và Hỏa ngũ phân, Đoài bát phân

Sách Khổng Tử Gia Ngữ (206 BC – 220 AD) chép: 孔子曰:「昔丘也聞諸老聃曰:『天有五行,木、火、金、水、土,分時化育,以成萬物,其神謂之五帝。』Khổng tử viết: Tích Khâu dã văn chư Lão Đam viết: Thiên hữu ngũ hành, mộc, hỏa, kim, thủy, thổ, phân thì hóa dục, dĩ thành vạn vật, kì thần vị chi ngũ đế. (Khổng Tử bảo xưa kia ta cũng có nghe Lão Tử nói rằng trời có ngũ hành, mộc hỏa kim thủy thổ, để chia mùa biến cải và sinh sản trong năm, tạo thành vạn vật, đây cũng là thứ tự trước sau của các thánh thần Ngũ Đế). Ngũ đế thuận theo ngũ hành chính là: Thái Hạo, Viêm Đế, Hoàng Đế, Thiếu Hạo, Chuyên Húc.

Sách Xuân Thu Phồn Lộ 春秋繁露 (206 BC – 9 AD) của Đổng Trọng Thư, phần Ngũ Hành Đối (五行對) và Ngũ Hành Chi Nghĩa (五行之義) viết: 水為冬,金為秋,土為季夏,木為春。春主生,夏主長,季夏主養,秋主收,冬主藏. Thủy vi đông, Kim vi thu, Thổ vi quý hạ, Mộc vi xuân. Xuân chủ sanh, hạ chủ trưởng, quý hạ chủ dưỡng, thu chủ thu, đông chủ tàng. (Thủy là mùa đông, Kim mùa thu, Thổ cuối mùa hạ, Mộc mùa xuân. Xuân sanh, hạ trưởng, cuối hạ dưỡng, thu co lại, đông ẩn tàng). 天有五行:一曰木,二曰火,三曰土,四曰金,五曰水。木,五行之始也;水,五行之終也;土,五行之中也。此其天次之序也. Thiên hữu ngũ hành: Nhất viết Mộc, Nhị viết Hỏa, Tam viết Thổ, Tứ viết Kim, Ngũ viết Thủy. Mộc, ngũ hành chi thủy dã; Thủy, ngũ hành chi chung dã; Thổ, ngũ hành chi trung dã. Thử kì thiên thứ chi tự dã. (Trời có ngũ hành: Một gọi là Mộc, hai là Hỏa, ba Thổ, bốn Kim, năm Thủy. Mộc là số ngũ hành đầu tiên,Thủy là số cuối, Thổ ở giữa. Đây là thứ tự của tạo hóa).

Chữ Hỏa 火 được tiếng Mân ở Việt Nam đọc là Hôi khi nói về dầu hỏa, trong khi tiếng Ngô Việt ở Đan Dương và vùng phụ cận đọc gần như Hải [hʌɣ44]. Như vậy Mộc và Hỏa là số Một và Hai trong ngũ hành có các phương âm hiện đại ở Trung Quốc khớp với tiếng Việt. Nó cho phép chúng tôi khẳng định tính chất ngũ phân cũng như niên đại của hai con số đầu tiên trong bộ số Việt ngữ. Mộc và Hỏa cùng thời với lịch ngũ quý (một năm chia ra năm mùa) theo các sách vở Hán đã ghi lại là nhà Hạ, tương tự như thời điểm Nẫm/Năm 稔 từng được dùng như chữ Niên 年.

Đôi, Đũa, Đối , Đoài

Hàng trăm nhánh ngôn ngữ Austronesian dùng các âm [dua], [duo], [duwa], [duə]… chỉ số Hai, giống hệt tiếng Latin, Hy Lạp và Italia [duo]. Phụ âm đầu D đã bị chuyển sang T, cho ra [twā] tiếng Anh cổ gốc Đức, [twee] tiếng Hà Lan và cuối cùng thành ra [two] ở Anh ngữ ngày nay.

