Sử Ký: Tây Nam Di Liệt Truyện

2 Comments

Người dịch: Trương Thái Du

Nguồn: 西南夷列傳

Ghi chú: Dạ Lang là một liên minh các bộ lạc lớn ở Hoa Nam, địa bàn phía bắc vào khoảng từ huyện Nguyên Lăng, Hồ Nam đến huyện Đồng Nhân, Quý Châu, Trung Quốc. Trung tâm nước Điền chính là thành phố Côn Minh ngày nay. Nhiễm Mang là miền đông Tây Tạng. Sông Tang Kha là sông Tây giang đổ ra biển tại Phiên Ngu, theo mô tả trong các ngữ cảnh phía dưới, phần thượng lưu của nó có thể là Mông giang chảy vào Tây giang tại Mông Giang trấn.

Figure-5-Tomb-M24-at-the-Dian-site-of-Lijiashan-richly-furnished-with-bronze-musical

Ảnh: Sơ đồ mộ táng một thủ lĩnh Điền Việt – Vân Nam tại Thạch Trại Sơn, trong đó có trống đồng tiền Heger I, thủy tổ trống đồng Đông Sơn.

Người Di ở phía tây nam có hàng chục tù trưởng, lớn nhất là Dạ Lang; phía tây Dạ Lang lại có hàng chục tù trưởng người Mi Mạc, lớn nhất là Điền; từ Điền đi về phía bắc cũng có hàng chục tù trưởng, lớn nhất là Cung Đô: Tất cả họ đều búi tóc, làm ruộng và tụ hợp thành làng mạc. Phía tây khu vực này từ Đồng Sư đi về phía đông, phía bắc đến Diệp Du, có người Tây và Côn Minh, họ đều tết tóc, du cư theo đàn gia súc, không ở cố định một chỗ, không có tù trưởng, khu vực sinh sống hoạt động trải dài hàng ngàn dặm. Từ đó đến vùng đông bắc có hàng chục tù trưởng, Tỉ và Tạc Đô lớn nhất. Từ Tạc Đô đi lên phía đông bắc, có hàng chục tù trưởng, lớn nhất là Nhiễm Mang. Phong tục tập quán sinh hoạt ở đây nửa du cư, nửa định cư, đây là phía tây đất Thục. Từ Nhiễm Mang đi lên đông bắc, có hàng chục tù trưởng, lớn nhất là Bạch Mã, đều là người Đê. Tất cả đều là người Man và người Di phía ngoài tây nam đất Ba và đất Thục.

Bắt đầu từ thời Sở Uy Vương (339 BC – 329 BC), đã sai tướng quân Trang Kiểu theo thượng lưu Trường giang chiếm các vùng phía tây đất Ba và Kiềm Trung. Trang Kiểu là hậu duệ của Sở Trang Vương ( 613 BC – 591 BC). Kiểu đến hồ Điền, rộng ba trăm dặm, xung quanh đất đai bằng phẳng phì nhiêu trải dài cả ngàn dặm, dùng binh lính trấn áp rồi gộp vào nước Sở. Kiểu muốn quay về Sở báo tin, nhằm lúc Tần đang đánh Sở để chiếm Ba quận và Kiềm Trung quận (316 BC), đường bị chặn, bèn quay lại xưng vương xứ Điền, đổi cách ăn mặc, sinh hoạt bằng tập quán bản địa như tù trưởng. Thời Tần thường làm những trục lộ chính năm thước8, đặt quan nhỏ tại một số nơi. Hơn mười năm Tần bị diệt. Đến Hán hưng, những khu vực này bị quên lãng, triều đình chỉ quán xuyến đến đất Thục cũ mà thôi. Dân Ba Thục có kẻ lén ra ngoài buôn bán, thu mua ngựa của nước Tạc, nô tì và mao ngưu (bò lông dài, bò Tây Tạng) của người Bặc, nhờ vậy Ba Thục phú thịnh.

Năm Kiến nguyên thứ sáu (135 BC), đại hành tướng Vương Khôi đánh Đông Việt, dân Đông Việt giết vương tên Dĩnh để đầu hàng. Khôi dựa vào uy binh sai quan huyện Phiên Dương là Đường Mông đến báo tin cho Nam Việt. Vua Nam Việt đãi Mông món tương làm bằng quả cẩu (Lycium barbarum) của nước Thục, Mông hỏi nguồn gốc, vua đáp: “Phía tây bắc sông Tang Kha, sông Tang Kha rộng mấy dặm, chảy ra biển phía dưới thành Phiên Ngu”. Mông về Trường An, hỏi thương nhân người Thục, người ấy bảo: “Chỉ đất Thục mới có tương cẩu, nhiều người lén mang bán ở Dạ Lang. Dạ Lang nằm kề sông Tang Kha, sông rộng hơn trăm bộ (một bộ sáu thước ~ 1.98m), đủ để đi thuyền. Nam Việt dùng của cải mong sát nhập Dạ Lang, để phía tây đến tận Đồng Sư, nhưng họ không chịu lệ thuộc”. Mông bèn viết thư thuyết phục hoàng thượng: “Nam Việt Vương ngồi xe mui vàng, trên xe cắm cờ tả đạo (như thiên tử), đất đai đông tây hơn vạn dặm, danh là ngoại thần, nhưng làm chủ hẳn một châu. Nay từ Trường Sa và Dự Chương đi xuống, đường thủy đứt đoạn, khó đi. Nghe nói Dạ Lang có tinh binh, có thể đến hơn mười vạn, xuôi thuyền dọc sông Tang Kha, bất ngờ xuất quân, là cách hay khống chế Nam Việt vậy. Quân Hán lớn mạnh, đất Ba Thục giàu có, thông con đường Dạ Lang, đặt quan trấn nhậm, rất dễ thực hiện.” Vũ đế đồng ý. Bèn bái Đường Mông làm trung lang tướng, giúp cho một ngàn quân, thêm hơn một vạn phu vận chuyển lương thảo, theo lối cửa ải Tạc của Ba Thục đi vào, gặp Dạ Lang hầu Đa Đồng. Mông ban phát cho Đa Đồng rất hậu, dùng uy đức nhà Hán dụ dỗ, hứa bổ nhiệm làm quan, cho con Đồng chức huyện lệnh. Các ấp nhỏ cạnh Dạ Lang đều tham tơ lụa của người Hán, cho rằng đường từ Hán vào hiểm trở, khó bề chiếm đóng nơi này, bèn nghe lời hứa hẹn của Mông. Vũ đế được tin báo, liền thành lập quận Kiền Vi. Bắt đầu cho lính Ba Thục sửa sang đường, từ lối đất Bặc đến Tang Kha giang. Tư Mã Tương Như người đất Thục cũng nói đất Cung đất Tạc miền tây Di cũng có thể lập quận. Lại sai Tương Như làm lang trung tướng đi đến hiểu dụ, giống miền nam Di, đặt một đô úy, hơn mười huyện, nhập vào đất Thục.

Tại thời điểm này, bốn quận của Ba Thục (Ba, Thục, Quảng Hán, Hán Trung) mở đường đến tây nam Di, cần rất nhiều lính thú cũng như nhân lực vận chuyển lương thảo. Sau vài năm, đường không thông, quân lính mệt mỏi đói khát trong khí hậu ẩm thấp nên chết rất nhiều; người Di tây nam một số làm phản, phát binh nổi dậy đánh đuổi, hao phí mà chẳng được gì. Vua lo lắng, sai Công Tôn Hoằng đi đến xem xét. Hoằng về thưa rằng không thuận tiện. Sẵn dịp Hoằng làm ngự sử đại phu, lúc này đúng thời điểm đang đắp đất sửa thành Sóc Phương dựa vào Hoàng Hà để đuổi giặc Hồ, nhân đó bảo rằng khai phá tây nam Di không có lợi, nên dừng, tập trung sức lực chống Hung Nô. Vua bãi tây Di, chỉ đặt ở hai huyện nam Di mỗi một đô úy, ra lệnh quận Kiền Vi tự thân vận động.

Đến năm Nguyên thú thứ nhất (122 BC), bác vọng hầu Trương Khiên đi sứ Đại Hạ về, nói rằng lúc ở đó có thấy vải đất Thục, gậy trúc xứ Cung Đô, hỏi xuất xứ họ nói: “Ở phía đông nam là nước Thân Độc, cách khoảng vài ngàn dặm, mua được từ nhà buôn Thục”. Có kẻ nghe nói phía tây Cung Đô khoảng hai ngàn dặm có nước Thân Độc. Khiên nhân đó nhấn mạnh Đại Hạ ở về phía tây nam Đại Hán, rất hâm mộ Trung Quốc, bị Hung Nô ngăn trở, nếu mở lối thông với Thục, đường đến nước Thân Độc kế bên thuận tiện, hữu lợi vô hại. Do vậy vua bèn sai Vương Nhiên Vu, Bách Thủy Xương, Lữ Việt Nhân cùng nhau đi sứ về phía tây của tây Di, hướng về nước Thân Độc. Khi đến nước Điền, Điền vương là Thường Khương bèn lưu lại, rồi phái hơn mười nhóm người hỗ trợ tìm đường đi về phía tây. Hơn một năm, tất cả đều bị người Côn Minh cản trở, chẳng ai đến được nước Thân Độc.

Điền vương hỏi sứ giả Hán: “Hán và Điền nước nào lớn hơn?” Dạ Lang hầu cũng hỏi như thế. Vì đường không thông, bọn họ làm chúa một châu, không biết rằng nước Hán rộng lớn. Sứ giả trở về, liền nhấn mạnh Điền là một nước lớn, đủ điều kiện để kết giao. Hán Vũ đế rất lưu tâm.

Đến lúc Nam Việt làm phản, (Năm 112 BC) Hán Vũ đế sai Trì Nghĩa Hầu dựa vào quận Kiền Vi tập hợp quân lính nam Di. Tù trưởng Thả Lan sợ đi xa, các bộ tộc bên cạnh vào bắt những người già cả yếu đuối ở nhà, liền tập hợp dân chúng làm phản, giết sứ giả và thái thú quận Kiền Vi. Nhà Hán bèn đem những tội nhân Ba Thục định dùng đánh Nam Việt, dưới quyền tám viên hiệu úy, bình định Thả Lan. (Năm 111 BC) Khi Nam Việt đã bị diệt, tám viên hiệu úy ấy (theo đường sông Tang Kha) vẫn chưa đến Phiên Ngu, liền dẫn quân quay ngược lại, trừ khử bộ tộc Đầu Lan. Đầu Lan vốn thường ngăn cách con đường đi đến nước Điền. Sau khi diệt Đầu Lan, đánh dẹp hết người nam Di, đặt Tang Kha quận. Dạ Lang hầu đầu tiên ỷ thế Nam Việt, Nam Việt mất, quân Hán quay về diệt phản, Dạ Lang bèn vào triều chầu kiến. Hán Vũ đế cho làm Dạ Lang vương.

