Quyền trượng – scepter – tượng trưng cho tri thức?

2 Comments

Scepter symbolizes knowledge?

Einstein: “It is easy to find a superficial analogy which really expresses nothing. But to discover some essential common features, hidden beneath a surface of external differences, to form, on this basis, a new successful theory, is important creative work”.

Darius_the_Great

Relief carving of Darius the Great of Persia on his throne, holding a scepter and lotus

Quyền trượng có lẽ là hình ảnh tối cổ của thổ khuê/cây nêu/gnomon, một dụng cụ cực kỳ giản dị đã giúp khai mở thiên văn, toán học và chữ viết cho những nền văn minh tiên phong.

Local Noon

Khi đi vào tín ngưỡng, quyền trượng biến hình thành Kim tự tháp tượng trưng cho trời hoặc thiên đường. Một kiến trúc cổ đại khác kết nối trời và đất là obelisk, chắc chắn cũng là phản ảnh của thổ khuê. Một số người lại giải thích đó là hình ảnh sinh thực khí nam của tín ngưỡng phồn thực, nhưng quên rằng độ dài “siêu thực” của nó không ủng hộ hướng nhìn này.

Washington_Monument_obelisk_scale-3

Washington Monument, an obelisk.

Có thể suy luận các cấu trúc tháp là biểu tượng cho tri thức. Người phương Tây từ thời đại Hy Lạp đã vay mượn nội hàm văn hóa Egypt và Mesopotamia này để sử dụng, nhưng không thấu hiển bản chất giản dị của nó.

Ở Việt Nam có Tháp bút, ý nghĩa thiên văn và tri thức của nó rất sai lạc và méo mó. Vị trí tháp như truyền tụng là sẽ cho bóng ngòi bút chấm vào nghiên mực ngày Đoan ngọ. Thật ra bóng tháp chỉ phụ thuộc vào mặt trời, dựa vào lịch âm mặt trăng là cái sai thứ nhất. Hà Nội vĩ độ khoảng 20 độ, Đoan ngọ thường rất gần với Hạ chí, lúc đó mặt trời ở phía bắc tháp, nghiên mực cũng ở phía bắc, bóng tháp sẽ đổ về phía nam, ngòi bút không thể chấm vào nghiên mực được, đó là cái sai thứ hai. Chỉ có thể phỏng đoán nếu đủ điều kiện (độ cao Tháp bút, góc lệch của nó với nghiên mực phù hợp) ngòi bút sẽ chấm vào nghiên mực vào khoảng trước sau ngày lập Hạ mùng 5 hoặc 6 tháng 5 dương lịch.

thapbut

Biểu tượng quyền trượng ít xuất hiện trong văn hóa Trung Hoa bởi họ không thoáng như Egypt và Mesopotamia. Họ biết rõ tri thức là sức mạnh và luôn bảo mật rất kỹ càng. Khi không được trao đổi học thuật rộng rãi, vô hình trung tri thức sáng lạn cổ đại của họ chỉ dẫm chân tại chỗ và dần dần suy tàn. Đó là lý do ba thế kỷ tụt hậu của Trung Quốc so với phương Tây vừa qua.

@T.T.D 7.2017

Ý nghĩa thiên văn của bốn chữ Hán đông tây nam bắc

Leave a comment

Bắc 北: Vốn đồng âm và đồng nghĩa với chữ Bối 背 tức là lưng. Giáp cốt văn vẽ hình hai người quay lưng lại với nhau (hình 1). Giữa trưa nếu người Trung Quốc cổ đại (ở vĩ độ 34-35) nhìn thẳng về phía mặt trời thì sau lưng họ chính là hướng chính bắc.

Bei

Nam 南: Các nhà nghiên cứu chữ viết xưa nay cho rằng giáp cốt văn của nó là hình một loại nhạc khí. Tuy vậy, ý nghĩa thiên văn rõ ràng của chữ Bắc dẫn đến khả năng giáp cốt văn của Nam mô tả mặt trời ở thời điểm ban trưa nóng nực, thấp thoáng chữ Hỏa (hình 2).