Tháp Babel có lẽ là có thật. Ngữ âm này cho thấy khi rời Tây Á, bầy người di cư ven biển từ nam Ấn Độ đến châu Á – Thái Bình Dương đã dùng âm chỉ số Hai phổ biến là [duo] hoặc đa âm [duwa]. Âm này đi vào Hán ngữ và Việt ngữ, thành chữ Đôi/ Đối 對. Đũa là âm Á Đông trung đại khi đọc chữ Đối 對. Bằng chứng là tiếng Khách Gia ở Ninh Hóa – Phúc Kiến còn lưu tồn nguyên âm như tiếng Việt Nam [tua112] (đọc gần như Tủa, phụ âm đầu Đ đã biến thành T, không còn giữ nguyên như Việt ngữ). Âm Đũa trung đại (của chữ Đối 對) do biến âm Đ/L nên ở Phố Thành, Nam Bình, Phúc Kiến lại đọc là [lue423]. Điều này giải thích tại sao trong tự điển Việt Nam ghi nhận Trả Đũa đồng nghĩa với Trả Nủa. Đối 對 còn mang nghĩa Đáp 答, Đãi 待… Như vậy Trả Đũa chỉ mang nghĩa Đáp Trả mà thôi.

C. Số 0, 1, 2, 7 và 8: Nhị phân Dịch

Đầu thế kỷ 20, khi từ chối tài trợ cho một số đề tài liên quan, quỹ Rockefeller nổi tiếng ở Mỹ nhận định: “Các ngành nhân văn, khoa học xã hội và nghệ thuật là những lĩnh vực quá chủ quan và chứa đầy nguy cơ chính trị” (Xem sách John D. Rockefeller của Ron Chernow). Đấy là chuyện ở Hoa Kỳ. Nhìn qua Á Đông hoặc toàn thể nhân loại, chủ nghĩa thực dân đê hèn cùng thuyết Âu tâm kết hợp hài hòa với các mưu đồ chính trị của những kẻ “biết tuốt” ngu xuẩn, đã bóp méo tất cả sự thật và gieo rắc biết bao tín điều tuyệt đối hoang đường về nền tảng văn minh của chúng ta.

Trong phần này chúng tôi sẽ chứng minh văn minh Á Đông là nền văn minh đầu tiên của loài người đã tìm ra số 0 cách đây trên 3.000 năm, cùng lúc với việc phát minh ra bộ số nhị phân Dịch trên cơ sở nhị phân thuần phác của các bầy người và bộ lạc nguyên thủy. Sự tương đồng về trị số nhị phân và phương âm Hoa Nam khi đọc tên các quẻ Khôn, Bác, Bỉ, Bĩ, Khảm với Không, Một, Vài, Bảy, Tám trong tiếng Việt không còn là tình cờ và bí ẩn nữa. Chúng là những căn cứ không thể bác bỏ để khẳng định Joachim Bouvet và Leibniz đã hiệp đồng đánh cắp bộ số nhị phân Á Đông, góp phần không nhỏ xây dựng lên nền khoa học tiến bộ ở phương Tây trong thế kỷ vừa qua.

Vào năm 1701, từ Á Đông – thầy tu người Pháp là Joachim Bouvet đã gửi cho nhà toán học Đức Wilhelm Leibniz một bảng nhị phân Dịch hoàn hảo, nói theo ngôn ngữ hiện nay là bộ số xây dựng trên 6 bit gồm 64 con số từ 0 đến 63. Đến năm 1703, lần đầu tiên cái gọi là “số nhị phân được phát minh bởi Leibniz” mới ra đời trong một bài báo. Thủ thuật rất đơn giản: thay vạch đứt của Dịch bằng số không Ả Rập và dựng đứng vạch liền thành số 1 Ả Rập, chuyển cách đọc từ dưới lên thành trái qua phải. Học thuật phương tây lại còn úp mở Leibniz đã “hình dung” ra thứ này tận năm 1679 mà chẳng có bất cứ chứng cớ nào!