Sau khi diệt Nam Việt, tiếp tục truy sát tù trưởng Thả Lan, tù trưởng bộ tộc Cung, đuổi giết Tạc hầu, các bộ tộc Nhiễm và Mang sợ hãi xin được làm bầy tôi và đặt quan lại trấn nhậm. Bèn lấy Cung Đô làm Việt Tây quận, Tạc Đô làm Trầm Lê quận, Nhiễm Mang thành Vấn Sơn quận, đất Bạch Mã phía tây Quảng Hán trở thành quận Vũ Đô.

Hán Vũ đế sai Vương Nhiên Vu lấy uy phong phá Nam Việt và diệt người nam Di để dụ Điền vương nhập triều thần phục. Điền Vương có mấy vạn người, phía đông bắc có Lao Tẩm và Mi Mạc đều cùng họ tộc hỗ trợ, cho nên chưa chịu nghe. Lao Tẩm và Mi Mạc nhiều lần xâm phạm sứ giả và quân lính nhà vua. Năm nguyên phong thứ hai (109 BC), Hán Vũ đế điều động quân đội Ba và Thục tiêu diệt Lao Tẩm và Mi Mạc, quân tới sát nước Điền. Điền vương lúc này mới bắt đầu nhún nhịn, để khỏi bị giết. Điền vương li khai với người Di tây nam, đầu hàng nhà Hán, xin được đặt quan trấn nhậm và vào triều chầu bái. Hán Vũ đế lấy đất Điền lập quận Ích châu, ban cho Điền vương ấn tín để trở về chăm lo cho dân.

Các tù trưởng miền tây nam Di có đến hàng trăm người, chỉ riêng Dạ Lang và Điền nhận được ấn vương. Điền chỉ là một ấp nhỏ bé, lại được sủng ái nhất.

Thái sử công nhận xét: Tổ tiên nước Sở nhận được lộc trời chăng? Đầu thời Chu thì làm thầy Văn Vương, rồi được phong đất Sở. Đến ngày Chu suy tàn, nước Sở đất đai rộng năm ngàn dặm. Sau khi Tần diệt (sáu nước), chỉ có hậu duệ nước Sở vẫn ở trên ngôi vương tại xứ Điền. Nhà Hán sát diệt tây nam Di, bao nhiêu tiểu quốc bị xóa sổ, chỉ có Điền vẫn là vị vương được quí mến. Việc bình định tây nam Di, bắt đầu từ món tương Cẩu mà Nam Việt vương đãi Đường Mông ở Phiên Ngu, gậy chống ở nước Đại Hạ có nguồn gốc từ cây trúc xứ Cung. Tây Di sau đó lại bị chia làm hai phương, cuối cùng mới được Hán Vũ đế thiết trí thành bảy quận.

Nguồn gốc Vân Nam của trống đồng Việt ?

7 Comments

Theo Ben Kiernan trong quyển Viet Nam: A history from earliest times to present (2017), kỷ nguyên đồ đồng tại vùng đất là nước Việt Nam ngày nay diễn ra muộn hơn Lưỡng Hà, Trung Hoa (3000 – 2800 BC) hay Ai Cập và Âu Châu (2200 – 2000 BC) rất nhiều. Nó cùng thời với mảnh đất Thái Lan, chỉ vào khoảng 1500 – 1400 BC.

Theo nghiên cứu “The Distribution of Bronze Drums of the Heger I and Pre-I Types: Temporal Changes and Historical Background“, của sử gia người Nhật Keiji Imamura, quá trình hình thành và phát triển trống đồng được chia làm 4 giai đoạn như liệt kê bên dưới, kèm theo họa đồ phân bổ. Các diễn giải và khớp nối lịch sử theo sau là của chúng tôi.

  1. Giai đoạn thứ nhất, phase 0, TK 4 đến TK 3 trước công nguyên:

Phase0

Phát tích trống đồng có lẽ là từ Vân Nam. Nhánh thứ nhất lan truyền xuống châu thổ sông Hồng dọc theo Hồng hà và Đà giang. Nhánh thứ hai đến đầu nguồn Tây Giang ở Quảng Tây. Ở giai đoạn này trống đồng chưa xuất hiện tại Đông Sơn – Thanh Hóa.  Cuối TK 4 BC, Vân Nam đã bị người Sở thôn tính. Chuyện này ghi rõ trong Sử Ký: “Bắt đầu từ thời Sở Uy Vương (339 BC – 329 BC), đã sai tướng quân Trang Kiểu theo thượng lưu Trường giang chiếm các vùng phía tây đất Ba và Kiềm Trung. Trang Kiểu là hậu duệ của Sở Trang Vương ( 613 BC – 591 BC). Kiểu đến hồ Điền, rộng ba trăm dặm, xung quanh đất đai bằng phẳng phì nhiêu trải dài cả ngàn dặm, dùng binh lính trấn áp rồi gộp vào nước Sở. Kiểu muốn quay về Sở báo tin, nhằm lúc Tần đang đánh Sở để chiếm Ba quận và Kiềm Trung quận (316 BC), đường bị chặn, bèn quay lại xưng vương xứ Điền, đổi cách ăn mặc, sinh hoạt bằng tập quán bản địa như tù trưởng”.

  1. Giai đoạn thứ hai, phase 1, TK 3 đến TK 1 trước công nguyên:

Phase1

Dưới sức ép thực dân của người Sở rồi sau đó là người Tần và Hán, trống đồng bắt đầu thiên di về phía nam tạo nên đỉnh cao Đông Sơn. Phase 1 này cũng xuất hiện ở Miến Điện, Thái Lan và Nam Lào.

  1. Giai đoạn thứ ba, phase 2, TK 1 trước công nguyên đến TK 2 sau công nguyên:

Phase2

Đông Sơn trở thành trung tâm trống đồng cho đến khi Mã Viện đánh vào Cửu Chân. Từ Cửu Chân, người Đông Sơn đã giong buồm xuống phía nam chạy giặc. Đó là lý do các đảo ở Indonesia xuất hiện dày đặc trống phase 2. Số lượng trống đào được đến năm 2017 đã lên đến 50 chiếc (Ben Kiernan – 2017).

  1. Giai đoạn thứ tư, phase 3, TK 2 sau công nguyên trở đi:

Phase3

Người Hán đã làm chủ những vùng đồng bằng màu mỡ ven biển và cao nguyên Vân Nam trù phú. Các bộ tộc bản địa đi sâu vào rừng rồi lại ngược lên Quảng Tây. Văn hóa trống đồng bỗng bừng sáng ở trung lưu Tây Giang rồi khiêm tốn là một nét văn hóa dân tộc thiểu số ở Hoa Nam từ đó đến nay.

Điều đặc biệt nên lưu ý là Quảng Đông, xứ sở của người Âu Việt, con cháu nước Việt chiến quốc, địa bàn nước Nam Việt của Triệu Đà hoàn toàn không xuất hiện một chiếc trống đồng nào cả. Ở phase 1, Quảng Tây trong thời điểm các bộ tộc Lạc Việt đang bị tấn công, đồng hóa và Hán hóa dữ dội nhất, cũng thấy rất ít trống đồng.

***

Lần theo dấu vết trống đồng, chúng tôi thấy muộn nhất là ở thế kỷ thứ 4 trước công nguyên người Thái cổ ở Vân Nam đã đặt chân đến miền bắc Việt Nam. Ở khía cạnh ngôn ngữ, học giới nói chung đã công nhận Mon – Khmer là lõi ngôn ngữ của các cư dân bản địa Việt Nam thời đồ đá. Sắc dân này có nước da đen như người Khmer, Champa. Hình thái xã hội bộ lạc săn bắt hái lượm, lãnh tụ là tộc trưởng. Một số từ Việt có gốc Mon – Khmer tiêu biểu như sau: Con – Koun; Cháu – Chau; Tay – Dai; Một – Moui; Hai – Pir; Ba – Bei; Bốn – Buon; Năm – Pram; Bầu (bí) – Lpầu; Khèn (kèn) – Khèn; Khố (quần)- Kho-ô; Mẻ – Khmés; Ná (cung nỏ) – Sna…

Thời điểm 400 BC – 300 BC có khả năng là lúc lớp vỏ nông nghiệp Thái cổ đi vào tiếng Việt đồng thời với trống đồng. Văn minh lúa nước và công nghệ luyện kim của trống đồng đã thiên di xuống từ Vân Nam. Xã hội chuyển hóa lên hình thức liên minh các bộ lạc có tù trưởng (chiefdom). Lớp vỏ Thái cổ cùng với hệ thống thanh điệu của nó đã phủ lên tiếng Việt: mương, đồng ruộng, vịt, bún – pún, dứa, ớt… Bằng chứng rõ nét của sự hợp chủng là các từ đẳng lập Việt (Mon – Khmer) – Thái: Chim Chóc, Chó Má, Mặt Nạ…

Sớm nhất là sau năm 81 BC, bắt đầu ở Cửu Chân và sau đó tại quận Giao Chỉ và Nhật Nam người Hán thâm nhập Việt Nam. Từ đó ngôn ngữ Việt được khoác lên bộ áo ngoài rực rỡ nhất, lòe loẹt nhất, chiếm đến 70% từ vựng Việt Ngữ.

Giai đoạn cuối của trống đồng Vân Nam – Đông Sơn bất ngờ bừng sáng tại Quảng Tây từ thế kỷ thứ 2 sau công nguyên là một chi tiết thú vị, nếu chúng ta liên kết với cuộc nổi dậy của Hai Bà Trưng năm 40 – 43.

Hiện trên mạng lưu truyền rất nhiều thông tin cho rằng có những đền thờ Hai Bà Trưng ở rất sâu trong đất Trung Quốc. Họ giải mã bằng hệ địa – chính trị hiện đại và cho đó là dấu hiệu lãnh thổ Lạc Việt từng một thời rộng mênh mông. Rất tiếc, chúng tôi chưa thấy một tài liệu thuyết phục nào cả, trừ bài thơ thời Lê, thế kỷ 15 có tựa “Đề Khâm Châu Trưng nữ tướng miếu – 題欽州徵女將廟” của Nguyễn Thiên Túng.