Nan

Đông 東: Chữ Đông giáp cốt vẽ mặt trời nằm giữa một cây cổ thụ, tức mặt trời mới mọc (hình 3).

Dong

Tây 西: Sách Thuyết Văn đời Hán cho đấy là hình chim nằm trên tổ, buổi chiều chim bay về tổ cùng hướng mặt trời lặn. Do đó gọi phương ấy là Tây (hình 4).

Xi

Tất nhiên, Hán ngữ có quá trình phát triển, bồi đắp, thay thế… ít nhất là 4000 năm. Dấu vết thiên văn cổ đại của nó còn nhiều như đã liệt kê ở trên là khá bất ngờ.

Lý thuyết vùng đệm an ninh và ngôn ngữ đế quốc

1 Comment

Văn bản đề cặp đến lý thuyết vùng đệm an ninh xưa nhất của đế quốc mà tôi tiếp xúc được bằng nguyên ngữ nằm trong Hậu Hán Thư: “Xứ Man Di tuy ngăn cách núi cao lũng sâu, nhưng có đất sinh sống, nối liền với vùng Kinh Sở là đất Giao, che chở đất Ba Thục cần một vùng ngoại Di, không thể xác định chỗ tận cùng. Tuy nhiên Man Di hung ác mạnh mẽ tinh ranh mưu lược, như bọn Khương Địch, có vượt qua chỗ trọng yếu bằng sự hung dữ tàn ác, cũng chẳng thể vào sâu”.

Chắc chắn các đế quốc cùng thời như La Mã, Ba Tư cũng có những thứ tương đương. Lý do là hậu thân của họ – nền văn minh phương Tây – từ nhiều trăm năm nay vẫn luôn áp dụng thuần thục lý thuyết này. Thậm chí họ còn đặt ra những cái tên mỹ miều như “Học thuyết Monroe”, biến toàn bộ châu Mỹ thành vùng đệm an ninh cho đế quốc Mỹ vào đầu thế kỷ 19.

Trước và sau thế chiến thứ hai, bản đồ các đế quốc xáo trộn. Nó là thời điểm hiếm hoi mà lịch sử nhân loại bày ra vô vàn những cuộc dàn xếp vùng đệm an ninh khắp nơi trên địa cầu.

1939 – 1940: Nhật tấn công vùng đệm Mông Cổ của Nga nhưng thất bại. Biên giới Nga – Phần Lan lùi hàng trăm km về phía Phần Lan sau một trận chiến tàn khốc trên băng giá mùa đông. Nga và Đức chia đôi Ba Lan theo một hiệp ước bí mật trước đó. Để “dễ ngủ” hơn, Nga lại chiếm thêm ba nước vùng Baltic.

1945 – 1952: Nga chiếm chuỗi đảo phía bắc Nhật. Anh – Pháp – Nga – Mỹ nhanh chóng thay đổi chế độ chiếm đóng hà khắc tại Nhật và Đức, biến phần đất mình đang đóng quân thành đồng minh, bản chất là chuyển hóa chúng thành các vùng đệm an ninh. Tàu Tưởng tràn sang bắc Việt, họ chỉ rút về khi được đổi miếng bánh lớn hơn đó là Quảng Châu Loan và tất cả các tô giới thuộc Pháp ở Hoa lục. Triều Tiên bị chia đôi, vĩ tuyến 38 là ranh giới.

korea

Đến năm 1954, Việt Nam cuối cùng cũng chung số phận với Đức và Triều Tiên. Đất nước bị xẻ làm hai ở vĩ tuyến 17. Hệ quả ấy có thể thấy trước, nếu sử gia vĩ đại nhất của người Việt không phải là Trần Trọng Kim. Lý thuyết vùng đệm an ninh của đế quốc đã nằm trong Hán sử 1800 năm và phổ biến rộng rãi suốt 1500 năm, từ thế kỷ thứ 5. Người làm sử bỏ sót nó, quả là điều đáng tiếc và không thể biện hộ.