Điều kì lạ đã xảy ra ở đây. Năm âm số đếm bạch thoại Việt ngữ trùng khớp với tên Năm quẻ dịch và khớp luôn với giá trị trong hệ nhị phân mà nó biểu diễn: 0, 1, 2, 7, 8. Đây mới là bằng chứng hùng hồn rằng tổ tiên của trên 50% người Việt Nam đã sáng tạo ra Dịch số khi họ còn ở phương bắc, chưa nam tiến li khai và lập quốc. Nói cách khác, người Việt Nam và Trung Quốc phần nào là anh em ruột thịt, cùng một nòi giống. Có lẽ Dịch số đã được hoàn thiện vào khoảng thời Chiến quốc và ban đầu cổ nhân đã dùng số đếm để đặt tên cho các quẻ. Sau hơn 2000 năm, còn 5 âm sót lại trong tiếng Việt là hết sức hy hữu nhưng hoàn toàn không hề tình cờ.

Nhị phân là một bộ số tưởng chừng rất cao siêu nhưng hình như lại có gốc rễ cực kì thuần phác. Khi còn là những bầy người, tiền nhân tư duy rất chậm chạp và giới hạn, họ chỉ dùng số 1 và 2 để đếm. Các số lớn hơn 2 được thực hành như một bài toán mẫu giáo hiện đại. Chẳng hạn phương ngữ Kalaw Lagaw Ya trên các đảo biệt lập ở eo biển Torres giữa Papua New Guinea và Australia chỉ có số 1 [madhabaig] và 2 [ùka]. Số 3 là [2-1] (ùkamadhabaig), số 4 là [2-2] (ùkaùka)… Lấy ví dụ số 7 được biểu diễn bằng nhị phân 3 bit hiện đại là [111] = (1×22) + (1×21) + (1×20), về bản chất có sự tương đồng rất cao với logic của người cổ đại. Vậy là khi nhìn vào bản chất bộ số của các quẻ Dịch, chúng tôi đã thấy một câu trả lời về nguồn gốc khá thích hợp. Sự tương đồng về trị số nhị phân và âm đọc của tên các quẻ Khôn, Bác, Bỉ, Bĩ, Khảm với Không, Một, Vài, Bảy, Tám trong tiếng Việt không còn là tình cờ và bí ẩn nữa.

Bản thân 5 âm đang đề cặp của Dịch số cũng cho thấy tương quan ngũ phân. Tên của quẻ Dịch biểu diễn số 2 và 7 Nhị phân gần như là đồng âm dị tự. Trong hệ ngũ phân, 7 được biểu diễn bằng “5 và 2”, khi đơn âm hóa và sử dụng trong bộ số Dịch 6 bít gồm 64 con số từ 0 đến 63, cổ nhân đã giữ cả hai âm rất gần nhau Bỉ比 và Bĩ否. Hiện tiếng Khmer còn bảo tồn nguyên vẹn thể Ngũ phân này [pii] (2) và [pram pii] (7). Cổ Hán âm của Bỉ比 chính là Vài, tức số 2, mà tiếng Hmong Mien ngày nay vẫn lưu tồn: [wəi33], [va35], [vi42]…  

Quẻ Khôn khi vẽ ra đã tượng hình một vật rỗng ruột. Để chỉ sự trống rỗng, tiếng Việt dùng các từ: Trùng/Xung 沖 có bạch thoại là trống và giỗng (kí âm sai thành rỗng là biến âm như trời/giời, trầu/giàu mà thôi); trùng hư 沖虛 là hư không, trống rỗng. Không/Khống/Khổng 空, không hư 空虛 chính là hư không vậy. Khánh 罄 (trong khánh kiệt, khánh tận). Hoặc Khổng 孔 chỉ lỗ hổng, lỗ thủng.

Bảng này đã chứa đựng rất nhiều thứ mà thậm chí bản thân tác giả có thể chưa nhận thức được. Chẳng hạn sau khi lập xong bảng tôi mới phát hiện chữ Bỉ giáp cốt văn vẽ 2 người… Do vậy thuyết minh chỉ là làm rõ hơn sự hiểu biết của bản thân chúng tôi. Hy vọng bạn đọc và các thế hệ sau tiếp tục nhìn thấy vấn đề sâu hơn nữa.