Giả thiết của chúng tôi là: Từ năm 43 AD đến 100 AD, khi người Hán đã chiếm xong các vùng đồng bằng màu mỡ, giao thông thuận tiện, ven biển hoặc ở các cửa sông, phần lớn người Lạc Việt đã bỏ xứ ra đi. Trên bộ họ tỏa đi mọi hướng, lên rừng phía tây thành người Mường, xuôi nam hoặc ngược bắc đến lãnh thổ Champa sau này hoặc Quảng Tây. Trên biển, xuất phát từ Thanh Hóa, người Lạc Việt xuôi gió mùa đông bắc xuống các đảo Indonesia. Duy nhất nhánh Lạc Việt ở Quảng Tây đã bảo tồn thành công văn hóa trống đồng từng bị Mã Viện âm mưu tận diệt. Sau thời Đông Hán họ tự gọi mình là người Lý, người Lê. Hiện nay lại có thêm tên Tráng tộc, Thủy tộc…

ZH_06-02

Ảnh: Lễ hội trống đồng của người Tráng ở Quảng Tây – Trung Quốc ngày nay.

Trống đồng tại đỉnh cao rực rỡ Đông Sơn – Thanh Hóa của nó hoàn toàn suy tàn, nằm yên dưới nhiều thước đất trong 1800 năm đằng đẵng. Đó chính là lý do sử gia Lê Tắc, hậu duệ của thứ sử Giao Châu thời Đông Tấn ghi nhận các bộ tộc nhỏ sử dụng trống đồng còn ở lại Việt Nam quãng thế kỷ 14 là Man Tử (bọn mọi) hoặc Liêu Tử (bọn hoang dã hung ác). Nguyên văn Hán ngữ trong An Nam Chí Lược như sau:

獠子: 獠子者蠻子異名也. 多隸湖廣雲南. 有服役於交阯. 又有雕題鑿齒者. 種類頗多. 古載有頭形獠子, 赤裩獠子, 鼻飲獠子. 皆居巖窟或橧巢, 飲蘆酒, 好戰敵. 擊銅鼔以髙大者為貴. 鼔初成置庭中設酒招同類來者盈門. 豪富女子以金銀釵擊鼔叩畢留與主人. 或云銅鼔乃諸葛亮征蠻鉦也.

Liêu tử: Liêu tử là tên khác của bọn mọi (Man tử). Đa phần cư trú ở Hồ Quảng (đây là một khu hành chính thời Nguyên và Minh, bao gồm phía nam Hồ Bắc, Hồ Nam, phía đông Trùng Khánh, bắc Quảng Đông và một vài vùng của Quảng Tây) và Vân Nam. Họ cũng phục dịch ở quận Giao Chỉ. Thêm nữa họ còn vẽ trán, cà răng. Có nhiều chủng loại. Sách xưa liệt kê Liêu tử đầu hình (có lẽ là búi tóc), Liêu tử mặc khố đỏ và Liêu tử tị ẩm (theo chúng tôi là uống rượu bằng cần trúc). Họ đều sinh sống cư trú ở hang động trên núi cao hoặc nhà sàn. Họ hay uống các vò rượu có cần trúc hoặc sậy, thích đánh nhau, gõ trống đồng, trống càng to lớn thì càng quý giá. Trống vừa đúc xong thì đặt giữa sân, bày rượu, mời đồng loại đến chật nhà. Con gái các nhà giàu (làm khách) thường dùng những chiếc thoa bằng vàng hoặc bạc gõ vào trống, chúc mừng xong thì trao tặng luôn cho chủ nhân. Có người nói rằng trống đồng chính là chiêng của Gia Cát Lượng khi nam chinh đánh mọi.

Thực ra nội dung trong An Nam Chí Lược có một phần đã được đề cặp tại phần Phong Tục, chương Châu Quận Thập Tứ, sách Thông Điển, thời Đường (năm 801):

(通典. 州郡十四. 古南越) 風俗: 五嶺之南,人雜夷獠,不知教義,以富為雄。父子別業,父貧乃有質身於子者。其富豪並鑄銅為大鼓,初成,懸於庭中,置酒以招同類。又多搆讎怨,欲相攻擊,則鳴此鼓,到者如雲。有鼓者號為都老,群情推服。本之舊事,尉佗於漢,自稱蠻夷大長老夫臣佗,故俚人呼其所尊為倒老也。言訛故又稱都老云。珠崖環海,尤難賓服,是以漢室嘗罷棄之。漢元帝時,珠崖數反叛,賈捐之上書,言不可煩中國師徒,請罷棄。帝從之。大抵南方遐阻,人強吏懦,豪富兼并,役屬貧弱,俘掠不忌,古今是同。其性輕悍,易興迷節。自尉佗、徵側之後,無代不有擾亂,故蕭齊志云:「憑恃險遠,隱伏巖障,恣行寇盜,略無編戶。」爰自前代,及於國朝,多委舊德重臣,撫寧其地也。

Dịch nghĩa: Phía nam Ngũ Lĩnh, các bộ lạc người Di người Liêu cư trú lẫn lộn, không áp dụng phép tắc Trung Quốc, giàu có được xem là tài giỏi. Sản nghiệp của cha và con phân biệt, nếu cha nghèo thì có thể bán thân (làm thuê) cho con. Thủ lĩnh ở đây đều dùng đồng đúc thành trống lớn, trống vừa đúc xong thì treo giữa sân, bày rượu để đón mời đồng loại (ăn mừng). Họ lại thường hay gây thù chuốc oán với nhau, hay đánh nhau, khi đó sẽ gõ trống, người khắp nơi liền tụ về (tham chiến) đông nghịt như mây. Kẻ có trống đồng tự xưng là Đô Lão, dân chúng sẽ tôn phục. Xưa quan úy Triệu Đà đối với nhà Hán, tự xưng là Man Di Đại Trưởng Lão, còn người Lý bản địa thì xưng là Lão thôi. Có kẻ nói nhầm rằng (Triệu Đà) xưng là Đô Lão. Châu Nhai bị biển bao bọc xung quanh, khó bề khuất phục, thời Hán đã bãi bỏ. Những năm Hán nguyên đế, Châu Nhai nhiều lần làm phản, Giả Quyên Chi tâu lên, rằng không nên lao khổ quan binh Trung Quốc, xin triệt thoái. Vua thuận cho. Đại để là phương nam cách trở, dân chúng cứng cỏi, quan lại nhu nhược, các thủ lĩnh địa phương hay chống đối, lính triều đình nghèo nàn yếu đuối, tù binh không kiêng sợ, xưa nay đều vậy. Người ở đấy bản chất ương ngạnh, lòng dạ u mê hay thay đổi. Từ thời quan úy Triệu Đà và (nữ vương) Trưng Trắc trở về sau, chẳng có thời nào là không có nhiễu loạn. Xưa Tiêu Tề có chép: “Dựa vào vị trí xa xôi hiểm nguy, lẩn trốn trong hang hốc ẩn khuất, họ phóng túng cướp bóc, (do đó) không đưa người ở đây vào sổ sách thu thuế được”. Từ đời trước cho đến Đường triều, vẫn phải giao phó sự cai trị bằng các trọng thần đức độ, mới yên ủi phủ dụ được xứ này.

***

Trống đồng từ Mã Viện (Mã Viện Liệt Truyện – Hậu Hán Thư) vốn chỉ được xem như nguyên liệu để nấu chảy đúc ngựa đồng, cột đồng; đến Lê Tắc coi đó là sản phẩm của những sắc dân bán khai, vừa tròn 1300 năm. Các cổ vật này rõ ràng không được Hán quan hoặc giới tinh hoa phong kiến Việt Nam đánh giá cao. Với người Hán thì thật dễ hiểu, đồ đồng Thương Chu của họ đã tinh xảo và mang tính mỹ thuật hàng đầu nhân loại. Nhà Tần đã đúc được những bức tượng ông trọng khổng lồ bằng đồng nặng đến 1000 thạch, khoảng 10,9 tấn. Về phía người Việt, điều hợp lý có thể nhìn nhận ở đây là họ đã tự cho mình là một chi Hán, ít nhất trên khía cạnh văn hóa. Do đó sự vô cảm với trống đồng đã diễn ra rất tự nhiên. Hơn nữa, trống đồng là vật phẩm tuy có giá trị thẩm mỹ nhất định, nhưng nó phục vụ đời sống và tín ngưỡng trong không gian bộ lạc bé nhỏ. Người ta từng dùng nó tập hợp dân chúng khi có chiến tranh hoặc xung đột, nên vào đầu công nguyên, Mã Viện đã tịch thu rất nhiều trống đồng để bẻ gãy các cuộc phản kháng tại quận Giao Chỉ. Trống đồng ngày nay vẫn còn được gõ ở các lễ hội cầu mưa hoặc mừng mùa mới. Đặc biệt, đây là một vật tùy táng quan trọng xưa kia và nó không bị hủy hoại hoàn toàn dưới lòng đất. Nhờ đó, trống đồng giúp lưu giữ và tái hiện quá khứ từ trầm tích thời gian. Dưới các triều đại phong kiến Việt Nam trống đồng vô dụng và hẳn nhiên đã bị quên lãng.

Tình cờ, công trình khảo cổ học Đông Sơn đầu thế kỷ 20 trùng với thời điểm người Việt Nam hiện đại đang xây dựng cho mình mô hình nhà nước dân tộc để giải phong kiến và giành lại độc lập từ thực dân Pháp. Trống đồng bỗng trở thành vưu vật mang tính biểu tượng mà trời đất ban cho mảnh đất hình chữ S, niềm tự hào quá khứ xa xăm, dù lúc đó cổ sử Việt hãy còn tuyệt đối mù mờ.

Sản phẩm dễ thấy nhất của nhà nước dân tộc là tinh thần dân tộc, đôi khi khá thiên lệch. Tinh thần ấy đã phong tỏa và làm biến dạng mọi công trình khảo cổ trống đồng trên đất nước Việt Nam. Nó cô lập di vật Đông Sơn với các thành tựu khảo cổ trống đồng liên tục được cập nhật trong khu vực, từ Indonesia, Thái Lan, Lào, Miến Điện, đến Trung Quốc. Việt Nam ngày nay, không ít người đặt cược vào trống đồng một nền văn minh bản địa thuần Việt rực rỡ, vĩ đại hơn văn minh Trung Hoa rất nhiều. Nhưng đáng tiếc đó chỉ là một tín điều mang bản chất tôn giáo yếm thế và tự ti.

Vào cuối những năm 70 tại Vân Nam – Trung Quốc, khảo cổ đã phát lộ dày đặc trống đồng tùy táng tiền Heger I (Pre Heger I). Trong vòng 20 năm sau đó học giới quốc tế hầu như đã đi đến kết luận văn hóa đồ đồng Đông Sơn xuất phát từ đầu nguồn sông Hồng.