Từ lý thuyết vùng đệm an ninh, các đế quốc thường trao đổi với nhau bằng thứ ngôn ngữ đặc thù mà không phải nước nhỏ nào cũng hiểu sâu sắc. Lỗi lại là ở sử học và các sử gia.

Chẳng hạn trước khi chiến tranh Việt – Mỹ khai mào rất lâu, Bắc Kinh đã “giao thiệp” với Washington nói riêng và thế giới phương Tây nói chung bằng “Bản tuyên bố ngày 4 tháng 9 năm 1958 của CHND Trung Hoa”. Ý nghĩa của nó là: “Tao không care vụ chủ quyền hay chủ quyền lịch sử như đài nhà tao hay nhồi sọ dân chúng đâu. Vấn đề là an ninh quốc gia. Đó là lằn ranh đỏ. Chúng mày bước qua đó là có chiến tranh. Mặt trận Triều Tiên thứ hai sẽ thành hình”. Và để chứng tỏ sự “thấu cảm” rất đế quốc, năm 1974 hạm đội 7 hùng mạnh của chú SAM đã “đá lông nheo” với hạm đội cổ lỗ sĩ lố nhố Hồng vệ binh trói gà không chặt của Mao: “Tới đi bác tài. Tui sẽ đóng ở Subic, bờ đông biển Đông. Thỉnh thoảng ta giao lưu bóng bàn nhé.”

Thầy của các chính trị gia kiệt xuất trên thế giới bao giờ cũng là sử gia. Chẳng phải vô lý mà Mao luôn gối đầu giường quyển sử “Tư Trị Thông Giám” của Tư Mã Quang. Sử học đúng nghĩa không những phải chứa đựng túi khôn, túi dại của tiền nhân trực hệ, mà còn bắt buộc phải thông hiểu ngôn ngữ đế quốc suốt lịch sử loài người. Đó là điều kiện tiên quyết để một quốc gia tự nắm vận mệnh của mình, tiến tới cường thịnh và độc lập, thoát khỏi thân phận là vùng đệm an ninh của bất cứ thế lực nào.

Ở quyển hồi ký The Pianist, nghệ sĩ dương cầm gốc Do Thái Wladyslaw Szpilman đã mô tả nhà nước Ba Lan tiền chiến bạc nhược giữa gọng kềm Đức – Nga, trong khi truyền thông “ngáo đá” luôn cố gắng “phiêu du” bằng cách “dìm hàng” máy bay và xe tăng fascist là những khối hình bằng giấy, chỉ hù dọa được trẻ con. Sự ấu trĩ đã phải trả cái giá đắt nhất xưa nay: trên dưới 17% nhân dân Ba Lan bị giết, đất nước biến thành đống gạch vụn!

Yêu nước cũng có nhiều loại: Thông minh, vô tri hoặc ngu xuẩn.

@T.T.D 7.2017

Could be dated age of a civilization by ancient main axes?

6 Comments

Có thể định tuổi các nền văn minh bằng trục chính đạo?

  1. Đồng hồ mặt trời cổ đại

Làm cách nào để hai chiếc đồng hồ cổ đại Egypt (A1 – trái – 1500 BC) và China (A2 – phải – Western Han, khoảng 100 BC) như hình dưới đây chỉ thời gian chính xác, ít nhất là solar noon, tức thời điểm mặt trời nằm trên thiên kinh tuyến địa phương.