D. Số 5 gốc Dương Tử cổ đại

Thể đa âm chỉ số 5 trong hầu hết các ngôn ngữ Austronesian là [lima] hoặc [nima]. Đây mới chính là từ nguyên của số 5 tức Lăm/Năm trong tiếng Việt, chứ không phải tiếng Khmer [pram] như kết luận của mấy anh tây cực dốt tiếng Việt nhưng xưng là học giả nghiên cứu Việt ngữ. Hiện có khoảng 30 ngữ chi Nam Đảo đọc số 5 là [nima], trên dưới 10 thứ tiếng khác có [nima] là tiền tố hay hậu tố của âm chỉ số 5. Số lượng âm [lima] lên đến vài trăm. Các âm này cũng chiếm phần lớn trong 36 thổ ngữ Austronesian ở Đài Loan, cũng như rất nhiều ngữ chi Champa, Indonesia, Malaysia..

Khi qua số 6, hệ ngũ phân chỉ còn sót lại ở vài chục ngữ chi, trình diễn theo công thức [nim – x], [nima – x] hay [lima – x], trong đó [x] là âm chỉ số 1. Chẳng hạn thổ ngữ Bwatoo ở đảo New Caledonia giữa Thái Bình Dương đọc số 6 là [nim bwa Ɵa:ŋ] nghĩa là “5 và 1” y hệt biểu diễn số 6 La Mã [VI]. Đặc biệt hiện nay thổ ngữ Austronesian Chru, Rhade, Jarai và Champa ở Việt Nam đọc âm chỉ số 6 tương đồng với âm chỉ số 5 trong tiếng Việt [năm]. Đây chắc chắn là ngôn ngữ hiện đại, đã qua 1 quá trình đơn âm hóa lâu dài cũng như biến âm từ thể [năm – một] của ngũ phân xa xưa, trước khi chuyển qua hệ đếm thập phân.

Có thể trù đoán cách đây khoảng 3000 năm, khi đơn âm hóa dưới ảnh hưởng của chữ viết, Lima/Nima đã rút gọn thành Lăm/Năm. Số 5 trong Việt ngữ có 1 dải biến âm rất đa dạng. Đến nay chúng tôi đã liệt kê được ít nhất 13 thể: Năm, Lăm, Nhăm, Giăm, Giằm, Lam, Lãm, Lắm, Nắm, Giam, Giám, Cầm, Cắm. Từ Nắm đến Cầm là mấy ngàn năm lịch sử ngôn ngữ Á Đông vĩ đại.

Năm -> Lăm -> Nhăm -> Giăm -> Trăm… là các bậc biến âm của âm chỉ số 5 ở Á Đông cổ đại và Ngũ là hậu âm của Nhăm. Quan hệ Nh/Ng đã được chúng tôi chỉ ra ở Người/Ngài là cổ âm của Nhi 兒. Ngoài ra Nhầm/Lầm/Lỡ/Nhỡ cũng có thể quan hệ với Ngộ 誤 như vậy. Hiện nay hàng chục phương ngữ Quảng Đông, Quảng Tây và Khách Gia ở Hoa Nam đọc chữ Ngũ 五 chỉ với phụ âm cuối [m].

Con người cổ đại vốn thật thà và không tham lam. Khi sở hữu thứ gì lên đến số ngón tay trên một bàn tay, họ đã cho là nhiều. Lúc này Lăm biến thanh để cho ra nghĩa Lắm tức là nhiều: Lắm bò, lắm trâu, lắm vợ… Lam trong Tham Lam 貪婪/惏 cũng chính là biến âm và thanh của Lắm vậy.

Nhiều ngôn ngữ Austronesian vẫn còn dùng âm chỉ số 5 để chỉ một bàn tay hay tay nói chung, nhưng tiếng Việt hình như đã đánh mất logic này. Tuy vậy, khi giữ thứ gì trong năm ngón tay, chúng ta áp dụng biến thanh để cho ra động từ Nắm. Một vốc vừa bàn tay cũng gọi là một Nắm. Co 5 ngón tay lại để tạo thành chiến cụ, sẽ có Nắm đấm. Và thậm chí Đấm – chữ Nôm Quảng Đông là Thẩm 揼 rất nhiều khả năng đồng nguyên với Nắm.