Điển hình như Murowchick, Robert E. 2001, quyển “Political and Ritual Significance of Bronze Production in Ancient Yunnan.” Ông viết: “Nhiều trống đồng Đông Sơn tương đồng với những thứ ở các hố khai quật tại Điền Việt, chúng dường như đã được sao chép từ nguyên mẫu Điền Việt, hoặc trong một số trường hợp có khả năng nhập khẩu từ vùng đất Vân Nam.”

Đi xa hơn nữa, Murowchick còn cho rằng văn minh đồ đồng Hoa nam có nguồn gốc Trung Nguyên: “Các chi tiết giao lưu trực tiếp hoặc gián tiếp giữa miền tây nam Trung Hoa xa xôi và Trung Nguyên trong thời đại đồ đồng vẫn cần các nghiên cứu sâu rộng hơn, nhưng nhiều khía cạnh của công nghệ luyện kim Điền Việt dường như có nguồn gốc từ phương bắc.”

Trống đồng Đông Sơn là cái phao hoàn hảo nâng đỡ thuyết văn minh bản địa Việt Nam đã đến hồi cáo chung!

Saigon @2017

 

Trang Việt sử đầu tiên

Leave a comment

The learner always begins by finding fault, but the scholar sees the positive merit in everything. – Hegel

Dưới đây là nguyên văn trang đầu tiên của quyển quốc sử Việt Nam đầu tiên còn lưu giữ được cho đến ngày nay, đó là An Nam Chí Lược của Lê Tắc, được viết vào khoảng năm 1335. Sách này nằm trong bộ sử thứ chín của “Khâm định tứ khố toàn thư” nhà Thanh. Lê Tắc vốn gốc họ Nguyễn ở khu vực Thanh Hóa ngày nay, hậu duệ của Thứ sử Giao Châu Nguyễn Phu thời Đông Tấn (317 – 420).

annamchiluoc

古南交周號越裳,秦名象郡。秦末,南海尉趙佗擊併之,自立國僣號。西漢初,髙帝封為南越王。歴數世其相吕嘉叛,殺其王及漢使者。孝武遣伏波將軍路博德平南越,滅其國,置九郡,設官守任。今安南居九郡之內,曰交阯、九真、日南是也。後歴朝沿革,郡縣不一。五季間,愛州人吳權領交阯。後丁、黎、李、陳相繼篡奪。宋因封王爵。官制刑政稍效中州。其郡邑或仍或革,姑槩存之。

Âm Hán Việt: Cổ Nam Giao Chu hiệu Việt Thường, Tần danh Tượng quận. Tần mạt, Nam Hải úy Triệu Đà kích tính chi, tự lập quốc thiết hiệu. Tây Hán sơ, Cao đế phong vi Nam Việt vương. Lịch số thế kì tương Lữ Gia bạn, sát kì vương cập Hán sứ giả. Hiếu vũ khiển Phục ba tướng quân Lộ Bác Đức bình Nam Việt, diệt kì quốc, trí cửu quận, thiết quan thủ nhậm. Kim An Nam cư cửu quận chi nội, viết Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam thị dã. Hậu lịch triều duyên cách, quận huyện bất nhất. Ngũ Quý gian, Ái châu nhân Ngô Quyền lĩnh Giao Chỉ. Hậu Đinh, Lê, Lý, Trần tương kế soán đoạt. Tống nhân phong vương tước. Quan chế hình chánh sảo hiệu trung châu. Kì quận ấp hoặc nhưng hoặc cách, cô khái tồn chi.

Dịch nghĩa: Cõi Nam Giao ngày xưa, nhà Chu gọi là Việt Thường, tên thời Tần là Tượng quận. Cuối Tần, quan úy quận Nam Hải là Triệu Đà đánh chiếm thôn tính, tự lập quốc và dùng đế hiệu. Đầu Tây Hán, Cao đế Lưu Bang phong Triệu Đà làm Nam Việt vương. Sau khi trải qua nhiều đời, thừa tướng Lữ Gia ở đấy làm phản, giết Nam Việt vương và sứ giả nhà Hán. Vũ đế chí tôn sai Phục ba tướng quân Lộ Bác Đức bình định Nam Việt, diệt quốc, trí đặt chín quận, thiết lập quan chức trấn nhậm. Nước An Nam ngày nay từng thuộc chín quận ấy, bao gồm ba quận là Giao Chỉ, Cửu Chân và Nhật Nam. Sau khi trải qua sự thay đổi của nhiều triều đại, quận huyện không còn tương đồng. Đến thời Ngũ Quý (907 – 960), Ngô Quyền, người Ái châu thống lĩnh Giao Chỉ. Sau thì đến các họ Đinh, Lê, Lý, Trần nối nhau tiếm đoạt. Nhà Tống dựa vào đó mà phong vương tước. Quan chế pháp lệnh hình luật (ở trung ương) mô phỏng khá giống Trung Quốc. Bậc quận huyện thì có chỗ chiếu theo, có nơi khác biệt, (sau đây) tạm sơ lược lưu biên.

Phân tích: Về cơ bản, đây là quan điểm sử học Việt Nam thời Trần. Các tài liệu lịch sử phong kiến cũng như hiện đại sau này hầu như tiếp thu hoàn toàn nội hàm ở đây để diễn giải quá khứ dân tộc. Hai chỗ chúng tôi gạch chân phía trên là hai sai lầm của sử gia, dẫn đến việc suy đoán cổ sử Việt Nam thiên lệch và thiếu logic.

1.Tính bản địa: Châu thổ sông Hồng vốn được gọi là quận Giao Chỉ từ thời Tây Hán, chín quận phía nam trong đó có quận Giao Chỉ lại được gọi là Giao Chỉ bộ. Do đó ba quận Giao Chỉ, Cửu Chân và Nhật Nam được cho là Nam Giao Chỉ (bộ). Nó tương đương với cụm chữ Hán ở “Nam Man Tây Nam Di Liệt Truyện” trong Hậu Hán Thư: “Giao Chỉ chi nam”. Từ đó các sử gia phong kiến Việt Nam thống nhất cho rằng Nam Giao Chỉ chính là Nam Giao, một địa danh trong sách Thượng Thư ở tận thời Nghiêu Thuấn cách đó hơn 3000 năm. Nghĩa là trong suốt 3000 năm, người Việt, nước Việt hầu như không thay đổi…

2.Tính hư cấu: “Nam Man Tây Nam Di Liệt Truyện” trong Hậu Hán Thư chép: 交阯之南有越裳國Giao Chỉ chi nam hữu Việt Thường quốc. Nghĩa là phía nam Giao Chỉ có nước Việt Thường. Sự kiện Việt Thường này được nhắc đến sớm nhất là trong sách Trúc Thư Kỷ Niên xuất lộ từ một ngôi mộ thời Chiến Quốc. Khớp nối Việt Thường, nhiều khả năng là một từ phiếm chỉ được sáng tác trong sách dạy làm vua triều Chu, với vùng phía nam Giao Chỉ bộ là cách tư duy bất chấp thời gian và không gian.

Hai đặc tính trên đây của cổ sử Việt Nam, sẽ bị bác bỏ bằng tất cả các phương tiện khảo sát lịch sử xưa nay như cổ thư, khảo cổ, văn hóa, ngôn ngữ, phong tục… Đặc biệt chúng tôi sẽ bóc tách lịch sử thiên văn học Á Đông khỏi lịch sử Trung Quốc, từ đó soi chiếu ngược vào những khoảng trống còn mơ hồ. Điều này chắc chắn có tác động và những hiệu quả tương tự như Jared Diamond đã dùng Sinh vật học kiến giải lịch sử nhân loại trong “Guns, Germs, and Steel”.

Thần Cung Bảo Kiếm 神弓宝剑

3 Comments

Người dịch và bình dẫn: Trương Thái Du

Trích ebook: Khảo chứng tiền sử Việt Nam bằng Cổ thư và Thiên văn học

Lời dẫn:

Bản dịch cũ của dchph mà tôi đã tạm sử dụng trên blog và sách, khi chưa có văn bản gốc đối chiếu, vốn là sản phẩm trôi nổi trên mạng của một người ít am tường lịch sử cũng như ngôn ngữ và văn hóa Trung Quốc. Nội dung mà dchph dịch không sát với sách, nhiều chỗ không hiểu vấn đề. Chẳng hạn công chúa Lạc Việt bắn một góc buồng cau thì dịch là xuyến trầu, ngữ cảnh vốn so sánh từng trái cau như yết hầu của con người, là mục tiêu mà công chúa dễ dàng xạ tiễn. Từ đó lại lấy văn hóa trầu cau Bắc Việt mô tả tình keo sơn ân ái của hoàng tử và công chúa, vốn đã được truyện ví von với hình ảnh bản địa đặc thù của nó là: “Không rời nhau như con chim chào mào luôn quấn quít bên bụi cỏ mực ngoài bờ ruộng, như lá liền cành.”

Đặc biệt truyện cổ tích này cũng xác nhận biên giới Tây Âu và Lạc Việt là Mãn Giang trong hệ thủy Tây Giang, một con sông rất nhỏ cách thành phố Nam Ninh về phía bắc khoảng 143km, cách Ngô Châu (Quảng Tín, Thương Ngô) về phía tây khoảng 367km, và cách thành phố Cao Bằng – Việt Nam khoảng 200km về phía đông bắc. Đây cũng có lẽ là biên giới phía tây của nước Nam Việt, hoàn toàn không dính dáng gì đến châu thổ sông Hồng.

Nước Nam Việt, căn cứ vào Sử Ký, Hán Thư và Hậu Hán Thư, là một vương quốc phân quyền, diện tích khoảng 250.000 km2, có giám quan tên Cư Ông ở Quế Lâm, Tần vương Triệu Quang cùng họ Triệu với Triệu Đà ở địa bàn quận Thương Ngô nhà Hán sau này. Trung tâm Thương Ngô là Quảng Tín, tức thành phố Ngô Châu bên dòng Tây Giang ngày nay.

Tây Âu được ghi nhận trong Hán Thư, là sự rút gọn của Tây Âu Lạc của Sử Ký. Âu Lạc xuất hiện trong 9 ngữ cảnh của các sách sử chính thống nhà Hán. Nó chính là tên bản địa của nước Nam Việt. Tây Âu chỉ có khả năng chính là Tây Âu Lạc, khớp với sự kiện Hoàng Đồng chém Tây Vu vương (nghĩa là vị vương phía tây Nam Việt).