Với A1: Đường kính ở đáy sundial phải trùng với vĩ tuyến địa lý tại điểm đặt nó. Nếu dùng A1 tại Washington, tốt nhất là ra Lincoln Memorial và đặt đường kính đáy A1 song song với tim trục đường từ Lincoln Memorial đến Capital Hill. Nếu dùng A1 bên cạnh bất cứ Kim tự tháp nào ở Egypt thì phải đặt đường kính đáy A1 song song với cạnh đông – tây của Kim Tự Tháp. Nếu Dùng A1 tại di tích Babylon thì cũng phải đặt đường kính đáy A1 song song với các bức tường đông – tây của các cung điện và nhà thờ. Sai số trong định vị trục đông – tây sẽ chính là sai số của sundial khi chỉ solar noon.

Với A2: Cạnh dọc của sundial phải trùng kinh tuyến địa phương. Nếu dùng A2 tại hoàng thành Bắc Kinh, cạnh dọc của nó phải song song với ngự đạo (御道) tức trục chính bắc – nam của hoàng thành.

Bản chất của sundial chính là sự kết hợp của một miếng đá chỉ thị thời gian (dial plate) có đục lỗ để cắm cây nêu (gnomon). Trong một ngữ cảnh của Sử Ký (khoảng 100 BC) có mô tả thời kế của người thời Xuân Thu (547 BC – 490 BC). Nó là tổ hợp của gnomon và đồng hồ nước: “穰苴既辭,與莊賈約曰:「旦日日中會於軍門。」穰苴先馳至軍,立表下漏待賈。賈素驕貴,以為將己之軍而己為監,不甚急;親戚左右送之,留飲。日中而賈不至。穰苴則仆表決漏,入,行軍勒兵,申明約束. Dịch nghĩa: Sau khi Nhương Tư từ biệt Cảnh Công, ông hẹn với Trang Cổ: “Ngày mai giữa trưa chúng ta sẽ gặp nhau tại cổng doanh trại”. Hôm sau Nhương Tư đến nơi, dựng biểu và mở van đồng hồ nước đợi Trang Cổ. Trang Cổ xưa nay ngạo mạn, lại cho rằng mình là Giám quân của quân đội chính mình, chẳng cần vội vàng; vì thân thích tả hữu tiễn biệt, nán lại uống rượu. Chính ngọ Cổ vẫn chưa tới. Nhương Tư xô đổ biểu can và đập vỡ đồng hồ nước, đi vào doanh trại, điều binh khiển tướng, trình bày pháp lệnh”.

  1. Trục chính đạo của các nền văn minh

Đa số các cổng chính của thành quách, đền thờ và lăng mộ của văn minh Lưỡng Hà và Egyp đều mở về phía đông và độ chính xác của trục đông – tây tăng dần theo thời gian. Đến pyramid Djoser (2700 BC) và hoàng cung cũng như điện thờ Babylon (2300 BC) độ chính xác của trục chính đạo đông – tây của hai kiến trúc này đã đạt tới ±5 độ. Djoser -5 độ, nghĩa là nó hơi lệch về phía nam. Babylon +5 độ, nghĩa là nó hơi lệch về phía bắc.

Pyramid of Djoser_2700BC_5

Picture 1: Photo of Djoser pyramid by Google Map.

babylon_2300BC_10

Picture 2: Master plan of Babylon (2300 BC)

Ở Indus và Hy Lạp cũng vậy, tuy nhiên độ chính xác kém hơn rất nhiều: Di tích Dholavira Harappan (2600 BC) lệch -10 độ. Di tích Knossos (1600 BC) lệch -13 độ.

Trung Hoa là một nền văn minh phát triển độc lập. Họ chọn trục chính đạo vuông góc với trục chính đạo đông – tây của phương Tây, tức là bắc – nam. Di tích thành quốc Đào Tự (2300 BC) và Nhị Lý Đầu (1900 BC) đều có sai số tương tự ở Egypt 2700 BC và Babylon 2300 BC là ±5 độ. Đào Tự – 5 độ, hơi lệch về phía tây. Nhị Lý Đầu +5 độ, hơi lệch về phía đông.

Taosi_Plan_5degree_2300BC

Picture 3: Master plan of Taosi (陶寺) site (2300 BC)

erli_1900_1500BC_5

Picture 4: Master plan of Erlitou (二里头) site 1900 BC.