Đọc đến đây, “chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi” hay “học thuật thực dân tẩy não” chắc chắn sẽ kết luận Nắm là từ “thuần Việt”. Lãm 攬/擥 mang nghĩa Nắm/Giữ đã xuất hiện trong thư tịch thời Chiến Quốc, với Mân âm Sán Đầu và Hạ Môn hiện nay lần lượt là [nam53] và [lam53]. Cũng hết sức lưu ý, Thuyết Văn lại ghi Lãm 攬 đọc bằng âm Giam/Giám監 mà ngày nay tiếng Mân – Quảng và Khách Gia đã biến thành Cầm [kam53]. Thành ra Giam Cầm, Cầm Nắm bản chất đều là từ đẳng lập, dù rằng âm Cầm 擒 đã được viết ra thêm một chữ khác.

Cũng vào thời mẫu hệ kiêm luôn mẫu quyền ấy, một bà mà có đến LĂM chồng thì đã khá nhiều, nên gọi nhiều là LẮM. Và có lẽ sau cả hàng ngàn năm, cộng đồng tổ tiên của chúng ta mới có ý niệm về con số 100 và một nhà toán học thông minh nào đó đã quyết định dùng CHĂM là biến âm của GIĂM (như giầu/trầu, giời/trời, giăng/trăng, giai/trai…) để gọi. Số 100 thời Lý Trần và đầu Lê đọc là Lâm, căn cứ vào biểu âm Lâm林 trong chữ Nôm Trăm 𤾓/啉. Tương tự vậy là Trâu 𤛠 thời đó ký âm bằng chữ Lâu婁. Âm Trăm sau này được dùng để chỉ 100, nội hàm dân dã của nó cũng như chư Bách 百, là nhiều, rất nhiều.

Chúng tôi còn thấy hành Kim trong ngũ hành và âm Tám trong bộ số thập phân rất có thể liên đới ngữ nghĩa và biến âm từ Lăm/Năm. Vì nếu số 8 đọc là [năm và ba] rồi đơn âm hóa thành Tám thì cũng khả dĩ. Tuy vậy xin phép không tiếp tục đi sâu hơn ở đây.

E. Ba, Tám, Bốn, Chín

Số 3: Ba là âm cận đại của Bính 丙, số 3 trong hệ thập phân thiên can. Hiện ở Tam Minh, Phúc Kiến tiếng Mân Trung đọc là [pã21].

Số 4: Phóng 放 là từ nguyên của Bắn, giọng nam bộ Việt Nam tương đồng với tiếng Mân Nam, chẳng hạn [paŋ213] ở Sán Đầu. Từ đây chúng tôi đặt vấn đề Bốn có khả năng là cổ âm Dương Tử, có ít nhất hai chữ Hán chứa một phần hay toàn bộ âm Bốn và tất nhiên mang nghĩa Bốn: Bồ/Phù 扶 chỉ khoảng cách tạo nên bởi Bốn ngón tay khít vào với nhau. Phương 方 có giáp cốt văn vẽ một hình vuông Bốn cạnh. Bản thân chữ Phương 方 trong nhiều ngữ cảnh của thư tịch cổ từ thời Hán đã mang nghĩa  “tứ diện – bốn mặt”, “tứ bàng 四旁 – bốn bên”. Chúng ta có thể tham khảo logic này ngay tại tiếng Anh: Square (vuông) và Quarter (một phần tư) liên đới với Quartus/Quattuor trong tiếng La Mã (Bốn, thứ Tư).

Số 9: Chín gốc từ chữ Thân 申, số 9 trong hệ Thập nhi phân địa chi. Tiếng Mân Nam Hạ Môn hiện đọc chữ này gần như Chín [sin55/tsʰun55].

Trong ngôn ngữ hiện đại, âm chỉ số 3 của Việt ngữ lại tương đồng với âm chỉ số 8 của tiếng Trung [Ba và Bát 八] và ngược lại [Tám và Tam 三] rất giống nhau. Học thuật bạch chủng thì không thể biết tại sao, vì tất cả những thứ được gọi là nghiên cứu của chúng đều bịa đặt.