TayAuLacViet

Ảnh 1: Biên giới Nam Việt – Lạc Việt xác định trong truyện ở vị trí đánh dấu đỏ.

Truyện cổ tích Thần Cung Bảo Kiếm dưới đây bao gồm bản dịch và nguyên văn Hán ngữ giản thể in tại quyển sách cùng tên 神弓宝剑. Người kể là bô lão nông dân Tráng tộc (Tày – Nùng) huyện Long Châu, Quảng Tây, Trung Quốc. Người sưu tập và chỉnh lý là Lam Hồng Ân -蓝鸿恩. Nhà xuất bản Văn Nghệ Dân Gian Trung Quốc – Bắc Kinh 1985, từ trang 65 đến trang 73.

Longzhou

Ảnh 2: Địa bàn huyện Long Châu – Quảng Tây có màu hồng nhạt.

Cụm từ “和揖百越 – Hòa tập Bách Việt” trong sách vốn có nguồn gốc “和集百越 – Hòa tập Bách Việt” từ Sử Ký của Tư Mã Thiên. Bản chất của nó là một thuật ngữ địa chính trị thể hiện Pax Sinica cổ đại (nền thái bình được duy trì bởi bá quyền Trung Hoa). Do đó Thần Cung Bảo Kiếm phản ánh những âm mưu chính trị của Triệu Đà nói riêng và nhà Hán nói chung đối với đại gia đình các liên minh bộ tộc Bách Việt tại châu thổ sông Tây Giang. Thần Cung Bảo Kiếm chắc chắn chứa đựng một phần không nhỏ trò tâm lý chiến, đi kèm với việc mua chuộc quý tộc bản địa của triều đình Nam Việt đã được tường thuật trong Sử Ký và Hán Thư, nhằm an dân trên con đường thực dân hóa mảnh đất phía nam Trung Hoa.

Thần Cung Bảo Kiếm là sự kết hợp các nét văn hóa dân gian bản địa với nhân vật lịch sử Triệu Đà. Có khả năng nó là bản gốc của cổ tích Mỵ Châu Trọng Thủy ở Việt Nam. Ở góc độ nào đó, nó phản ánh thực tế xã hội Lạc Việt: Kính sợ yêu ma quỷ thần, tôn trọng thầy cúng đồng cốt, tục ở rể, ăn trầu cau, các xung đột nội tại thường diễn ra trong cộng đồng…

TCBKCover


Thần Cung Bảo Kiếm

Ngày xưa, vua Nam Việt Triệu Đà có một thanh bảo kiếm do hoàng đế nhà Hán ban tặng. Thân kiếm được nạm khảm bốn chữ bằng ngọc quý “Hòa tập Bách Việt”. Mỗi khi đêm đến, kiếm tỏa sáng, xác thực đúng là bảo vật. Vua Nam Việt đem kiếm này tặng cho nước Tây Âu, vua Tây Âu lại sai con trai mình đưa kiếm đến nước Lạc Việt. Các nước dùng kiếm làm quà để biểu hiện tình hữu nghị, ý nguyện muôn đời hòa hảo.

Hoàng tử nước Tây Âu đeo bảo kiếm, lên đường tới Lạc Việt. Ngày nọ, khi chàng vừa đến kinh thành nước Lạc Việt, bỗng nghe phía trong tường thành ồn ào tiếng nói cười và hoan hô, chẳng hiểu chuyện gì gây ra náo nhiệt, chàng bèn trèo lên đầu tường xem xét.

Thì ra công chúa Lạc Việt đang tập bắn cung, vì không trật phát nào, nên được reo hò cổ vũ.

Trước đó vài năm, nước Lạc Việt bị một con thủy yêu tác quái, nước triều từ biển vô duyên vô cớ vọt dâng lên bờ, nhấm chìm vô số ruộng vườn thôn xóm nhà cửa, cuốn trôi vô số gia cầm bò dê, khiến cho trăm họ điên đảo lưu lạc không chốn dung thân.

Vua Lạc Việt chẳng có giải pháp nào, chỉ biết mời thầy đồng cốt đến niệm chú làm phép. Con thủy yêu này cuối cùng cũng nhảy lên khỏi mặt nước nói rằng, trừ khi vua Lạc Việt gả công chúa cho nó, nếu không nó sẽ cử binh tiêu diệt vương quốc. Vua Lạc Việt không có cách đối phó, bèn phải đáp ứng, nhưng yêu cầu thủy yêu phải tự đem thân đến cung đình cầu hôn. Ai ngờ khi con yêu quái đến, mọi người đều thấy, rốt cuộc nó chỉ là một con rùa đã thành tinh. Thủy yêu đầu rắn dài thượt, đuôi thỏ, thân lùn tịt trên lưng lại đeo cái mai hình đấu đong gạo trông tựa như giáp trụ. Công chúa thấy thế hận ngút trời, nghiến răng nghiến lợi, hết sức phẫn uất, rút đao đang đeo bên mình, lạnh lùng chặt bay đầu con quy tinh không chút phòng bị. Chỉ kịp nghe tiếng thét “giết này” thì yêu quái đã ngã lăn xuống đất chết tươi.

Nghe đồn sự thần thông của con yêu quái nằm ở bộ móng vuốt, nếu như móng vuốt vẫn còn, dù chết vẫn có thể sống lại. Do đó công chúa bèn chặt đứt bốn chân rùa, cậy lấy móng dùng làm lẫy nỏ. Từ đó trở về sau, tài cung nỏ của công chúa tiến bộ vượt bậc, bắn không bao giờ trượt, có thể buông tên trúng yết hầu bất cứ kẻ nào, không chệch một ly. Nhờ đó uy danh của công chúa truyền ra khắp nơi, ai cũng biết nàng có cây cung thần. Hôm ấy nàng lại đến sân tập bắn cung trong thành nội, giương nỏ, căng dây, buông tay phóng tên, chỉ thấy mũi tên thẳng hướng lao về một cành nhỏ của thân cổ thụ, không nghiêng không ngả, xuyên vào chính giữa một chùm cau, lập tức nghe tiếng chùm cau rơi xuống đất. Lúc này trên đầu tường thành bỗng vang lên tiếng vỗ tay và hoan hô.

Công chúa quay đầu nhìn, thấy một người đang ngồi trên tường thành trộm xem nàng bắn cung. Nàng nổi giận. Lẽ nào kẻ này đã ăn mật hổ dữ nhưng chưa thành? Liền giương cung bật tên, hướng thẳng đến ngực hoàng tử mà bắn. Lập tức hoàng tử rút bảo kiếm, chờ mũi tên bay gần đến mình thì dùng kiếm gạt nhẹ, tên rơi rụng xuống đất như chim sa.

Công chúa bắn liền ba phát, hoàng tử gạt ba lần, ba mũi tên đều nằm chỏng chơ dưới đất.

Công chúa nhận thấy người này không phải phàm nhân, bèn đến trước mặt hỏi hoàng tử là ai, đến kinh thành làm gì. Hoàng tử trả lời ta là con trai vua Tây Âu, đến đây nhằm diện kiến vua Lạc Việt, muốn cùng nước Lạc Việt kết giao hòa hảo, xin công chúa dẫn ta đến gặp nhà vua.

Công chúa có một chút do dự, trong lòng thầm nghĩ, đeo bảo kiếm lợi hại tìm gặp vua cha, nếu như có âm mưu hành thích chẳng lẽ sẽ thất bại ư! Nàng bèn yêu cầu hoàng tử một trong hai điều kiện tùy chàng chọn lựa. Thứ nhất là không thể đeo bảo kiếm vào cung, nên phải gửi cho nàng trông nom hộ. Hai là nếu vẫn không muốn xa rời kiếm báu, thì mong chàng phải chịu khó bị trói bằng dây thừng khi diện kiến phụ vương.

Hoàng tử đồng ý cách thứ hai, liền bị công chúa trói lại sau đó dẫn đi gặp vua Lạc Việt. Hoàng tử thấy nhà vua, lập tức dâng lên bảo kiếm “Hòa tập Bách Việt”, thay mặt vua cha nước Tây Âu biểu thị ước nguyện hai nước muôn đời hòa hảo.

Lạc Việt vương rất vui vẻ. Thấy hoàng tử cao to đẹp trai, cử chỉ nhã nhặn, ngôn ngữ không thô lậu, có ý muốn kén chọn chàng làm rể. Vua bèn hỏi ý công chúa thế nào? Kì thực công chúa đối với hoàng tử đã sớm có lòng ái mộ, nghe phụ vương hỏi, nàng đỏ mặt trả lời: “Xin tùy cha định liệu”.

Sau đó vua Lạc Việt chủ trì hôn lễ, hoàng tử và công chúa mau chóng thành vợ chồng, hai người rất đỗi thương yêu nhau, không rời nhau như con chim chào mào luôn quấn quít bên bụi cỏ mực ngoài bờ ruộng, như lá liền cành.

Chưa được bao lâu, hoàng tử bỗng được tin vua Tâu Âu lâm bệnh nặng, chàng bèn nói lời giã từ Lạc Việt vương và công chúa. Công chúa sợ đường không an toàn nên đưa bảo kiếm “Hòa tập Bách Việt” cho chồng mang theo. Công chúa đưa tiễn hoàng tử đến mười dặm trường mà hai người vẫn còn quyến luyến chưa rời nhau.

Từ lúc hoàng tử trở về nước, công chúa bỗng nhận ra cung thất thật trống vắng và lạnh lẽo, trong lòng thường cảm thấy oán hận sầu muộn, biếng nhác luyện võ bắn tên. Hằng ngày nàng cứ phảng phất thấy hình bóng hoàng tử đi tới đi lui phía ngoài cung điện, chẳng hiểu sao chàng không bước vào. Khi mở cửa sổ nhìn ra, công chúa chỉ thấy một con quạ khoang cất lên một tiếng “ya” rồi bay đi mất.

Một buổi sáng nọ, công chúa vừa ra khỏi hoàng cung, bỗng thấy một người nhảy qua bờ tường tiến đến, nhìn kỹ hóa ra chính là hoàng tử mà ngày đêm nàng vẫn nhung nhớ. Công chúa vui mừng khôn xiết, chả thèm hỏi chàng ở đâu về, dẫn luôn vào cung thất. Vừa bước vô, hoàng tử này lập tức tiến về chỗ treo thần cung, ngắm nghía sờ nắn. Công chúa cảm thấy kỳ lạ, bèn nói: “Mới đi mấy ngày, chàng đã không nhận ra nó ư?” Hoàng tử hỏi: “Tại sao toàn bụi bặm thế này?” Công chúa trả lời: “Từ khi chàng về nước, em một mình cô đơn, chả có hứng thú luyện cung”.