Trục chính đạo đông – tây của Lưỡng Hà, Ai Cập, Ấn Độ và Hy Lạp trong tương quan với trục chính đạo bắc – nam Trung Hoa về cơ bản là trục tung và trục hoành của hệ trục tọa độ Cartesian (Cartesian coordinate system) mà thôi. Nói cách khác trục chính đạo đông – tây hay bắc nam là một nửa hệ tọa độ Cartesian khi thiên văn và toán học của con người còn rất sơ khai. Một cách tình cờ người phương Tây đã chọn đông – tây và người Trung Hoa lại chọn bắc – nam. Nó khiến cho việc tìm hiểu thời cổ đại vốn rất ít manh mối, trở nên rõ ràng và có căn cứ nhất định, ít nhất là với thiên văn và toán học.

Theo Jared Diamond, trong quyển “Guns, Germs and Steel”, căn cứ trên khảo cổ quá trình thuần hóa thực vật và động vật, người Lưỡng Hà bắt đầu định cư cách đây 10500 năm, người Trung Hoa đi sau 1000 năm.

Domesticated

Picture 5: Page 100 of the book “Guns, Germs and Steel”

Khoa học thiên văn đòi hỏi một mốc quan trắc cố định, tức là xã hội định cư. Có như vậy con người mới tổng hợp được qui luật chuyển động tương đối giữa trái đất với mặt trời, mặt trăng, hành tinh, định tinh nhằm xác định ngày tháng năm, mùa màng và phương hướng.

Chúng tôi tạm gọi Lưỡng Hà, Egypt, Indus và Hy Lạp là văn minh Tây Á mở rộng. Họ mất 10500 – (2700 + 2000) = 5800 năm để xác định phương hướng chính xác đến ±5 độ. 2700 BC như đã nói ở trên là niên đại kim tự tháp Djoser, di tích sớm nhất cho thấy sai số trục chính đạo chỉ là -5 độ. Với phép tính tương tự, người Trung Hoa ở Đông Á đi sau người Tây Á 1000 năm, nhưng họ lại tính chính xác nhanh hơn, chỉ mất 5.200 năm.

Ở thời điểm 2300 BC, có thể nói về phương diện thiên văn và toán học, người Babylon và người Trung Hoa giỏi như nhau nhưng người Egypt giỏi nhất, người Indus và Greece nằm cuối bảng. Trừ một số rất ít kim tự tháp có trục chính đạo lệch quá nhiều, có thể do biến động xã hội hoặc chủ thuyết tôn giáo phi truyền thống, về cơ bản hầu hết các kim tự tháp khác ở Egypt có sai số của trục chính đạo ngày càng giảm rõ rệt và xuống dưới ±5 độ.

  1. Ý nghĩa của độ chính xác ±5 độ.

Local Noon

Đối với người quan sát ở phía trên Chí tuyến bắc, local noon là thời điểm bóng cây nêu ngắn nhất trong một ngày nhất định. Khi ấy bóng cây nêu sẽ chỉ đúng hướng bắc. Những nền văn minh chúng ta đang khảo sát ở đây đều thỏa mãn tọa độ địa lý của bài toán thiên văn này. Như vậy độ chính xác của trục chính đạo đông – tây Egypt và Lưỡng Hà hay bắc – nam Trung Hoa phụ thuộc vào kết luận khi nào bóng cây nêu ngắn nhất của các thiên văn gia thời ấy.

Đầu mút bóng cây nêu là hình chiếu vị trí mặt trời trên quỹ đạo của nó xuống mặt phẳng chân trời. Mặt trời chuyển động (tương đối) được một vòng 360 độ xung quanh trái đất trong 24 giờ, tức là một ngày. Do vậy việc lệch đi ±5 độ ở trục chính đạo đông – tây hoặc bắc – nam sẽ dẫn đến sundial chỉ local noon có sai số ±15 phút.