Loài người khắp nhân loại đều bắt đầu đếm bằng hệ ngũ phân. Họ dùng 5 ngón tay trên một bàn tay. Số lớn hơn 5 sẽ là [5 và 1], [5 và 2], [5 và 3]… Như vậy khoảng 4000 năm trước, khi hệ ngũ phân bắt đầu được chuyển qua thập phân rồi sau đó xuất hiện trong giáp cốt văn, cổ nhân Á Đông đã đơn âm hóa thể [5 và 3] để cho ra độc âm chỉ số 8. Vậy là đã có hai sự chọn lựa diễn ra và trái ngược nhau: Tam và Bát.

Có lẽ vùng Hoàng Hà đã dùng âm Tam chỉ số 3 và âm Bát chỉ số 8, trong khi vùng Dương Tử đã chọn Bát chỉ số 3 và Tam chỉ số 8. Nói cách khác, từ nguyên của âm chỉ số 3 trong Việt ngữ có liên quan đến Bát 八 và âm chỉ số 8 rất gần gũi với Tam 三. Tam rõ ràng có nghĩa gốc là Năm, là một biến thể của âm chỉ số 5 để không nhầm lẫn với Năm khi đếm.

F. Số đếm và Văn hóa

1. Chín phương Trời, mười phương Phật

Khi người Á Đông đã phát minh ra số 0 (quẻ Khôn) thì bộ số thập phân tự nhiên bắt đầu bằng 0 và kết thúc ở 9 mới chính là Thiên địa chi số. Khôn tượng địa. Cửu thiên là từ 1 đến 9 mà học giả Dương Hùng thời Hán gọi là Thái Huyền Số太玄數. Do vậy 9 tượng trưng cho Trời tức Ngọc hoàng thượng đế, vị thần tối cao cai quản toàn bộ vũ trụ. Trước đó ở hệ ngũ phân (nhân số) thì 5 là số lớn nhất. Từ đây sinh ra hợp đề Cửu Ngũ trong Cửu Ngũ Chí Tôn 九五至尊 chỉ ngôi vua dưới hạ giới. Hình ảnh “Voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao” trong cổ tích của chúng ta bàng bạc tinh thần số học của Đạo giáo.

Văn minh ngoại lai sử dụng số 0 rất muộn và đạo Phật đã đem vào Á Đông nội hàm “mười phương Phật”. Nó chứng tỏ Ấn Độ cũng như các dân tộc lạc hậu khắp hoàn cầu lúc đó vẫn lấy 10 ngón tay làm bộ số tự nhiên. Nhưng lạc hậu bậc nhứt phải kể đến Tây Âu, nơi người dân vẫn miệt mài dùng hệ ngũ phân, đếm số trên một bàn tay. Đấy chính là bộ số La Mã.

Tồn tại rất nhiều giải thích lơ lửng con cá vàng giữa dòng lịch sử về nội hàm này. Nào là số chẵn mang tính âm, số lẻ thì dương. Do đó số 5 và 9 đều là số dương, 9 là số dương tối cao, nên tượng trưng cho ngôi vị của hoàng đế. Lại có thuyết dẫn Chu Dịch, quẻ Càn 乾 tượng trưng cho trời có sáu vạch liền, cực dương, cực thịnh. Trong quẻ càn này, hào số 5 từ dưới lên lại được Chu Dịch đặt tên là Cửu Ngũ, diễn đạt thành “Phi long tại thiên”…

Dễ dàng nhận thấy trong các diễn từ về số trên đây có 3 hệ lồng ghép vào nhau: 5 là số tự nhiên cực đại của hệ ngũ phân. 9 là số tự nhiên cực đại của hệ thập phân sau khi văn minh Á Đông đã phát minh ra số không. Quẻ Càn thật ra tương ứng với số 63 nhị phân cực đại 6 bit (tức 6 vạch liền).

0 đến 9 được gọi là Thiên Địa Chi Số, tức là những con số kì diệu và thần bí của đất trời. Âm bạch thoại Việt ngữ chứa 5/10 âm chỉ quẻ Chu Dịch tương đương và bằng chính giá trị nhị phân của quẻ là bất ngờ quá lớn. Việc những âm này tương đồng gần như tuyệt đối với các phương ngữ Mân/Quảng/Hẹ vốn bảo tồn cực tốt cổ Hán âm là hiển nhiên.