Hoàng tử này liền đến bên tường lấy thần cung xuống. Công chúa cảm giác hành động có gì đó bất thường, dấn tới cản lại, hoàng tử nói: “Uy danh của công chúa là dựa vào cây nỏ thần này, ta yêu nỏ thần, cũng chính là yêu công chúa vậy”. Nói xong y giương cung ra phía ngoài cửa để bắn, chỉ thấy mũi tên rời khỏi dây, vặn vẹo lẩy bẩy chúi mũi xuống đất, chưa bay được bao xa đã hết đà rơi rụng.

Công chúa nói: “Cây thần cung này nhờ móng quy tinh làm lẫy mới có thần lực, không dùng lẫy, bắn không chuẩn đâu, lẽ nào chàng và thiếp bao lâu nay là vợ chồng, mà chàng không nhớ nổi điều này”.

Hoàng tử trả lời: “Không phải ta quên, là công chúa không nhớ đưa móng rùa cho ta làm lẫy, xin nàng đưa đây ta xem thử, để ta thử sức đôi tay này nào”.

Công chúa vốn thực thà, bèn lấy móng rùa cất trong áo đưa cho hoàng tử, chợt phát hiện hoàng tử không đem theo bảo kiếm về, bèn hỏi: “Hoàng tử, sao không thấy chàng đeo bảo kiếm”.

Hoàng tử đột nhiên trở nên căng thẳng hoảng sợ, đáp: “Là ta nhớ công chúa quá, lén trốn vua cha về đây, rồi ta sẽ trở lại nơi ấy lấy kiếm”.

Hoàng tử nói xong, liền gắn móng rùa vào làm lẫy nỏ, nhảy ra ngoài, biến thành một con quạ khoang cất lên hai tiếng “ya ya” rồi bay mất.

Tin này đến tai vua Lạc Việt, ngài liền triệu tập đại thần để thương nghị. Mọi người đều cho rằng đây là âm mưu của nước Tây Âu, lừa lấy thần cung, bước đi tiếp theo của họ nhất định sẽ là xâm lăng Lạc Việt. Chi bằng nắm lấy thế chủ động, hưng binh tấn công Tây Âu trước.

Trong lúc ấy vua nước Tây Âu vừa mất, cả nước thương cảm buồn đau, hoàng tử đang mặc đồ tang làm lễ, an táng nhà vua. Bỗng tin dữ truyền đến, rằng vua Lạc Việt đã thân chinh cầm quân đi vào biên giới, chàng cảm thấy thật là lạ lùng. Hoàng tử nghĩ nhất định đã có sự hiểu lầm, muốn một mình cưỡi ngựa đi ra trận tiền hỏi cho ra lẽ. Chàng chẳng thèm cải trang, đeo bảo kiếm “Hòa tập Bách Việt” nhảy lên yên ngựa, chẳng khác một đám mây được cơn gió thổi ào đi, phi về phía biên ải.

Hoàng tử chạy đến vùng tiếp giáp hai nước, chưa đến nơi, thì binh mã của vua Lạc Việt đã tràn ngập khắp núi đồi đồng ruộng, đen kịt như mây đen đem mưa tới cuối ngày. Chỉ thấy họ lội qua sông suối chảy xuống Mãn Giang làm bọt nước nổi lên đục ngầu, quân đi đến đâu nơi ấy lều bều xác cá, trông như đá cuội trộn giữa cát đất; binh mã đạp băng qua sơn thạch, sơn thạch mòn lở; đi qua dốc núi, cỏ cây gẫy gập, vụn thành bụi mù; giẫm lên đường xá, đất đắp đường bong vỡ.

Hoàng tử có mỗi một mình, làm sao trụ nổi trước ngần ấy binh mã! Chàng đành hướng thẳng đến chỗ chiếc lọng vàng đang trương lên, nơi ấy nhất định phải là vị trí trú đóng của vua Lạc Việt hoặc công chúa.

Hoàng tử cũng thuộc loại người vũ dũng phi thường, chỉ thấy chàng một mình một ngựa, mặc áo trắng, cưỡi ngựa cũng trắng, lao đi như một trận cuồng phong cuốn theo mây trắng, hướng đến chỗ đám người ở giữa một hàng rào dựng bằng tre gai, hàng rào ngả đổ rào rào. Vua Lạc Việt ngồi trên lưng ngựa chợt thấy người ngựa xung quanh bắt đầu tao loạn, binh tướng hoảng hốt, lại thấy một người một ngựa xông thẳng đến chỗ mình, bèn ra lệnh bọn binh tướng giương cung lắp tên, nhất tề nhắm về hoàng tử mà bắn. Hoàng tử có bảo kiếm bên mình, liền rút ra múa gạt, tên bắn đến quanh chàng đều rơi rụng cả, chẳng một chiếc nào đến gần được người chàng.

Lúc này công chúa cũng nâng giáo nhảy lên lưng ngựa, phóng ra phía trước, mũi giáo hướng thẳng đến xương ức giữa ngực hoàng tử mà đâm. Hoàng tử vội vàng che phía đông, lánh phía tây, liên tục dùng bảo kiếm đỡ mũi giáo, vừa chạy vừa nói: “Tại sao công chúa nổi giận thế này, tự nhiên xuất quân xâm phạm biên giới, lại còn muốn tự tay giết chết chồng mình?”

Công chúa trả lời: “Nhà ngươi hay lắm, phụ vương ta đã làm gì phật lòng ngươi? Ta đối xử với ngươi tệ bạc chăng? Dám cả gan ăn trộm nỏ thần quốc bảo, cái thứ mi vô tình vô nghĩa thiếu nhân tâm, không giết đi thì còn mặt nào đứng trước phụ vương? Không giết mi làm sao hóa giải được nỗi hận trong tim trong óc ta?

Hoàng tử nghe thấu chuỗi hờn oán, bỗng ngẩn người ra, chẳng hiểu sự tình thế nào, công chúa lợi dụng lúc hoàng tử hoang mang, lập tức đâm mũi giáo về phía trước. Hoàng tử đang giữ bảo kiếm “Hòa tập Bách Việt” bên mình, nó có thể tự động phòng tránh bất trắc, chỉ nghe “giết này” một tiếng, không những bảo kiếm chặn được ngọn giáo bạc của công chúa, mà còn làm gãy đầu nhọn.

Sau đó hoàng tử nhảy xuống ngựa, quỳ trước mặt công chúa, hai tay dâng lên thanh bảo kiếm “Hòa tập Bách Việt”, rồi khóc mà nói: “Tưởng ta và nàng ân nghĩa vợ chồng, chẳng có chuyện gì xảy ra. Vì phụ thân mắc trọng bệnh nên phải từ biệt mà về nhà, vốn nghĩ khi cha già khỏe mạnh rồi sẽ lại cùng công chúa đoàn tụ. Ai ngờ phụ vương đã hết tuổi trời, đã quy tiên rồi. Nay cả nước đang cử tang lễ, bỗng nghe tin nước nàng hưng binh tràn vào biên giới; để cứu chúng dân, ta liền không sợ chết, đến trước trận tiền. Nàng muốn giết ta thì dễ lắm, chỉ sợ nàng mắc mưu kẻ xấu. Nói ta ăn trộm nỏ thần quốc bảo ư, làm gì có điều này? Giờ đây để biểu thị tâm địa ta thuần chính, xin hiến bảo kiếm; muốn giết thì cứ giết, muốn chặt đầu xin cứ chặt!” Hoàng tử nói xong, hai tay vẫn giữ bảo kiếm đưa lên cao.

Công chúa nhận bảo kiếm rồi, đang do dự không biết phải xử trí như thế nào, vua Lạc Việt ở phía sau liền nổi trận lôi đình và ra lệnh: “Mọi người nghe đây, khi ta hô đếm một, hai, ba, công chúa vẫn chưa giết thằng cẩu tử này, chứng tỏ nó bị con chó mê hoặc, chúng bây hãy bắn vạn phát tên, giết chết cả hai, nếu đếm đến hai, công chúa đã giết con chó này, tất cả sẽ thu cung tên lại, không được nhầm lẫn”.

Lệnh đã ban ra, quân lính cùng nhau lần lượt bao vây hoàng tử và công chúa, họ giương nỏ nạp tên, chuẩn bị sẵn sàng.

Hoàng tử nói: “Công chúa, cầu xin nàng giết ta đi! Đừng vì ta mà gặp nạn…”

Công chúa suy đi nghĩ lại, chợt ngộ ra rằng hoàng tử đánh cắp thần cung nhất định do con yêu quái biến thành, không có cách nào biện giải được với phụ vương, bèn khóc toáng lên.

Lúc này đã nghe phụ vương bắt đầu đếm: “một, hai…”

Chưa đếm đến ba, hoàng tử lo sợ công chúa và mình cùng bị loạn tiễn bắn chết, chàng liền chụp lấy bảo kiếm đưa lên cổ mình cắt một nhát, một dòng máu tươi vọt ra.

Công chúa nhảy vội xuống ngựa, ôm chặt thi thể hoàng tử trong lòng mình, rồi gục xuống thân người chàng mà khóc không ngừng.

Vua Lạc Việt đột nhiên la lên “ôi chao” một tiếng, lấy tay đè lên ngực, rồi ngã xuống. Các tướng cấp bách bước lại giúp đỡ, thì thấy sau lưng vua bị cắm một mũi tên, xuyên ra tận trước ngực. Mọi người quay đầu cùng nhìn, thì ra là con rùa thành tinh, tay cầm thần cung, dương dương đắc ý ở phía sau đỉnh núi gầm thét cười vang.

“Nỏ thần đã đến tay ta rồi!”

Nói xong, nó nhảy một phát, liền biến thành một con quạ khoang, bay đến bên công chúa, xà xuống đất lúc lắc cái đầu, hiện lên nguyên hình yêu quái: đầu rắn, đuôi thỏ, thân lùn tịt trên lưng lại đeo cái mai hình đấu đong gạo trông tựa như giáp trụ…

Con yêu tinh nói: “Công chúa, nàng và ta có duyên phận, chúng ta kết hôn nhé!” Nói xong, liền muốn đến vồ quặp công chúa.