Nói cách khác, người Egypt, Lưỡng Hà và Trung Hoa cách đây ít nhất 4300 năm có thể đã sử dụng những chiếc đồng hồ mặt trời sundial có sai số buổi trưa khoảng ±15 phút. Đây là bằng chứng khoa học không thể phủ nhận và có thể trở thành một chỉ mốc định tuổi văn minh.

  1. Kết luận

Nội dung trên chỉ là một phần nhỏ chúng tôi rút ra khi khảo sát thiên văn học cổ đại Trung Hoa, ở quyển sách Việt ngữ “Research Prehistory of Vietnam under Chinese classical Astronomy and Text“, ISBN 9781370154548.

Do tính liên tục đơn nhất của nó trên hoàn cầu, về cơ bản, nghiên cứu văn minh Trung Hoa từ thiên văn và toán học sẽ phần nào nhận ra tiến hóa của xã hội loài người nói chung và thiên văn – toán học nói riêng ở các nền văn minh khác. Người phương Tây vẫn chưa thật sự hiểu quá trình hình thành và phát triển của lịch sử Trung Quốc. Đó là chưa nói đến tâm thế bề trên trong nhiều tài liệu học thuật khi khảo sát Trung Hoa cổ đại bằng ngôn ngữ phi Hán.

Đây là một bài báo nhỏ của một sử gia không chuyên, nhưng chúng tôi tin nó sẽ là gợi ý có căn cứ, để các chuyên gia thông tuệ khắp hoàn cầu tham khảo và đi sâu nghiên cứu.

@Copyright by Trương Thái Du (张泰游)

Rất cần dịch giả Việt – Anh!

Leave a comment

Tôi có lẽ là người đầu tiên dùng các lý thuyết thiên văn khảo sát orientation của nền móng các di chỉ khảo cổ ở văn minh Lưỡng Hà, Egypt và Trung Quốc.

Từ bản chất xác định mùa màng, năm tháng và ngày giờ của thiên văn cổ đại, tôi đã tính được đồng hồ mặt trời Egyp năm 2700 BC, Babylon năm 2300 BC và thành quốc Đào Tự ở Sơn Tây – Trung Quốc năm 2300 BC có sai số bằng nhau là ±15 phút, tương đương 5 độ góc cũng chính là góc quay của mặt trời trên quỹ đạo ở một ngày nhất định trong 15 phút.

Đây là gì nếu không phải một thước đo mới cho văn minh loài người nói chung, khoa học nói riêng?

Pyramid of Djoser_2700BC_5

Ảnh 1: Trục chính đạo đông – tây Kim tự tháp Djoser (2700 BC) lệch 5 độ so với phương vị đông tây chuẩn.

babylon_2300BC_10

Ảnh 2: Trục chính đạo đông – tây của đền thờ và lâu đài Babylon (2300 BC) lệch 5 độ so với phương vị đông tây chuẩn.

Taosi_Plan_5degree_2300BC

Ảnh 3: Khác với phương Tây, người Trung Hoa cổ dùng trục chính đạo bắc – nam, chính đạo ở hoàng thành và đàn tế trời gọi là Ngự đạo, ở lăng mộ hoàng đế gọi là thần đạo. Dấu vết nền móng cung điện ở Đào Tự – Sơn Tây – Trung Quốc (2300 BC) lệch 5 độ so với phương vị bắc nam chuẩn.

Tôi tin những khám phá này cần được học giới quốc tế xem xét và phản biện. Do đó tôi rất mong cộng tác (có thù lao) với một dịch giả Việt – Anh yêu thích lịch sử để chuyển ngữ tài liệu qua tiếng Anh. Đầu tiên chỉ là một bài báo đơn giản khoảng 2000 đến 3000 chữ, gửi đến tạp chí Nature chẳng hạn.

Xin vui lòng liên hệ truongthaidu@gmail.com.

Thạch viên 15.7.2017

T.T.D

Older Entries