 Nói cách khác, nửa bộ số bạch thoại tiếng Việt là âm đếm của các nhà toán học Á Đông đã phát minh ra số nhị phân cho loài người. Tây dốt tiếng Việt là bình thường nhưng nếu người Việt mà mù quáng tin tây nói nhảm về gốc Mon Khmer của các con số Việt thì thật đau lòng!

2. Mùng năm, mười bốn, hăm ba…

Ý nghĩa mấy từ này nếu tìm bằng google Việt ngữ thì sẽ thấy thông lệ “lấy hệ quả làm nguyên nhân”, các chuyên gia học giỏm tán hươu tán vượn, nặn chữ bóp nghĩa, miệng mồm liếm thoắn, cố rặn ra cho bằng được câu trả lời để xứng với bằng cấp giỏm của mình, dù hiểu biết rất nghèo nàn về lịch sử và văn hóa Á Đông. Kiểu như “anh Cả ở quê, em Hai theo chúa Nguyễn cầm gươm đi mở cõi nên từ đó gọi là anh Hai”; “ngày ấy hoàng gia đi chơi nên dẹp đường, chả buôn bán gì được”… Thậm chí có tiến sĩ còn liên kết nhiều thứ đến cả vua Hùng (sic!). Người nghe hết đường chối. Dần dần những thứ giả học thuật quái thai lai Tây này trở nên chính thống.

Đạo giáo xưa có câu: “Sơ ngũ thập tứ nhị thập tam, lão quân lô lí bất luyện đan, quan âm lão mẫu bả môn quan 初五十四二十 三, 老君爐里不煉丹, 觀音老姥把門關”. Nghĩa là mấy ngày này Lão quân không luyện đan nữa, Lão mẫu đóng cửa nghỉ ngơi. Các bạn thấy giống Chủ nhật ngày nay hôn? Nhớ là xưa kia Á Đông chúng ta 1 tháng chỉ có 3 tuần, mỗi tuần 9 hoặc 10 ngày do tháng trăng khi đủ khi thiếu. Vậy là “Mùng năm, mười bốn, hăm ba” là ba ngày Chủ nhật Á Đông cổ đại.

Thật ra kiêng kỵ này có đến 6 ngày, gọi là Tam Nương Sát 三娘煞, rất phổ biến trong đời sống dân gian Việt – Trung: 3, 7, 13, 18, 22 và 27 âm lịch hằng tháng. Truyền thuyết kể rằng xưa có Cô Ba mặt trăng dáng hoa, nghiêng nước nghiêng thành, lòng thầm nhủ sẽ trọn kiếp quyết chờ lang quân như ý. Có lẽ vì thế mà Nguyệt Lão Tinh Quân, vị thần cai quản hôn nhân của Đạo giáo nhất định không cho Cô Ba dây tơ hồng nên duyên, dù qua đến 6 lần cầu xin trong các ngày đã nói. Đố kị và oán giận, Cô Ba trù ếm cho tất cả những đôi lứa được Nguyệt Lão kết tơ trong những ngày này toàn gặp bạc bẽo, bất hạnh và chia ly. Từ đó về sau người đời làm những việc quan trọng cũng cố tránh 6 ngày này, không riêng gì cưới hỏi.

Logic của câu chuyện: Có lẽ Đạo giáo nghĩ ra chuyện này để bách tính làm gì cũng từ tốn cân nhắc được mất, dò đá qua sông, ngừng nghỉ hợp lý, không quá nhanh chóng, xốc nổi thì không hỏng việc.

3. Di lịch

Thay vì học bọn tây biết tuốt đi vào các bộ lạc lạc hậu nhận bừa âm/từ Việt có gốc ở đấy chỉ căn cứ vào cái vỏ âm rỗng tuếch chưa bao giờ tương đồng tuyệt đối, chúng tôi khảo sát lịch đại của các dân tộc thiểu số ở Hoa Nam. Trong hình là một phiên bản Di Lịch của Di Tộc có tuổi đời 7.500 năm đến 10.000 năm, có thể là mẹ đẻ của bộ âm dương lịch mà toàn bộ Á Đông đang dùng.