Công chúa đột nhiên quay đầu tát cho nó một phát, con yêu tinh bị đánh nổi đom đóm, hoa mắt, đứng không vững, bèn quay đầu, vọt nhảy lên dốc cao và nói:

“Công chúa nghe đây, khi biến thành hoàng tử đến cung điện của nàng, ta vẫn chưa lấy lại được móng vuốt, nên không dám đến gần nàng. Giờ đây móng đã về lại với chủ cũ, ta lại trở nên mạnh mẽ, cộng với nỏ thần trên tay, ta có thể lấy mạng nàng bất cứ khi nào, ta yêu cầu nàng lập tức đáp ứng trở thành vợ ta, nếu không nỏ thần này sẽ hướng đến nàng mà bắn, đời nàng sẽ chấm dứt ngay lúc này.”

Công chúa nổi điên nhìn y một cái, không thèm trả lời.

Con yêu tinh đột nhiên lăn quay trên mặt đất, xong biến thành hình dạng hoàng tử và tiến lên phía trước, trơ tráo cả cười nói: “Công chúa, nếu quả nàng yêu mến bề ngoài hoàng tử như thế này, ta sẽ vĩnh viễn biến thành hoàng tử, chúng ta làm phu thê nhé!”

Công chúa đột nhiên nhớ đến bảo kiếm “Hòa tập Bách Việt” của hoàng tử có thể chống được thần cung, nàng liền dũng cảm rút bảo kiếm ra. Con yêu tinh tức khắc cảm thấy một làn hơi lạnh vù vù hướng đến uy hiếp, nó vội vàng quay đầu lại, xoay tròn trên mặt đất, lại biến thành một con quạ khoang bay lên đỉnh dốc.

Tại đó nó quát tháo công chúa: “Nếu như nàng không đáp ứng, ta sẽ bắn tên đây!”

Công chúa phi người lên ngựa, múa kiếm báu, tiến đến con yêu tinh, yêu tinh liền giương nỏ lắp tên nhằm công chúa mà bắn. Mũi tên kia bay đến bên công chúa, nàng liền dùng bảo kiếm chắn đỡ làm nó rơi xuống đất, liền ba phát đều diễn ra như thế. Lúc này công chúa đã ruổi ngựa đến trước mặt con yêu tinh, nó biết không thể chống lại được, bèn bỏ chạy ra phía bờ biển.

Yêu tinh chạy đến bờ biển, liền quay đầu nói với công chúa đang truy đuổi: “Công chúa giỏi lắm, cảm ơn nàng đã tiễn ta ra bờ biển, cuối cùng vẫn còn một câu này với nàng, nếu nàng không lấy ta, ta lại khiến cho nước biển dâng tràn ngập hết đất nước của nàng, nàng và toàn bộ người dân sẽ làm mồi cho tôm cá, đến lúc đó nàng mới biết sự lợi hại của ta!”

Yêu tinh nói xong, bèn nhảy xuống biển. Công chúa sợ không đuổi kịp, vội vàng từ đất liền phóng bảo kiếm về phía yêu tinh. Chỉ nghe một tiếng “giết này” đầu con yêu tinh liền bị bảo kiếm chém đứt. Công chúa làm gì cũng cẩn thận, sợ yêu tinh lại hoàn hồn, tác oai tác quái, nên băm nát xác nó ra, rải khắp những vùng đồi núi hoang dã, khiến nó mãi mãi không thể tái hợp được.

Nàng nhìn ngắm thanh bảo kiếm rồi buồn thảm òa khóc. Những giọt nước mắt rơi xuống biển, đám trai sò đón lấy, tạo thành châu ngọc, dòng máu tươi trẻ của hoàng tử tan vào đất đai Lạc Việt, hóa thành một dòng suối trong vắt. Ngày nay, những người ở bên bờ biển nếu đánh bắt trai sò mà gặp trân châu, nhất định sẽ đem đến dòng suối do khí huyết hoàng tử tạo nên để làm sạch. Tương truyền, dùng nước ấy mà rửa trân châu, sẽ làm trân châu càng trở nên ngời sáng và thanh khiết vô cùng.


 

神弓宝剑

本文口述者:农老爹,壮族,农民,广西,龙州县金龙公社楼板烟屯人。

搜集整理者:蓝鸿恩。

中国民间文艺出版社 – 北京 1985.

——————————–

从前,南越王赵佗得到汉皇帝送他的一把宝剑。这剑身上有宝石镶嵌成的“和揖百越”四个字。一到夜晚这剑就闪闪发光,确实是个宝物。南越王把这宝剑转送给西瓯国,西瓯国又派他的王子把宝剑送到骆越国去。各国用它表示友情,愿意永世和好。

西瓯国王子佩着宝剑,走到骆越国来。那天,他走到骆越国的京城边,就听见墙内传来一阵欢笑声和喝彩声,心想里边一定有什么热闹,于是就爬到墙头上来观看。

原来是骆越王的公主正在那里射箭,因为箭无虚发,故博得一片叫好声。

前些年,这骆越国碰到一只水妖作怪,海潮无缘无故地涌上岸,淹没无数庄稼房屋,吞没无数家禽牛羊,闹得这里的老百姓颠沛流离无家可归。

骆越王没法,只好请巫师来念咒作法。这水妖竟然跃出水面来说,除非骆越王把公主嫁给他,否还要兴兵前来灭国。骆越王无奈,便答应下来,但一定要水妖亲自到宫廷来求亲。谁知那妖怪来到宫廷,大家一看,竟是一只乌龟变成的妖精。只见他长着蛇的头,兔的尾,矮墩墩的还背着一副像斗篷似的甲胄。公主一看恨得咬牙切齿,气愤不过,抽出佩刀,冷不防对准那乌龟精的脖颈砍去。只听“咔嚓”一声,乌龟精倒在地上死了。

那乌龟精的神通全靠他那爪子,如果爪子还在,即使死了仍可复为人形,活转过来。所以公主就把乌龟精四个脚砍下来,割下爪子,用来做弓弩的扳机。自那以后,公主箭法大有进步,箭蔚无虚发,说要射中你的咽喉,不会偏到你的下巴上去。从此公主便威名远扬,人人都知道公主有把神弓。这天,她又来院墙内的校场练箭,举起弓弩,拉开弦,把手一放,只见那箭直向树枝条射去,真是不偏不倚,正中那挂着一串槟榔的枝条,槟榔串应声掉地。这时从墙头上传来叫好声、鼓掌声。

公主转过头来一看,见墙头上坐着一个人偷看她射箭。这一下可激恼了公主。难道这人吃了虏虎胆不成?便搭箭弦,手一松,那箭就直向王子的胸口射来。说时迟那时快,只见王子抽出宝剑,等到那支羽箭射到面前,王子用剑轻轻一拨,那箭就像散了骨架的鸟一样,掉下地来。

公主一连射了三箭,王子一连拨掉三次,三支箭都落到地上。

公主觉得这人不凡,便走上前来问王子是哪里人,来京城要干什么。王子说自己是西瓯国的王子,是来面见骆越王,要和骆越国结为友好国邦,要求公主带他去见骆越王。

公主犹豫了一下,心想,佩着宝剑去见父王,如果他要行刺可不得了!便对王子提出两个办法法,任由他选择其中一个。一个是不能佩剑进宫,宝剑由她照管;一个是如果一定要佩剑,必须用绳捆:捆绑去面见父王。

这王子同意第二个办法,就这样被公主绳索捆绑以后带去见骆越国王。王子见到骆越王后,立即呈上“和揖百越”宝剑,并代表自己的父王向国王表示要永世和好。

骆越王十分高兴。见到这王子长得英俊,举止文雅,言语不俗,有意招他为驸马。他便问公主意下如何?其实公主对王子早已有爱慕之心,一听父王问话,反而不好意思地红起脸来,便说:“由父王做主!”

在骆越王的主持下,王子和公主很快便结婚了,两人恩爱非常,如同那田边的白头翁和黑黑墨草碰在一起,叶子就胶粘起来一样。

不久,王子接到西瓯国王病危的消息,便来辞别骆越王和公主。公主怕路上不安全,便把“和揖百越”宝剑给王子佩上。公主送出十里,两人还依依不舍。

自从王子回国之后,公主顿觉宫室里冷冷清清,心中常常感到郁闷,武也懒得练了,箭也懒得射了。她每天都仿佛看见王子在庭院里走来走去,可总不见他推门进来。当她推开窗门一看,只见是一只乌鸦“呀”的一声飞走了。

有一天早上,公主刚走出庭院,突然见一个人跳过墙来,仔细一看,原来正是她日夜想念念自的王子。公主喜欢非常,也没有仔细问他从哪里来,便带进房里来。这王子一走进屋里,就立即向挂着的神弓走去,瞧瞧摸摸。公主感到奇怪,便说:“才离别几天,就不认识了?”那王子说:“怎么这上边都布满了灰尘啦?”公主说:“自从你回国之后,我孤单一人,哪还有闲心练弓呀!”

那王子一下就从墙上取下神弓。公主觉得这举动有些不正常,正要上前阻拦,只见那王子说:“公主威名全靠这把神弓,我爱神弓,也就是爱公主了。”说着,举起神弓,向窗外射去,只见那箭离开弓弦,便斜斜抖抖地向前飞去,没飞多远就掉落地下。

公主说:“这神弓全靠乌龟精的爪子做扳机才有神力,没有这扳机,箭就射不准了,难道你和我做了那么久的夫妻,倒把这忘了。”

那王子说:“不是我忘了,是公主忘了给我乌龟爪的扳机,请公主拿出来给我看看,让我也好练一下臂力。”

公主信以为真,就从怀里拿出乌龟精的爪子做的扳机来,刚一交到那王子手上,便发觉这王子没将宝剑带回来,便问:“王子,你的宝剑怎么不佩带回来?”

那王子突然然慌张起来,说:“是我怀念公主,私自离开父王出来的,我这就回去取剑再来。”

那王子说完,手执神弓和乌龟精爪子做的扳机,向地下一滚,竟然变成一只乌鸦,“呀”、“呀”地叫了两声飞走了。

这消息传到了骆越王那里,他就召集大臣们来商议。都说这是西瓯国王的阴谋,骗走了神弓,下一步一定是来侵骆越国了。为了取得主动,一定要先兴兵攻打西瓯。

正在这时西瓯国王刚死,举国哀悼,王子正披麻戴孝,安葬父王。忽然传信来,说骆越王亲自提兵犯境,感到奇怪。他心想一定是发生了什么误会,单人独骑前去问个清楚明白。他也没改装,凭身佩着“和揖百越”宝剑飞身上马,就如一阵风送着一朵白云一样,向边关飞去。

王子跑到边关一看,不得了,骆越王的兵马满山遍野,黑压压像傍晚雨天的乌云。只见他们涉过的河水留下满江泡沫,到处有死鱼浮起,犹如沙滩上的鹅卵石;这些兵马踏过山石,山石崩塌;走过草坡,骨草寸断,碎成尘埃;走过大路,大路尘土飞扬…

王子一个人如何挡得住这干军万马!只好向黄伞张盖的方向冲去,因为那地方一定是骆越王或者公主驻扎的地方。

这王子也是勇武非常,只见他一人一马,身上穿白,坐骑也是白的,就像一阵风送着一朵白云,向人群组成的篱笆那边冲去,只见人篱纷纷倒下。骆越王坐在马上忽见自己的人马骚乱起来,闪过人群,只见一人一骑向着自己方向冲来,便命令众兵将引弓搭箭,齐向王子方向射来。王子有宝剑在身,只见他挥舞着宝剑,那些射来的箭在他周围纷纷落下,一支也不能近身。

这时公主也提枪上马,冲向前去,枪尖直向王子的心窝刺来。王子急忙东躲西闪,接连用宝剑架开枪尖,赶忙说:“公主为何这么恼怒,竟然出兵侵犯边界,还要亲手杀死自己的丈夫!”

公主说:“你做的好事,我的父王有什么对不起你的?我有什么对不起你的?竟敢偷我们的国宝神弓,还准备兴兵灭国,你这样无情无义的负心人,不杀你何以面见我的父王?不杀你何以解我心头之恨?”

王子听了这番话,愣了一阵,不知是怎么回事,公主以为王子心虚了,便一枪刺来。王子身上那把“和揖百越”宝剑,可以自动防身,只听“咔嚓”一声,不但把公主的银枪挡住,而且把枪头也削断了。

这时王子翻身下下马,跪在公主面前,双手献上“和揖百越”宝剑,哭丧着脸说:“想我和公主恩爱夫妻,从没有什么过意不去。只因父王重病才辞别回家,本想父王好了就回去和公主团聚。谁知父王天年已尽,归天上去了。如今全国举哀,却见你国兴兵前来犯境;为了拯救生民,才顾不得死活,前来冲阵。你要杀我非常容易,只恐你误上坏人的当。说什么偷盗你的国宝神弓,这是哪有的?现在为了表明我的心地纯正,愿献上宝剑;要杀就杀,要剁就剁!”说完,双手把宝剑捧上。

公主接了宝剑,正在犹豫不决的的时候,骆越王却在后边大发雷霆,下着命令:“大家听着,如果我喊一、二、三,公主还不把狗才杀了,说明她被那狗才迷住了,你们就给我万箭齐发,把他们两人一起杀死;如果喊到二,公主杀了那狗才,你们大家都给我收起弓箭来,不得有误!”

一声令下,众兵将个个把公主和王子包围起来,张弓搭箭,对准了他们。

王子说:“公主,就请你杀死我吧!免得你也遭难……”

公主想着想着,也醒悟到那个偷骗宝弓的王子一定是精怪变的,无奈父王不容辩解,便哭泣起来。

这时,听到骆越王喊起“一、二……”

没有喊到三,王子担心公主和自己一起被乱箭射死,便拉过宝剑向自己脖颈一抹,进出一道鲜血,就倒地死了。

公主跳下马来,把王子尸体紧紧抱住,伏在王子的身上痛哭不止。

骆越王这时突然“哎哟”一声,用手护着胸,倒下去了。众将忙过来扶着,只见背后插过一支箭,穿透了前胸。众人回过头来一看,原来是那乌龟精,手执神弓,扬扬得意地在后面山头狞笑。

“神弓到我手里来了!”

说着,只见他一跳,便变成一只乌鸦,朝公主这边来,落在地上翻了一个筋斗,现了原形:蛇的头,兔子尾,矮墩墩的,披着像斗篷一样的甲胄……

乌龟精说:“公主,还是你和我有缘分,我们结婚吧!”说完,就要上前来攫住公主。

公主突然回头给他一巴掌,把乌龟精打得两眼昏花,乌龟精站立不住,翻了一个筋斗,跳到高坡说:

“公主听着,当我变成王子到你的宫院时,还没得到我的爪子,所以不敢接近你。如今爪子已归还原主,我已成为金刚之身,加上神弓在手,我可以随时要你的命,我限你立刻答应做我的妻子,否则这神弓向你一射,你也就活到现在为止了。”

公主怒目而视,没有讲话。

那乌龟精突然在地上一滚,竟变成王子的模样走上前来,嬉皮笑脸地说:“公主,如果你爱王子这个模样,我就永远变成这样,我们做夫妻吧!”

公主突然记起王王子那“和揖百越”宝剑是可以挡住神弓的宝物,便猛地抽出宝剑。乌龟精顿时感觉有一股冷飕飕的寒气向他逼来,赶紧缩起头来,在地上打个滚,又变成一只乌鸦飞上高坡。

乌龟精在高坡上对公主喊着:“你如果不答应,我要放箭了!”

公主飞身上马,挥着宝剑,朝乌龟精冲来,乌龟精便拿起神弓搭起箭向公主射去。谁知那箭射到公主身边,便给宝剑挡住落到地上了,一连三箭都是如此。这时公主已跑到乌龟精面前,乌龟精知道抵挡不住了,便向海边逃去。

当乌龟精跑到海边,便回头对着追赶他的公主说:“好公主,谢谢你送我到海边来,最后还是提那句话,如果你不嫁给我,我就让这海水向你的国家倒灌过来,把你和你国家的人民,全部拿来喂鱼喂虾,到那时你方知道我的厉害!”

乌龟精说完,就要跳下海去。公主怕来不及近他身边,急匆匆地把宝剑向乌龟精掷过去。只听“咔嚓”一声,乌龟精的头被宝剑砍下来。公主一小做二不休,生怕这乌龟精还了魂再出来作怪,把他剁成碎泥,撒到荒坡上,叫他永世再也不能凑合起来。

公主对着那“和揖百越”宝剑哀哀哭泣。她的泪珠流到海里,被蚌含去,就成为珍珠了,而王子洒在骆越国土地上的鲜血,也化为一股清泉。到现在,海边的人如果剖开蚌得到珍珠,一定要拿到由王子血水变成的清泉里去洗。据说用这汪泉水洗过的珍珠,比其他的珍珠更洁净,更晶莹。


Saigon 8.2017 – 张泰游

 

 

吃了吗 – Ăn cơm chưa

Leave a comment

Thiên Chúa giáo, Hồi giáo, Do thái giáo: Thánh Kinh mô tả vườn Eden bờ xôi ruộng mật, thiên đường viên mãn. Đây phải chăng chính là mơ ước của con người trước cuộc sống nhọc nhằn khổ cực, y như viễn cảnh Jehovah đã rủa Adam trong Cựu Ước: “Trọn đời ngươi phải chịu khó nhọc mới có vật đất sanh ra mà ăn. Ngươi sẽ làm đổ mồ hôi trán mới có mà ăn.” Đó cũng là lý do người phương Tây mộ đạo luôn cảm ơn Chúa trước bàn ăn.

Hindu giáo, Phật giáo: Kinh Veda tả Niết bàn là tịch tĩnh, thỏa mãn, giải thoát. Theo Will Durant, nói cho cùng khởi đầu của nó cũng chính là giải thoát khỏi tự nhiên khắc nghiệt của tiểu lục địa Ấn Độ.

Đạo giáo, Nho giáo: Đi tìm bất tử, chân nhân phiêu du tang bồng nơi sơn cùng thủy tận. Thiên đường của người Á Đông cũng đủ đầy nhưng đặt biệt nổi bật là cây đào tiên trường sinh. Người ta chỉ đi tìm bất tử khi đã thỏa mãn cái ăn, cái mặc và có một đời sống tinh thần phong phú. Trên căn bản thổ nhưỡng và khí hậu, Á Đông cổ đại là nơi được thiên nhiên ưu đãi đặc biệt. Do đó tận gốc rễ của mình, tín ngưỡng Á Đông hoàn toàn khác biệt với tín ngưỡng Lưỡng Hà và Ấn Độ.

… cho đến khi trong Hán ngữ xuất hiện lời chào liên quan đến cái ăn: “吃了吗 – Ăn cơm chưa”. Nó cũng rất phổ biến ở Việt Nam cận đại cũng như Hàn quốc – “밥(을) 먹었어요?”.

moca1

Theo một số nghiên cứu, lời chào này ra đời muộn nhất là từ thời Minh và đã được người Bồ Đào Nha ghi chép vào sách vở khi đến giao thương và truyền đạo ở khu vực Phúc Kiến, Quảng Đông. Đây chắc chắn là hậu quả của nạn nhân mãn nếu căn cứ vào biểu đồ phát triển dân số Trung Quốc: 1000 năm từ Hán đến cuối thời Đường nhân khẩu khá ổn định ở mức 60 đến 80 triệu. Sau đó là các bước nhảy lên 110 triệu của Tống và Minh. Đầu nhà Thanh nó đã vọt đến 140 triệu. Trong khi đó khoa học và kỹ thuật hầu như dẫm chân tại chỗ, đất đai hẳn không còn màu mỡ như từng được tả thực ở thời Chu cách đó hơn 2000 năm trong Kinh Thi.

Người châu Âu thoát khỏi dã man nhờ Thiên Chúa giáo, một nhánh tôn giáo Babylon. Thời phục hưng họ vồ vập khoa học Hy Lạp từ sử thư Lưỡng Hà, coi đó là phát tích của mình cũng như văn minh toàn nhân loại. Đến khi nô dịch được Ấn Độ lại cho rằng Ấn Độ mới nhất quả đất. Họ lờ đi thực tế, đối thủ nặng ký trực tiếp bên cạnh họ lúc ấy là đế chế Ottoman sừng sững trên nền móng Lưỡng Hà. Chủng Aryan có nguồn gốc Lưỡng Hà đã thắp sáng Ấn Độ từ màu da đến các tiền đề của văn minh. Đấy là chưa nói đến Á Đông, đi muộn hơn Lưỡng Hà 1000 năm nếu tính từ thời điểm thuần hóa cây trồng và vật nuôi đầu tiên nhưng rực rỡ không kém. Đặc biệt nó hoàn toàn độc lập từ bình minh lịch sử của mình và có những thành tựu vẫn được lưu giữ trong sách vở cho đến ngày nay: thiên văn, toán học, chiêm tinh, tín ngưỡng, triết học, nông nghiệp, thương mãi, thi ca, văn chương…

Lịch sử nhân loại đã và đang được viết bởi người phương Tây là thứ lịch sử đầy dẫy sai lầm. Nó vừa tuyệt đối vô ơn với Lưỡng Hà, ngộ nhận có chủ ý với Ấn Độ và ngấm ngầm phủ nhận Á Đông.

Older Entries