Đây là lịch mặt trời, lấy mốc trước Đông chí một ngày là kết thúc năm. Sau Đông chí 5 ngày thì bắt đầu Tuần thứ nhất gồm 12 ngày đặt tên bằng 12 địa chi. Di Lịch có 5 mùa: Mộc (mùa xuân sinh trưởng), Thủy (mùa mưa đến), Hỏa (mặt trời quay lại bán cầu bắc, nóng nực), Thổ (đất đai khô ráo, thu hoạch mùa màng), Kim (mùa đông băng giá). Thứ tự này xáo trộn rất mạnh ở các phiên bản Di Lịch khác nhau, chúng tôi phải dựa vào thư tịch Chu/Tần/Hán mô tả Hạ Lịch để liệt kê theo logic.

Ba tuần Di Lịch tạo thành một tháng. Như vậy mỗi mùa có 2 tháng, phân thành đực/cái hay dương/âm (như mùa Mộc có 2 tháng Mộc Công 木公 và Mộc Mẫu 木母). 10 tháng Di Lịch, theo ý kiến của chúng tôi, đã sản sinh ra Thiên Can sau này. Một năm Di Lịch có 365 ngày và căn chỉnh bằng điểm thiên văn Đông Chí nên có độ chính xác không thay đổi theo thời gian. Đây là bộ lịch mặt trời xưa nhất và hoàn chỉnh bậc nhất của nhân loại được biết cho đến nay.

Trong Di lịch này có âm dương (đực/cái, 1,2), có ngũ phân (5 mùa), có thập phân (10 tháng), có thập nhị phân (12 con giáp). Nó chỉ thiếu số 0 của nhị phân Dịch. Rõ ràng nó hàm chứa tất cả bộ số cơ bản của loài người.

G. Kết luận

Bộ số Việt ngữ là tập đại thành toàn bộ quá trình phát minh số đếm và phát triển toán học và lịch pháp Á Đông. Từ đếm ngón tay, đếm sỏi, kết thằng, nhị phân Dịch đến toán trù, chia mùa màng, hệ can chi… Bộ số Việt ngữ vô hình trung trở thành nơi lưu giữ hầu như toàn bộ ngôn ngữ châu Á – Thái Bình Dương, phóng chiếu một sự thật rằng tổ tiên của tất cả chúng ta có cùng nguồn cội rất xa xưa. Việc chia vụn ra những ngữ hệ nhảm nhí và vô lý như Nam Đảo, Nam Á, Hán Tạng… vừa vô minh và vừa đầy âm mưu.

Xin nhắc lại ở sách Độc Đoạn của Thái Ung thời Đông Hán, bản in năm 1646 ghi nhận nhà Hạ dùng chữ Tuế/Tuổi 歲 và Nẫm/Năm 稔 để chỉ Niên 年. Niên chỉ bắt đầu được sử dụng từ triều Thương, Chu trở về sau. Mộc/Một 木 và Hỏa/Hai 火 là hai số ngũ phân đầu tiên trong ngũ hành có thể truy về lịch Ngũ quý (năm mùa) từng được Lão Tử nói với Khổng Tử. Trước đó Pháp gia Quản Trọng (720 BC – 645 BC) cũng đề cặp việc sử dụng Ngũ quý lịch 五季曆 kết hợp giữa Thập can và Ngũ hành trong thiên Ngũ hành, sách Quản Tử. Các nghiên cứu xưa nay cho rằng đây là lịch của nhà Hạ, một năm 360 ngày, 12 tháng, 5 mùa, bắt đầu từ ngày đầu tiên sau Đông chí. Lịch này hiện vẫn lưu tồn một phần trong tân lịch của người Di ở Hoa Nam.

Như vậy bốn từ lõi Một, Hai, Tuổi và Năm là mốc khởi đi của Việt ngữ, niên đại hơn 3400 năm. Chúng đã được bảo tồn như là bạch thoại, lời ăn tiếng nói dân dã địa phương vùng Dương Tử, qua Thương, Chu, Tần, Hán, Đường… và ngày nay đã trở thành tiếng Việt Nam.

Học thuật thực dân bạch chủng hậu khai vừa nhơ bẩn vừa nhảm nhí khi nói về tiếng Việt, rất nên gom hết lại rồi đốt bỏ.

Cát Lái 27.8.2023

@truongthaidu

Older Entries